Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2021

Tổng hợp 20+ món ăn đặc sản từng vùng miền hấp dẫn ăn là mê

Các món ăn đặc sản từng vùng miền của Việt Nam mang một nét đặc trưng riêng không lẫn nơi đâu được. Việt Nam ngoài nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp; và phong phú thì còn là một đất nước có nền văn hóa ẩm thực lâu đời và đậm đà bản sắc dân tộc.

Đối với người Việt Nam, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần. Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người; trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống,…

Mục lục

CÁC MÓN ĂN ĐẶC SẢN CỦA TỪNG VÙNG MIỀN
1. Lợn cắp nách Lai Châu
2. Thịt chua Thanh Sơn Phú Thọ
3. Xôi chim Mường Thanh – Điện Biên
4. Thịt trâu gác bếp Hà Giang
5. Món nướng Sapa – Lào Cai
6. Chè kho Nam Định
7. Bánh mỳ cay Hải Phòng
8. Phở Hà Nội
9. Cu đơ Hà Tĩnh
10. Thịt dê Ninh Bình
11. Cháo lươn xứ Nghệ
12. Nem chua Thanh Hóa
13. Cơm âm phủ Huế
14. Mỳ quảng Đà Nẵng
15. Don Quảng Ngãi
16. Bún Sứa Nha Trang (Khánh Hòa)
17. Bánh tráng nướng Đà Lạt (Lâm Đồng)
18. Cơm tấm Sài Gòn
19. Gà quay xôi phồng Bình Dương
20. Bánh pía Sóc Trăng (Bò nướng xẻng)
21. Bánh khọt Vũng Tàu

CÁC MÓN ĂN VẶT VÙNG MIỀN
1. Miền Bắc
2. Miền Trung
3. Miền Nam

CÁC MÓN ĂN ĐẶC SẢN CỦA TỪNG VÙNG MIỀN

1. Lợn cắp nách Lai Châu

Lợn cắp nách hay còn gọi là lợn lửng, món ăn đặc sản chỉ có ở Lai Châu mà bạn nên thử qua một lần. Nghe cái tên đã thấy thú vị rồi, hẳn là một món ăn rất đặc biệt ở vùng cao. Cái tên “lợn cắp nách” ra đời bởi vì khối lượng của nó rất nhỏ bé; có thể xách trên tay, cho vào gùi hoặc thậm chí là kẹp vào nách đi cho tiện.

Lợn cắp nách Lai Châu
Các món ăn đặc sản của từng vùng miền, món lợn cắp nách thơm ngon

Lợn cắp nách được nghe danh “ngon từ thịt, ngọt từ xương” nên dù chế biến món gì cũng rất hấp dẫn. Các món hấp, nướng, hun khói, xào hay luộc vẫn không làm khó được món ăn này. Thịt lợn cắp nách vừa thơm, chắc mà hoàn toàn không ngán, dù gắp phải miếng mỡ đi chăng nữa. Các món ăn đặc sản của từng vùng miền khi đến với Lai Châu, chắc chắn phải nhâm nhi thử món này một lần; do chính những đầu bếp địa phương nơi đây làm, sẽ rất tuyệt đấy!

2. Thịt chua Thanh Sơn Phú Thọ

Các món ăn đặc sản vùng miền thứ 2 được giới thiệu đó là thịt chua. Thịt chua vốn là một món ăn bình dị của người Mường sống ở Thanh Sơn (Phú Thọ). Món này được chế biến từ hai thành phần chủ yếu là thịt lợn và thính rang xay mịn. Tuy nhiên với những nguyên liệu; các loại gia vị đặc thù và cách thức chế biến riêng mà Thịt chua Thanh Sơn có một hương vị độc đáo khó chối từ.

Thịt chua Thanh Sơn Phú ThọThịt Chua Thanh Sơn – Đặc sản đất tổ

Theo lời kể của những người cao tuổi ở đây, nguồn gốc ra đời của món Thịt chua là do nhu cầu giữ thịt được lâu để dùng dần mỗi khi mổ lợn, bởi vậy người Mường nghĩ ra cách muối chua thịt trong ống tre, ống nứa làm “của để dành”.
Dần dà cho tới ngày nay, món thịt chua Phú Thọ không còn là món riêng của người Mường nữa, nó đã trở thành niềm tự hào của người Mường nói riêng và người Phú Thọ nói chung.

3. Xôi chim Mường Thanh – Điện Biên

Các món ăn đặc sản của từng vùng miền đến với Điện Biên vào dịp tết; bạn sẽ được thưởng thức món xôi chim nổi trứ danh vùng đất này. Không chỉ được bày biện trong dịp tết, những ngày thưởng khi đãi khách người dân cũng dọn món này để thể hiện sự trân quý đối với khách khi đến nhà.


Xôi chim Điện Biên


Món ăn có độ béo ngọt nhờ được chế biến từ những con chim non mới ra ràng, nên thịt chim ngọt hơn, đậm đà hơn khi ăn. Gạo được chọn để nấu xôi là loại gạo nếp nương; có hương thơm đặc biệt do được trồng trên cái nương rẫy. Các món ăn đặc sản của từng vùng miền khi đến với Điện Biên đừng quên thưởng thức món này nhé!

4. Thịt trâu gác bếp Hà Giang

Đặc trưng là một món ăn khô, đây chính là món mồi ngon mà người dân Hà Giang thường hay chế biến để nhâm nhi với chút rượu. Vị cay cay của ớt trộn với vị cay nóng của gừng và thơm thơm của mắc khén tạo nên hương vị đặc trưng của thịt trâu khô.

Thịt trâu gác bếp Hà Giang
Món mồi ngon của vùng đất Hà Giang

5. Món nướng Sapa – Lào Cai

Đến với các món ăn đặc sản của từng vùng miền ở Sapa; bạn sẽ được nếm thử vô vàn những món nướng nóng hổi thơm ngon trong cái tiết trời se lạnh của vùng đất Sapa – Lào Cai. Cùng điểm qua một số món nướng dưới đây.

Món nướng Sapa – Lào Cai
Doanh mục đồ nướng đã đến rồi!

Có tới hàng trăm món nướng mà trong vòng một tuần ở đây cũng chưa thưởng thức hết được. Ngồi bên bếp than nhâm nhi từng món chim nướng, gà nướng; bánh dày nướng, đậu phụ nhự nướng, trứng gà, vịt nướng, lòng mề lợn nướng,…cùng nhiều loại khoai, ngô, sắn nướng thơm ngon. Du lịch này làm một chuyến lên Sapa; vừa tránh cái nóng mùa hè vừa được thưởng thức các món ăn đặc sản của từng vùng miền Sapa – Lào Cai

6. Chè kho Nam Định

Chè kho Nam Định là món ăn dân dã nhưng lại rất cầu kì, công phu trong khâu chế biến. Không giống chè bình thường được múc ra ly; chè kho Nam Định được bày biện trong dĩa rất đặc biệt, làm từ đậu xanh, nấu ngọt ở dạng khô chứ không nhiều nước như đa số chè khác.

Chè kho Nam Định
Các món ăn đặc sản của từng vùng miền, món chè kho ngon ngọt

7. Bánh mỳ cay Hải Phòng

Khi nhắc đến đặc sản Hải Phòng, đa phần mọi người sẽ nghĩ ngay đến bánh đa cua, nem cua bể hay bánh đúc tàu… Nhưng nói đến các món ăn đặc sản của từng vùng miền làm quà mang về thì chắc chắn bánh mỳ cay Hải Phòng là món ngon hàng đầu trong danh sách gợi ý.

Bánh mỳ cay Hải Phòng
Bánh mỳ cay Hải Phòng là món rất đỗi quen thuộc đối với người dân nơi đây

Các món ăn đặc sản của từng vùng miền bánh mỳ cay Hải Phòng chỉ có nhân pate bên trong; một ít rau thơm, chang lên một muỗng “chí chương” – hay còn gọi là tương ớt. Chắc có lẽ vì sự đơn giản trong nguyên liệu đã tạo nên sự đặc biệt cho loại bánh mỳ này

8. Phở Hà Nội

Phở là một trong các món ăn đặc sản của từng vùng miền; món ăn lâu đời này vẫn được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ người Hà Nội. Phở trở thành thứ đặc sản không chỉ của thủ đô mà là thương hiệu ẩm thực vang danh đất Việt.

Phở Hà Nội
Phở – món ăn mang thương hiệu đất Việt

9. Cu đơ Hà Tĩnh

Đã đến với Hà Tĩnh thì không thể không ăn thử một miếng kẹo cu đơ; cái vị ngọt thơm của mật mía, cay cay của gừng tươi, cái giòn tan của lạc và bánh tráng vừng

Cu đơ Hà Tĩnh
Các món ăn đặc sản của từng vùng miền, kẹo cu đơ Hà Tĩnh

Người Hà Tĩnh coi cu đơ như linh hồn của quê hương, thường chọn làm quà biếu khách quý; hay mang theo mỗi khi đi xa. Kẹo cu đơ được chế biến từ những nguyên liệu bình dị….nhưng lại tạo ra hương vị mà ai từng thưởng thức thì không thể nào quên. Cu đơ Hà Tĩnh đắm say lòng người cũng vì lẽ đó.

10. Thịt dê Ninh Bình

Ninh Bình không chỉ có Tràng An hay Tam Cốc; các món ăn đặc sản của từng vùng miền khi đến với Ninh Bình còn có món dê núi đặc sản. Vị ngon đặc trưng của dê Ninh Bình là do cách chăn nuôi nơi đây. Người dân không nhốt dê trong chuồng trại như ở các vùng khác mà thả tự do trên núi. Con vật leo trèo trên vùng địa hình hiểm trở nên thịt săn chắc và ít mỡ.

Thịt dê Ninh Bình
Các món ăn đặc sản của từng vùng miền, dê núi đặc sản Ninh Bình

Có rất nhiều món được chế biến từ thịt dê rất hấp dẫn như: dê áp chảo; dê nướng, dê quay, dê hấp, tiết canh dê,… Món tái dê có thịt ngọt và giòn, ăn với các loại rau thơm như lá đinh lăng, lá mơ, lá sung… vị bùi bùi ngấm vào tận tâm can của người thưởng thức.

11. Cháo lươn xứ Nghệ

Cháo lươn là một trong các món ăn đặc sản của từng vùng miền đất Nghệ An được người dân trong khắp cả nước yêu thích. Thật khó lòng để bạn cưỡng lại bát cháo có vị thơm; cay nồng đặc trưng cùng thịt lươn vàng ươm ngấm gia vị đậm đà.

Cháo lươn xứ Nghệ
Cháo lươn xứ Nghệ

12. Nem chua Thanh Hóa

Nem chua là món ăn vặt khoái khẩu cũng như món quà nổi tiếng khi đến Thanh Hóa đều được người người mua về làm quà. Nem chua Thanh Hóa nằm trong danh sách các món ăn đặc sản của từng vùng miền là đặc sản nổi tiếng bởi vị chua thanh, giòn, ngọt, cay đậm đà không thể nào quên được

Nem chua Thanh Hóa
Đặc sản xứ Thanh – Nem chua Thanh Hóa​

Độ giòn của bì lợn, vị chua của thịt phảng phất chút cay từ tiêu; tỏi và vị nồng nồng của lá đinh lăng khiến nhiều thực khách “phải lòng” món nem chua xứ Thanh.​

13. Cơm âm phủ Huế

Đây là món cơm quen thuộc của những người dân Huế; sở dĩ có cái tên “cơm âm phủ” là vì món cơm này chỉ mở quán bán vào đêm khuya cho những người công nhân hay những người đi xem biểu diễn về khuya

Cơm âm phủ Huế
Các món ăn đặc sản của từng vùng miền, cơm âm phủ huế

Thành phần đĩa cơm bao gồm một đĩa cơm trắng được bày xung quanh là trứng; thịt, rau củ, tôm cháy, nem chua, chả lụa…các món ăn đặc sản của từng vùng miền tạo nên một tổng thể hài hòa về màu sắc và hương vị. Bên cạnh đó, chén nước mắm tỏi ớt là phần không thể thiếu để món ăn thêm trọn vẹn.

14. Mỳ quảng Đà Nẵng

Các món ăn đặc sản cả từng vùng miền lặn lội đến mảnh đất Đà Thành thưởng thức tô mỳ quảng thơm ngon, chân chất. Bởi một tô mì luôn mang trên mình mùi vị của quê hương. Ai ăn cũng thấy nhớ về Đất Quảng thân yêu.

Mỳ quảng Đà Nẵng
Mỳ Quảng – món ăn đậm tình quê hương

Một tô mỳ quảng Đà Nẵng phải hội tụ đủ các nguyên liệu: bánh tráng; tôm, thịt, trứng,..hòa quyện cùng sợi mỳ trắng ngà, vừa mềm vừa dai; vị béo của nước hầm xương, hay còn gọi là nước lèo sẽ khiến du khách phải lưu luyến mãi hương vị thân thương này

15. Don Quảng Ngãi

Don vốn là một món ăn đặc sản thuộc vào loại “điển hình” của Quảng Ngãi. Don Quảng Ngãi rất được người dân tại đây yêu thích; bởi vị ngọt tự nhiên và đặc biệt đây là loại động vật chỉ có duy nhất tại xứ này.

Don Quảng Ngãi

Các món ăn đặc sản của từng vùng miền nếu có dịp ghé về với Quảng Ngãi; ngoài cá bống sông Trà, xu xoa hay bún chả cá Lý Sơn, du khách hãy tìm và thưởng thức món don; để cảm nhận hương vị mộc mạc mà lôi cuốn của món ăn này nhé.

16. Bún Sứa Nha Trang (Khánh Hòa)

Ai là tín đồ của món sứa thì chắc chắn không thể bỏ lỡ đặc sản bún sứa Nha Trang đến từ vùng đất của biển cả. Món bún làm từ những miếng sứa giòn kết hợp chả cá chan nước dùng ngọt thanh. Khi ăn, thực khách có thể gắp riêng sứa chấm với nước mắm ớt để cảm nhận rõ hơn độ tươi ngon.

Bún Sứa Nha Trang (Khánh Hòa)
Các món ăn đặc sản của từng vùng miền, bún sứa Nha Trang

Tô bún sứa còn bao gồm chả cá được làm từ các loại hải sản ngon nổi tiếng như cá thu, cá nhồng…Khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận những miếng sứa ngọt, giòn; và mát quyện lẫn vị đậm đà của chả cá thu, cá nhồng lẫn trong thứ nước dùng ngọt thanh.

17. Bánh tráng nướng Đà Lạt (Lâm Đồng)

Bánh tráng nướng là món ăn vặt thân thuộc với mỗi người dân Đà Lạt; hay du khách khi đi tới Đà Lạt khi trên mọi góc phố dễ dàng nhìn thấy những tiệm lớn nhỏ bánh tráng nướng. Bánh tráng nướng hay được gọi là “Pizza Việt Nam” là món ăn cực dân dã và cũng rất “thuần Việt”.

Bánh tráng nướng Đà Lạt (Lâm Đồng)

Bánh tráng nướng nhìn có vẻ rất dễ làm. Đầu tiên là đặt bánh tráng lên bếp, xoa thêm trứng (cút, gà) tán đều trên mặt bánh tráng. Rồi sau đó tùy theo nhu cầu của khách hàng mà cho thêm những nguyên khác khác lên trên. Xuýt xoa ngồi thưởng thức món bánh tráng nướng này quả thật tuyệt cú mèo

18. Cơm tấm Sài Gòn

Nhắc tới các món ăn đặc sản của từng vùng miền Sài Gòn hẳn bạn không thể nào không nghĩ ngay tới món cơm tấm. Món cơm này trước kia chỉ dành cho những gia đình khó khăn; tuy nhiên trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, cơm tấm đã dần trở nên quen thuộc và là một đặc sản của người sài gòn

Cơm tấm Sài Gòn
Cơm tấm Sài Gòn

Cơm tấm là món ăn bình dị nhưng nổi tiếng của đất Sài Gòn với nhiều nguyên liệu ăn kèm hấp dẫn như: Sườn, phá lấu, chả, nem… khiến thực khách khó có thể bỏ qua khi đến nơi này.

19. Gà quay xôi phồng Bình Dương

Gà quay xôi phồng là món ăn được nhiều người lựa chọn khi đến Bình Dương. Miếng xôi phồng lên tròn to, ruột rỗng; vàng đều thơm ngon khiến thực khách không thể rời mắt đã gây ấn tượng với bao nhiêu người.

Gà quay xôi phồng Bình Dương

20. Bánh pía Sóc Trăng (Bò nướng xẻng)

Bánh Pía là đặc sản nổi tiếng của Tỉnh Sóc Trăng bánh là sự kết hợp hoàn hảo của đậu xanh; sầu riêng và trứng muối tạo nên một hương vị đặc trưng mà không loại bánh nào có được

Bánh pía Sóc Trăng (Bò nướng xẻng)

21. Bánh khọt Vũng Tàu

Chiếc bánh có hình dáng như bánh căn của người miền Trung; được làm từ bột gạo, có nhiều loại nhân và chỉ đổ với nhân tôm, bề mặt màu trắng tinh; điểm xuyết lên đó là màu đỏ gạch của tôm, màu xanh của hành thái nhỏ.

Bánh khọt Vũng Tàu

CÁC MÓN ĂN VẶT VÙNG MIỀN

Không chỉ có các món ăn đặc sản của từng vùng miền mà các món ăn vặt vùng miền cũng khiến du khách phải xuýt xoa ăn một lần nhớ mãi.

1. Miền Bắc

Chè xoài Nguyễn Trường Tộ

Quán chè xoài Nguyễn Trường Tộ tọa lạc tại số 2, đoạn giao với Hàng Than. Món ăn có xuất xứ từ Hong Kong, nhưng khi đến Hà Nội; thì được bàn tay điêu luyện của những đầu bếp chế tiết bớt vị ngọt để phù hợp với khẩu vị của người Việt. Vị ngọt thanh của xoài kết hợp với vị béo của lớp kem trộn sữa khiến cho bất cứ ai cũng phải xuýt xoa.

Chè xoài Nguyễn Trường Tộ
Chè xoài Nguyễn Trường Tộ

Xôi rán ở ngã tư Bát Đàn – Hàng Điếu

Tiết trời se se tháng Ba thật hợp với đĩa xôi rán nghi ngút đầy đặn gồm chả; giò, lạp xườn…Cạnh hàng xôi bán quạt đèn cổ, thực khách vừa ăn xôi, vừa thưởng thức đồ cổ. Ở quán có bán xôi trắng nóng và xôi rán rất ngon.


Xôi rán

2. Miền Trung

Bánh bèo – lọc – nậm – ít

Xứ sở của những loại bánh được làm từ bột gạo đây rồi. Bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, bánh ít,..loại bánh nào cũng ngon. Tất cả đều được ăn kèm với nước mắm chua ngọt đậm chất Huế; bánh thì dẻo, mềm thơ, pha chút cay tê đầu lưỡi của mắm rất thú vị.

Bánh bèo – lọc – nậm – ít
Xứ sở của các loại bánh

Chè Huế

Có thể nói, miền Trung là vùng đất của các loại chè. Nếu kể chi tiết; số lượng các món chè ở đây có thể lên đến hàng chục cái tên: đậu xanh đánh, chè đậu, chè sen,… Mỗi loại lại có phong vị và đặc trưng riêng khiến biết bao người phải “say” bởi cái sự ngọt ngào mà chè mang lại.

Chè Huế
Vô số các loại chè cho thực khách thưởng thức

3. Miền Nam

Gỏi cuốn

Gỏi cuốn là một món ăn nhẹ được làm từ những nguyên liệu tươi như: tôm; thịt, dưa, hành, xoài xanh, bánh đa. Món ăn rất thanh đạm ít dầu mỡ mà tròn vị. Bạn có thể thưởng thức món gỏi cuốn này ở nhiều nơi với mức giá hợp lý.

Gỏi cuốn
Các món ăn đặc sản của từng vùng miền, gỏi cuốn Sài Gòn

Chè Sài Gòn

Đất Sài Gòn là nơi ra đời của nhiều món chè ngon nức tiếng các vùng. Một quán chè có thể bán tới hàng chục loại chè khác nhau vô cùng phong phú như: Chè miên, chè dừa, chè bưởi, chè thái …

Chè Sài Gòn
Chè Sài Gòn

Ăn chè ở Sài Gòn bạn khó có thể quên vị ngọt đậm đà mát lạnh dưới cái nắng ngày hè oi ả. Giá một ly chè tùy vào từng loại giao động từ 10.000 – 30.000 VNĐ.


Nguồn: Truongfood

0 comments:

Đăng nhận xét