GIỮ KHÁT VỌNG - TẠO THÀNH CÔNG

Khát Vọng là Động Lực

GIỮ KHÁT VỌNG - TẠO THÀNH CÔNG

Khát Vọng là Động Lực

SỰ TUẦN HOÀN CỦA BỐN MÙA

Sự luân hồi của vũ trụ - Sự cân bằng của tự nhiên...

THIỀN ĐỊNH SINH RA TRÍ TUỆ

Thực hành thiền định - Bí quyết cho trí tuệ sáng suốt và tâm hồn bình an...

THIỀN ĐỊNH SINH RA TRÍ TUỆ

Thực hành thiền định - Bí quyết cho trí tuệ sáng suốt và tâm hồn bình an...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Xây dựng thương hiệu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xây dựng thương hiệu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2021

Guideline là gì? Vai trò của Guideline trong việc xây dựng thương hiệu

Guideline là gì? – Một doanh nghiệp được coi là thành công trong việc xây dựng thương hiệu nếu hình ảnh họ đem lại nhất quán và in sâu trong tâm trí người tiêu dùng. Do đó, việc xây dựng hình ảnh thương hiệu thống nhất sẽ góp phần đem lại thành công cho doanh nghiệp. Một guideline hoàn chỉnh sẽ giúp thương hiệu đạt được tính thống nhất. Hãy cùng Bebetvnews tìm hiểu về guideline và vai trò của bộ guideline trong việc xây dựng thương hiệu qua bài viết dưới đây.
Guideline
Guideline là gì? Vai trò của Guideline trong việc xây dựng thương hiệu (Ảnh: Column Five)

Nội dung bài viết

1. Guideline là gì?

2. Vai trò trong việc xây dựng thương hiệu của guideline là gì?

2.1 Guideline vẽ lên câu chuyện hoàn chỉnh của thương hiệu

2.2 Guideline tạo nên tính thống nhất của thương hiệu

2.3 Guideline giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian

Guideline là gì?

Guideline về bản chất là một bộ quy tắc giải thích cách hoạt động của thương hiệu. Một bộ guideline bao gồm bản hướng dẫn và các qui định về việc sử dụng các yếu tố tham gia vào việc quảng bá thương hiệu trên các ấn phẩm truyền thông. Guideline dùng để hỗ trợ các nhà thiết kế, agency hay bất kì bên liên quan sử dụng các yếu tố của thương hiệu để đưa ra một hình ảnh chuẩn thương hiệu. Một bộ guideline có thể liên quan đến bên agency thiết kế logo để thực hiện bao bì, thiết kế các trang thiết bị, website, văn phòng phẩm, đồng phục và các sản phẩm phục vụ các chiến dịch marketing đúng quy cách. Một số thông tin cơ bản được truyền tải qua bộ guideline như:

- Tổng quan về lịch sử, tầm nhìn, định vị và giá trị chính của thương hiệu của bạn.

- Tuyên bố về sứ mệnh thương hiệu.

- Cách sử dụng logo – vị trí và cách sử dụng biểu tượng của logo bao gồm kích thước tối thiểu, khoảng cách và những gì liên quan.

- Bảng màu – hiển thị bảng màu chính và phụ với bảng phân tích màu cho in, màn hình và web.

- Văn phong đánh chữ – hiển thị phông chữ cụ thể mà bạn sử dụng và chi tiết của từng phông trong từng trường hợp.

- Hình ảnh phong cách của thương hiệu.

Nếu bạn chỉ mới bắt đầu và cần một vài công cụ tiếp thị quan trọng vào thời điểm này, thì việc tập trung vào các lĩnh vực trên là đủ. Tuy nhiên, để đảm bảo tất cả các cơ sở của bạn được sử dụng đúng cách, bạn có làm một bộ sách guideline cho việc nhận diện thương hiệu.

Nguyên tắc một guideline chuẩn phải đủ linh hoạt để nhà thiết kế sáng tạo, nhưng đủ cứng nhắc để giữ cho thương hiệu của bạn khác biệt và mang chất riêng trên thị trường. Tính nhất quán là chìa khóa, đặc biệt nếu bạn cần thương hiệu mở rộng thương hiệu trên nhiều nền tảng truyền thông.

Guideline là gì - Ví dụ về một bộ guideline chuẩn
        Guideline là gì – Ví dụ về một bộ guideline chuẩn (Ảnh: Content Harmony)

Vai trò trong việc xây dựng thương hiệu của guideline là gì?

Guideline vẽ lên câu chuyện hoàn chỉnh của thương hiệu

Vai trò đầu tiên và quan trọng nhất mà một bộ guideline mang lại là cung cấp đầy đủ thông tin khái quát về thương hiệu cho các bên liên quan từ người quản lý đến team designer. Một bộ guideline hoàn chỉnh sẽ giúp họ có được sự hiểu biết tổng quan về thương hiệu. Đó là những thông tin về các vấn đề sau:

Bản chất thương hiệu (đây là điểm cốt lõi tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp, tạo nên nét riêng của thương hiệu trên thị trường)

Sứ mệnh thương hiệu (là một lời hứa chung về định hướng hành động, thái độ, và tầm nhìn của thương hiệu trong tương lai)

Định vị thương hiệu (xác định rõ đối tượng khách hàng tiềm năng và những nhu cầu đặc biệt của họ cũng như khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Lý do tại sao doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng)

Guideline tạo nên tính thống nhất của thương hiệu

Một thương hiệu tạo nên được dấu ấn trong lòng người tiêu dùng cần mang màu sắc nhất quán để độ nhận diện thương hiệu cao. Nếu những người thiết kế thay đổi màu sắc của logo để cho phù hợp với các vật phẩm truyền thông, thì logo đã không còn mang màu sắc của thương hiệu nữa.

Một ví dụ cụ thể cho việc thất bại trong việc thay đổi nhận diện thương hiệu có thể kể đến GAP – hãng thời trang bình dân trên thế giới. Khi Gap cố gắng làm mới lại logo của mình vào tháng 10 năm 2010, họ đã gặp phải sự phản ứng dữ dội đến nỗi phải ngay lập tức quay về với logo cũ chỉ trong vòng 1 tuần.

Guideline là gì – GAP đã phải quay lại với logo cũ chỉ trong 1 tuần
Guideline là gì – GAP đã phải quay lại với logo cũ chỉ trong 1 tuần (Ảnh: Saokim.com)

Một bộ guideline cụ thể sẽ đưa ra các quy định cho các thành phần của bộ nhận diện sẽ không làm giới hạn sự sáng tạo dành cho chúng, ngược lại chính những định hướng thương hiệu như vậy sẽ làm nổi bật được sự sáng tạo hơn.

Guideline giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian

Nhờ có guideline, designer đỡ tốn một lượng lớn thời gian vào việc căn chỉnh, tìm kiếm các thông tin quy chuẩn cho sản phẩm của mình. Hơn nữa, nếu các tìm kiếm đó không thu được kết quả đúng đắn thì rất có thể gây thiệt hại, ảnh hưởng đến tính thống nhất chung của thương hiệu. Ngoài ra, các mẫu phối cảnh sẵn có của Brand Guideline cũng giúp tiết kiệm thời gian định hướng cũng như thời gian cho những thiết kế cơ bản sau này. Các thiết kế mới chỉ việc sáng tạo những vật phẩm mới, chưa xuất hiện trong bản phối cảnh.

Bạn cũng cần tính đến trường hợp khi tuyển thêm nhân viên mới cho doanh nghiệp, thời gian để họ tìm hiểu mọi yếu tố của công ty là khá nhiều, để giúp họ làm việc thuận lợi và chính xác hơn mà bạn không cần giải đáp thêm khi họ có thắc mắc, thì guideline là một công cụ đắc lực.

Lời kết

Guideline là một công cụ hữu ích trong việc duy trì hình ảnh thương hiệu và đem hình ảnh ấy in sâu vào tâm trí người tiêu dùng. Một bộ guideline phát huy đúng khả năng thì sẽ không làm giới hạn sự sáng tạo, mà ngược lại chính những định hướng phong cách đó sẽ giúp thương hiệu giữ được bộ nhận diện liền mạch, thống nhất và dễ nhận biết.


Nguồn: Marketing AI










Thứ Hai, 13 tháng 9, 2021

10 Bước xây dựng Thương hiệu cá nhân thành công

Thương hiệu cá nhân không chỉ giúp bạn gia tăng lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh mà còn giúp thu hút thêm khách hàng đến với doanh nghiệp của bạn. Chính vì vậy xây dựng thương hiệu cá nhân là một vấn đề cực kỳ được quan tâm hiện nay.

Thương hiệu cá nhân có thể được hiểu là “những gì người ta nói về bạn khi bạn không có mặt ở đó”. Danh tiếng, những điều khiến người khác nhận ra bạn được tạo ra từ cách bạn tự quảng bá tên tuổi của bản thân.

Dưới đây là 10 bước xây dựng thương hiệu cá nhân thành công từ trải nghiệm, kinh nghiệm tư vấn thương hiệu của chúng tôi suốt nhiều năm qua.

10 bước xây dựng thương hiệu cá nhân thành công

1. Định vị bản thân

Điều đầu tiên bạn cần làm khi muốn xây dựng thương hiệu cá nhân vững chắc đó là tự định vị bản thân.
Bạn muốn mọi người đánh giá bản thân là ai, giỏi về cái gì?
Bạn muốn xây dựng giá trị cốt lõi của mình là gì?
Bạn muốn đóng góp điều gì cho xã hội?

Khi trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ biết bản thân mình là ai, đang ở vị trí nào và bạn hướng tới điều gì để từ đó tạo dựng thương hiệu cá nhân sao cho phù hợp và thu hút nhất.

2. Xây dựng ngôn từ và hình ảnh nhất quán

Khi đã xác định được thương hiệu bản thân cần xây dựng, bạn cần đưa ra mọi thứ phù hợp với thương hiệu đó, từ hình ảnh cho đến thông điệp.

Bạn cũng cần chú ý đến những bài post trên các mạng xã hội. Đảm bảo chuẩn mực về ngôn từ và hình ảnh nhất quán, nếu không bạn sẽ dễ dàng “mất điểm” trong mắt người khác.

3. Kết nối với những người có tầm ảnh hưởng

Mạng lưới các mối quan hệ là vô cùng quan trọng khi xây dựng thương hiệu cá nhân. Khi tên của bạn xuất hiện chung với một người nổi tiếng trong ngành, thương hiệu cá nhân của bạn sẽ được tạo một sức bật rất lớn để phát triển.

Người ta đã nói rằng: “Gió tầng nào gặp mây tầng đó”

Chính vì thế, cách tốt nhất để nói rằng bạn là ai chính là cho người khác xem bạn đang chơi với ai, bạn bè của bạn đang làm gì và có thương hiệu cá nhân riêng của họ như thế nào.

Hãy thử lên một danh sách những nhân vật có tầm ảnh hưởng trong ngành. Từ đó, xây dựng mối quan hệ với họ. Bắt đầu từ điều nhỏ như bình luận status hoặc bài viết của họ, cho đến mời họ tham dự một sự kiện, một buổi cafe.

4. Nhận được sự tiến cử

Sau khi có mối quan hệ thân thiết với những người có tầm ảnh hưởng, bạn có thể nâng cao thương hiệu cá nhân bằng cách nhận sự tiến cử hoặc lời ca ngợi từ những người đó. Những lời giới thiệu của khách hàng nổi tiếng hoặc lời khen từ những nhà quản lý cấp cao sẽ giúp tạo lập thương hiệu cá nhân vững chắc cho bạn.

Để nhận được sự tiến cử không phải là một câu chuyện dễ dàng. Tuy nhiên khó đến đâu cũng có giải pháp.

Bạn mong muốn nhận được tiến cử từ người khác thì hãy tiến cử người khác trước. Tiến cử người khác đúng và thật chân thành.

Nếu bạn đang tiến cử đúng người thì tôi chắc chắn rằng họ sẽ nhận ra bạn đang mong muốn điều gì.

5. Sử dụng hình ảnh chuyên nghiệp

Để xây dựng thương hiệu cá nhân thành công, những hình ảnh chuyên nghiệp về bản thân là điều không thể thiếu. Nó không chỉ như một lời khẳng định thương hiệu mà còn tạo được ấn tượng tốt với mọi người. Những hình ảnh chuyên nghiệp sẽ giúp bạn nổi bật hơn và tăng uy tín trong cộng đồng.

Dĩ nhiên, hình ảnh chuyên nghiệp ở đây nên được hiểu đúng và phụ thuộc vào từng thời điểm.

Trong thế giới hiện đại, năng động hiện nay, mặc vest, đọc sách và thường chia sẻ những triết lý không còn là những hình ảnh hiệu quả.

Thay vào đó, hãy luôn sử dụng hình ảnh chân thật, thân thiện và chỉn chu, đăng tải những hình ảnh có chất lượng tốt, bố cục rõ ràng và có ý nghĩa với khán giả của bạn.

6. Xây dựng nội dung có giá trị

Bên cạnh hình ảnh, những nội dung hữu ích cũng là cách giúp bạn chiếm được niềm tin với mọi người và tạo lập mối quan hệ gắn kết.

Những chia sẻ chuyên môn như video hướng dẫn bạn tự làm hoặc báo cáo phân tích dữ liệu bạn thu thập sẽ có khả năng thúc đẩy danh tiếng tuyệt vời.

Liên tục xuất bản những nội dung giá trị cũng là cách nhanh nhất giúp bạn nâng cao giá trị và thể hiện khả năng của mình. Đồng thời, chia sẻ giá trị giúp bạn dần trở thành một nhà lãnh đạo trong tâm trí.

7. Tỏa sáng theo cách của riêng bạn

Dấu ấn cá nhân sẽ là yếu tố quan trọng giúp mọi người nhớ đến bạn. Chính vì vậy đừng ngần ngại khi tỏ ra khác biệt.

Chọn điểm khác biệt liên quan với định hướng thương hiệu và đúng bản chất của bạn và thể hiện nó.

Ví dụ: Tôi có một người bạn rất đặc biệt, bất cứ status nào trên MXH của anh ấy cũng là những câu thơ. Mặc dù không phải thơ hay nhưng có vần. Thế nên, tôi nhớ là mình chưa từng lướt qua mà không đọc hết nội dung status của anh ấy.

Khi email đến đối tác hay trò chuyện cùng khách hàng, bạn nên lồng vào đó một vài chi tiết thể hiện bản sắc cá nhân. Điều này sẽ giúp bạn thoát khỏi hình tượng nhàm chán và xây dựng một thương hiệu cá nhân đầy ấn tượng.

Tuy nhiên, hãy nhất quán khi khác biệt để làm nổi bật nên điều đó.

8. Tận dụng mạng xã hội phát triển thương hiệu cá nhân

Mạng xã hội là một công cụ có sức mạnh và sức ảnh hưởng đáng kinh ngạc khi xây dựng thương hiệu cá nhân.

Facebook, LinkedIn, Youtube, Twitter, Instagram… Là những nơi mà khách hàng tiềm năng của bạn có thể đang hiện diện. Chính vì vậy, sự xuất hiện của bạn trên các mạng xã hội với những nội dung chất lượng sẽ giúp mọi người nhìn thấy được giá trị của bạn nhiều hơn.

9. Nói chuyện trước đám đông

Đây là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy danh tiếng của bạn. Đồng thời tăng sức bật cho thương hiệu cá nhân của bạn.

Để luyện tập cho kỹ năng khá khó này, bạn có thể bắt đầu bằng việc tập thuyết trình trước với các đồng nghiệp hoặc bạn bè. Nhờ đó bạn có thể tự tin hơn khi chia sẻ trong các buổi hội thảo hay chia sẻ.

Và dù bạn không thể dẫn dắt câu chuyện ở bất kỳ đâu, bất kỳ đám đông nào.

Nhưng không sao, một bài nói tuyệt vời về chủ để mà bạn am hiểu sẽ giúp bạn tự tin và thu hút hơn mà còn thể hiện khả năng chuyên môn của bạn một cách hiệu quả.

10. Hãy là chính mình

Đây là điều quan trọng nhất khi bạn xây dựng thương hiệu cá nhân. Bạn là chính bạn mà không phải là một ai khác. Chính khả năng cùng sự duyên dáng của bạn mới là điều thu hút những người xung quanh. Do đó, hãy là chính mình trong bất cứ hoàn cảnh nào, tin tưởng vào giá trị và tầm nhìn và bản chất con người của bạn.

Chắc chắn điều này sẽ giúp bạn đạt được những hiệu quả không ngờ đến khi tạo lập thương hiệu cá nhân.

Xây dựng thương hiệu cá nhân bền vững không hề đơn giản. Nó đòi hỏi đòi hỏi sự nỗ lực và cố gắng của bản thân bạn trong thời gian dài. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm hay chưa đủ tự tin cho việc này, lựa chọn một chuyên gia tư vấn là một giải pháp không tồi chút nào.


Nguồn: Saokim

Tạo dựng thương hiệu bằng scandal: Mạo hiểm, hiệu quả nhưng phải cẩn thận

Một chuyên gia được mời đến để tư vấn xây dựng thương hiệu cho công ty, đề xuất chiến lược của ông khiến tất cả sững sờ.

Một công ty mời một chuyên gia trong lĩnh vực marketing tới để giúp công ty xây dựng thương hiệu. Công ty nóng lòng muốn áp dụng các biện pháp marketing mới và đề xuất những ý tưởng quảng cáo táo bạo. Khi chuyên gia hỏi công ty có muốn quảng cáo cho một dòng sản phẩm cụ thể nào không? Công ty trả lời rằng không, chỉ cần đánh bóng tên tuổi và nhận diện thương hiệu là được. Vị chuyên gia marketing liền mỉm cười: “Vậy cách tốt nhất là hãy tạo một scandal”.

Tạo scandal để đánh bóng thương hiệu, tại sao không?

Marketing bằng scandal là cách tạo ra những việc làm tai tiếng khiến dư luận quan tâm và thông qua việc này, tên tuổi doanh nghiệp không chỉ nghiễm nhiên được truyền thông nhắc đi nhắc lại với tần suất dày đặc, mà còn vô hình in sâu vào tâm trí người tiêu dùng.

Tuy nhiên, nhiều người biết đến thương hiệu chỉ là bước đầu tiên và thường là bước dễ nhất. Bản thân việc đến biết đến không quyết định một thương hiệu có thành công hay không.

Bước thứ hai là phân biệt thương hiệu qua những sự khác biệt. Sự khác biệt đó có thể là chất lượng, hình ảnh, lối sống, phong cách… Bản thân sự khác biệt trong nhận thức cũng chưa tạo ra giá trị vì khách hàng chưa chắc thích sự khác biệt đó đủ lớn để có khác biệt trong hành động. Thậm chí có nhiều sự khác biệt khiến cho khách hàng tránh xa thương hiệu đó.

Đây chính là con dao hai lưỡi mà việc quảng cáo thông qua scandal cần lưu ý!

Bước thứ ba là tạo ra sự khác biệt trong hành động của khách hàng. Lợi nhuận chỉ đến khi khách hàng mua hàng của công ty, tạo ra doanh thu. Nhưng giá trị này cũng không bền vững nếu khách hàng không chọn lựa thương hiệu đó trong dài hạn. Các công ty phải tiếp tục đưa ra các chính sách phù hợp để tạo thói quen mua hàng thường xuyên, biến khách hàng đó thành một khách hàng trung thành. Đến lúc đó thì thương hiệu của công ty mới có giá trị bền vững.

Vậy lợi và hại của việc quảng cáo và mở rộng hơn, là nổi tiếng thông qua scandal là gì?

Tạo dựng thương hiệu bằng scandal: Mạo hiểm, hiệu quả nhưng phải cẩn thậ

Được và mất trong việc dùng scandal để nổi tiếng

Scandal sẽ khiến nhiều người biết đến thương hiệu cá nhân. Điển hình là có thể kể đến những phát ngôn gây sốc của CEO Nguyễn Tử Quảng về điện thoại thông minh B-phone như: “đẹp nhất thế giới” “an toàn nhất thế giới” hay sự vụ lùm xùm của Vietjet Air khi cho người mẫu mặc đồ gợi cảm đón tiếp các cầu thủ U23 Việt Nam. Mặc dù nhận không ít “gạch đá” từ thiên hạ nhưng không thể phủ nhận một điều rằng có thêm nhiều người biết đến Bphone và Vietjet Air sau sự kiện này.

Vietjet Air với dàn “mỹ nữ” đón chào các cầu thủ U23 Việt Nam từng gây bức xúc xã hội
Vietjet Air với dàn “mỹ nữ” đón chào các cầu thủ U23 Việt Nam từng gây bức xúc xã hội

Tuy nhiên scandal lại rất khó thành công ở các bước sau vì tạo cảm giác tiêu cực. Tuy nhiên Vietjet Air đã có một độc chiêu để vô hiệu hóa cảm giác tiêu cực đó: giá rẻ. Bphone còn cao tay hơn khi nhấn mạnh vào chi tiết rằng đây là chiếc điện thoại “made in Vietnam”. Mọi người sẽ nhanh chóng bỏ qua những hồ nghi ban đầu và chấp nhận những sản phẩm này bởi tâm lý: đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại.

Bphone của CEO Nguyễn Tử Quảng
Bphone của CEO Nguyễn Tử Quảng

Quay lại ví dụ về chuyên gia marketer tài ba kể trên, vị này khuyên công ty có thể thực hiện việc này một cách kín đáo khiến không ai nghi ngờ. Nếu đó chỉ là những vụ việc nhỏ, không quá gây phản cảm, trong tầm kiểm soát, ví dụ như các phát ngôn gây tranh cãi hay mâu thuẫn, thì việc tạo ra scandal có thể khiến doanh nghiệp đạt được mục đích làm nổi bật mình. Sau đó bằng chất lượng sản phẩm và khả năng vận hành, công ty có thể lấy lại thiện cảm người tiêu dùng và phát triển bền vững!


Theo Trí Thức Trẻ

5 Yếu tố cần lưu ý khi xây dựng thương hiệu

1. Thể hiện sự nhất quán

Sự nhất quán được thể hiện trong tầm nhìn chiến lược mục tiêu, sứ mệnh, trong bộ nhận diện thương hiệu…Hình ảnh thương hiệu của bạn đã định cần được truyền thông liên tục và thể hiện được sự đồng bộ từ đầu đến cuối, trong mọi trường hợp, trong mọi giai đoạn để người tiêu dùng có thể nhận ra bạn một cách dễ dàng hơn.

Tính nhất quán đồng bộ không chỉ là điều mà thương hiệu hướng tới trong một khoảng thời gian mà hơn thế chúng được xem như một định mức chuẩn mực lâu dài và phát triển nhận diện.

2. Truyền thông và tương tác

Một điều hiển nhiên, bạn muốn để mọi người biết đến bạn cần phải truyền thông để hình ảnh của mình được phủ rộng, lan tỏa nhiều nơi. Có rất nhiều kênh để bạn thực hiện các chiến dịch truyền thông từ công nghệ 4.0 cho đến hình thức quảng bá truyền thống như: các trang mạng xã hội, website, quảng cáo truyền hình, báo chí, tờ rơi, bán hàng trực tiếp, họp báo, triển lãm…

Nên lựa chọn kênh tương tác nào còn tùy thuộc vào khách hàng mục tiêu cũng như ngân sách truyền thông của bạn. Nếu muốn hình ảnh được truyền tải một cách nhanh chóng, mạnh mẽ nhưng không cần quá nhiều ngân sách thì các kênh công nghệ 4.0 như mạng xã hội, blog, website…là những ưu tiên hàng đầu.

3. Xây dựng câu chuyện thương hiệu

Bạn có thể phát hiện ra rằng có nhiều công ty nổi tiếng đều có những câu chuyện về thương hiệu hấp dẫn đằng sau nó kể cả những câu chuyện thất bại như của hãng Pepsi, Nokia hay của thương hiệu Tide.

Giới truyền thông và người tiêu dùng luôn yêu thích những câu chuyện được xem như một góc khuất nào đó của các thương hiệu sau cùng dần được hé lộ một cách hấp dẫn. bạn có thể làm việc này bằng cách ghi và lưu giữ lịch sử của công ty bạn theo một cách hấp dẫn và thuyết phục nhất.

4. Tuyên bố giá trị của thương hiệu

Bạn chỉ làm được này khi bạn muốn cho người tiêu dùng, giới truyền thông biết sản phẩm/dịch vụ của bạn đặc sắc hơn đối thủ cạnh tranh ở điểm nào? Chúng có những lợi thế cạnh tranh gì? Chúng mang lại những lợi ích gì cho người dùng?

Hãy mô tả nhãn hiệu của bạn trong một hoặc hai câu ngắn gọn với nội dung “Đây là lí do tại sao bạn nên sử dụng sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi” để người ta thấy đủ sức thuyết phục.

Để xây dựng thương hiệu thành công có rất nhiều yếu tố và những yếu tố trên đây chỉ là những vấn đề cơ bản. Hy vọng rằng bạn sẽ vận dụng chúng thành công trong việc phát triển thương hiệu của mình!

Còn nữa… nhạc hiệu trong xây dựng thương hiệu rất quang trọng. Hãy để tâm đến chúng nhiều hơn

Âm nhạc tự thân nó tạo dựng nên những cảm xúc tích cực đến người nghe. Âm nhạc gắn kết trái tim và tâm hồn con người trên khắp mọi miền. Âm nhạc – ngôn ngữ giao tiếp chung của toàn thể nhân loại. Thật dễ hiểu khi xây dựng thương hiệu – muốn thành công thì âm nhạc là phần không thể thiếu.

Ta đã từng nghe những bản tình ca nhẹ nhàng da diết, những bản nhạc tươi vui rộn rã, những bài hát thấm đẫm tình mẹ, những ca khúc réo rắt tinh nghịch,… tất cả đã tạo nên một bản hòa âm nhẹ nhàng trong trái tim ta, ghi khắc vào đó những âm điệu rất riêng của thương hiệu.

Chẳng thế mà những cái tên như Heineken, Coca Cola, Pepsi…

Nhạc hiệu vinamilk đã đi vào tâm trí khách hàngNhạc hiệu vinamilk đã đi vào tâm trí khách hàng

Kết nối thương hiệu với âm nhạc là một trong những cách hiệu quả nhất để xây dựng thương hiệu phát triển bền vững, trở thành một trong những thương hiệu ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng khách hàng.

Nếu bạn đã từng thấy trẻ nhỏ bập bẹ hát: “Chúng tôi là những cô bò hạnh phúc” bạn sẽ thấy Vinamilk đã thành công đến thế nào khi khắc sâu hình ảnh một thương hiệu vui nhộn, có trách nhiệm với xã hội, có chất lượng sữa hàng đầu vào tiềm thức của chính những đối tượng sử dụng sản phẩm – những đứa trẻ.

Và trong tương lai, từ tiềm thức thuở thơ ấu, trẻ nhỏ sẽ trở thành người mua tiềm năng của chính thương hiệu – quả là tầm nhìn xa và chính xác.

Để xây dựng nên một bản nhạc riêng của thương hiệu, cần sự đầu tư thời gian nghiên cứu về cá tính, bản chất, giá trị cốt lõi thương hiệu, cũng như phải bắt đầu giai điệu từ chính đối tượng khách hàng mục tiêu, trong hiện tại và tương lai.

Chính bạn hãy tự quyết định phải đặt nền móng thế nào cho bản nhạc, âm điệu tươi vui hay lãng mạn, ngọt ngào,…

Nhớ thật sáng suốt nhé!

5. Đừng bao giờ hạn hẹp ngân sách trong xây dựng thương hiệu

Giới chuyên môn đã đưa ra lời khuyên rằng: Đầu tư vào quá trình bảo vệ thương hiệu là một sự đầu tư thông minh và chắc chắn sẽ sinh lời.

Đối với rất nhiều công ty, việc xây dựng thương hiệu không thể được hoàn thiện bởi ngân sách hạn hẹp. Bạn có thể phải rút bỏ, hạn chế các chi phí để đảm bảo cho quá trình vận hành thương hiệu.

Tuy nhiên, đừng bao giờ tiết kiệm, đặc biệt bước đăng ký cho thương hiệu của bạn, bởi đó là tấm áo giáp vững chắc nhất cho đến nay có khả năng bênh vực và bảo vệ thương hiệu của bạn khỏi các tác động xấu của thị trường và các thương hiệu đối thủ, trong bất cứ trường hợp vi phạm quyền lợi, xâm phạm quyền cạnh tranh hay bất cứ tranh chấp nào.

Đối với các sản phẩm và dịch vụ mang tính quốc tế, bạn hãy kiểm tra kỹ lưỡng quá trình thực thi và áp dụng thương hiệu của bạn tại các quốc gia đó, với kế hoạch kinh doanh tại đó. Việc kiểm tra này sẽ góp phần tạo cho bạn hành trang vững chắc trước khi mở rộng thị trường cho thương hiệu mình.

Nếu như không làm đúng cách ngay từ đầu, chi phí và pháp luật nước đó có thể gây rắc rối cho bạn trong rất nhiều khâu, gây lãng phí thời gian, tài sản và hiệu quả quảng bá, truyền thông thương hiệu của bạn.

Có nhiều cách để bảo vệ sản phẩm thai nghén của doanh nghiệp bạn, nhưng cách tốt nhất là đặt chúng trong sự bảo hộ của pháp luật, của nhà nước và chính quyền sở tại, giúp cho quá trình duy trì và phát triển thương hiệu được diễn ra trọn vẹn và hiệu quả.

Doanh nghiệp cần có gì để xây dựng thương hiệu:

Xây dựng thương hiệu không hề đơn giản. Đó là cả một quá trình dài, phải mất nhiều thời gian, dành nhiều tâm huyết, bằng tất cả sự nỗ lực và cố gắng của doanh nghiệp để tạo chỗ đứng trong lòng khách hàng. Những điều cần có để phát triển tương hiệu ngày càng mạnh là:

Sự khác biệt

Giữa vô số sản phẩm, dịch vụ khác nhau, điều gì làm nên dấu ấn, khiến khách hàng nhớ đến? Sự khác biệt chính là chiếc chìa khóa mở mở lối cho doanh nghiệp.

Có khả năng truyền đam mê, cảm hứng

Tiêu chí này khó mà định nghĩa một cách chính xác. Thế nào mới được gọi là truyền đam mê, gợi cảm hứng? Nói một cách ngắn gọn thì một thương hiệu có khả năng truyền đam mê là nó được nhiều người nhớ và nhắc đến, được nhiều đối tượng khách hàng khao khát.

Những thương hiệu mạnh và danh tiếng mới làm được điều này. Ví dụ như Apple, việc sở hữu một chiếc Iphone chắc hẳn thể hiện đẳng cấp, được nhiều người khát khao, và đó chính là giá trị mà thương hiệu mang lại.

Những thứ doanh nghiệp có thể phải thay đổi

Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ là yếu tố tất yếu để tạo dựng vị trí trong lòng khách hàng. Bên cạnh đó, một người lãnh đạo có khả năng truyền cảm hứng, và lan tỏa đến tất cả nhân viên cũng là một trong những nhân tố góp phần tạo nên thành công khi xây dựng thương hiệu.

Có thể hình dung, xây dựng thương hiệu như quá trình ủ rượu, rượu càng lâu, hương càng nồng nàn, thương hiệu càng lâu, càng chiếm được tình cảm của khách hàng.



Nguồn: Goldidea

11 bước xây dựng thương hiệu bền vững nhất năm 2021, những kinh nghiệm sau khi xây dựng thương hiệu doanh nghiệp thành công mà bạn đáng đọc

11 bước xây dựng thương hiệu, bạn muốn xây dựng thương hiệu thì hãy luôn nhớ rằng: Xây dựng thương hiệu được nhiều người biết đến và yêu thích là tài sản quý giá nhất của công ty. Đó chính là điều mà ai cũng mong muốn nhất.

Nội dung chính

Bước 1: Xác định mục tiêu

Bước 2: Tuyên bố sứ mệnh của thương hiệu bạn

Bước 3: Xác định vị trí cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường

Bước 4: Xác định xu hướng, cơ hội trên thị trường

Bước 5: Xác định chất lượng, lợi ích thương hiệu mang lại

Bước 6: Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu

Bước 7: Tạo logo thương hiệu & tagline ( khẩu hiệu)

Bước 8: Xây dựng tiếng nói thương hiệu

Bước 9: Xây dựng định vị thương hiệu

Bước 10: Xây dựng nhận diện thương hiệu

Bước 11: Quản trị thương hiệu


Khoảng 60% khách hàng thích mua hàng từ những thương hiệu quen thuộc của họ, họ sẽ ái ngại khi mua 1 sản phẩm không quen thuộc.

Thói quen người dùng là khi họ đã dùng loại nào họ chỉ muốn mua loại đó. Chính vì thế khiến khách hàng ghi nhớ thương hiệu cần phải có sự chuẩn bị rõ ràng. Là một doanh nghiệp nhỏ và mới thì bạn cần cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp đi trước vậy.

11 bước xây dựng thương hiệu rất quan trọng. Họ lớn hơn bạn, họ có nguồn lực để đầu tư vào marketing. Chính vì thế bạn cần tìm cách tạo sự khác biệt cho thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Chiến lược thương hiệu là gì?

11 bước xây dựng thương hiệu. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược thương hiệu nhưng mục đích đều giống nhau

Định hướng doanh nghiệp và định vị thương hiệu của mình trong mắt người tiêu dùng, gây ấn tượng đối với khách hàng mục tiêu của bạn.
Vì sao bạn phải xây dựng thương hiệu?

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp đang khó khăn trong việc định hướng xây dựng thương hiệu?

Họ chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt mà không nghĩ cho sự lâu dài.

Một thương hiệu muốn phát triển cần phải xây dựng tích góp, đặt từng viên gạch để nền móng vững chắc.

Việc doanh nghiệp của bạn đang hoạt động mờ nhạt, không nhất quán thì khách hàng sẽ dễ dàng quên bạn ngay.

xây dựng thương hiệu bền vững

Vậy xây dựng thương hiệu để:

– Đinh hướng đúng trong cách thức hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.

– Tăng sự cạnh tranh, mục tiêu làm chủ thị trường.

– Tạo dựng niềm tin, ấn tượng, ghi dấu trong tâm trí khách hàng.

– Vì vậy muốn thương hiệu phát triển bạn cần có quy trình chiến lược xây dựng thương hiệu hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh.

– Sau đây là các bước để xây dựng thương hiệu, giúp bạn có quy trình định hướng cho sự phát triển của thương hiệu.

Bước 1: Xác định mục tiêu

Khách hàng mục tiêu và cách xác định phương hướng, thị trường mục tiêu là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp của bạn hướng tới.

Nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn và có thể chi trả cho sản phẩm, dịch vụ để có thể đáp ứng nhu cầu của bản thân khách hàng, thỏa mãn sự khao khát của khách hàng, họ muốn gì, họ cần gì.

Làm thế nào để phân khúc rõ khách hàng ? Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khó khăn với nhiều doanh nghiệp. Họ chưa thấy tầm quan trọng của việc xác định khách hàng.

Xác định mục tiêu

Để tìm ra câu trả lời các bạn cần phải tự trả lời cho mình 5 câu hỏi sau :

Who: Ai là người mua sản phẩm/dịch vụ này, xác định khách hàng dựa trên, giới tính, tuổi, nhân khẩu học, hành vi.

What: Khách hàng của bạn muốn cái gì, muốn gì ở sản phẩm, lợi ích mà họ sử dụng sản phẩm dịch vụ là gì?

Why: Tại sao họ phải mua sản phâm/dịch vụ của bạn, mà không mua của đối thủ, vì sao họ phải quan tâm đến bạn. Cân nêu rõ sự khác biệt với những sản phẩm/dịch vụ khác.

Where: Họ sống ở đâu, mức thu nhập của họ như thế nào, tìm ra nỗi đau của họ, sự sung sướng của họ, vị trí địa lý, sở thích, nhu cầu…

When: Họ sẽ mua sản phẩm/dịch vụ của bạn khi nào, sản phẩm này có tác dụng gì, lúc nào thì họ cần….

VD: Khách hàng của bạn có thể là:

– Các mẹ đơn thân đang làm việc tại nhà.

– Du học sinh.

– Các chủ doanh nghiệp…

Bạn cần xác định rõ khách hàng của bạn là ai và đối tượng khách hàng của khách hàng bạn.

Bước 2: Tuyên bố sứ mệnh của thương hiệu bạn

Đây là điều rất quan trọng trong việc định hướng phát triển thương hiệu của bạn.

Bạn nghĩ sứ mệnh của bạn là gì? Sứ mệnh của thương hiệu của bạn là gì?

Về bản chất bạn phải cho khách hàng họ biết doanh nghiệp của bạn có mục đích gì.

VD : Sứ mệnh thương hiệu của tôi là giúp đỡ những người bị bệnh ngoài da thoát khỏi những cơn đau,ngứa…

Trước khi có thể xây dựng một thương hiệu làm cho đối tượng mục tiêu tin tưởng, bạn cần biết giá trị mà doanh nghiệp cung cấp và tầm nhìn thương hiệu.

Về cơ bản, tuyên bố sứ mệnh xác định mục đích tồn tại của thương hiệu, đồng thời là cơ sở cho mọi hoạt động chiến lược xây dựng thương hiệu.

Mọi thứ từ logo đến khẩu hiệu, tiếng nói, thông điệp và tính cách thương hiệu sẽ phản ánh đúng sứ mệnh đó.

Tuyên bố sứ mệnh của thương hiệu bạn

Thương hiệu Nike “Just do it – Hãy làm đi” nhưng bạn có biết sứ mệnh của họ là gì?

Sứ mệnh của Nike là “Mang đến nguồn cảm hứng và sự đổi mới cho mọi vận động viên trên thế giới”.

Khi xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn, hãy bắt đầu từ bước nhỏ và nhớ tập trung vào đối tượng mục tiêu của bạn trước tiên.

Theo thời gian, lòng trung thành thương hiệu có thể phát triển đủ để mở rộng phạm vi khách hàng mục tiêu của bạn.

Tuy nhiên để có sứ mệnh thì bạn cần phải làm rõ ràng bước thứ 1 là xác định mục tiêu khách hàng của bạn.

Đó là bước quan trọng nhất trong việc xây dựng thương hiệu.

Bước 3 : Xác định vị trí cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường

Kế hoạch định vị thương hiệu bạn không thể bắt chước chính xác những việc mà thương hiệu khác họ đang làm.

Nhưng bạn có thể biết được đối thủ của bạn đã làm những việc gì thất bại để phân biệt bạn và đối thủ.

Điều đó sẽ giúp bạn thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của bạn chứ không phải đối thủ.

Ông cha ta có câu “ Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” xây dựng thương hiệu cũng như ra trận vậy.

khi mà ngoài kia có hàng trăm đối thủ của bạn, bạn cần phải chiến thắng họ và dẫn đầu cuộc chơi nhất là có quy trình định vị trước.
Bạn cần xác định rõ đối thủ thông qua những câu hỏi sau:
Thông điệp mà đối thủ gửi gắm đến ai?
Chất lượng sản phẩm/dịch vụ của họ như thế nào?
Điểm đặc biệt trong sản phẩm của họ là gì?
Phản hồi của khách khi sử dụng sản phẩm của họ như thế nào? Tốt điểm nào, không tốt điểm nào.

Từ việc nghiên cứu đối thủ của bạn, bạn đừng sao chép giống họ.

Mã hãy sáng tạo, đổi mới, tìm ra sự khác biệt để thuyết phục khách hàng.

Điểm khác biệt này sẽ trở thành dấu ấn trong tâm trí khách hàng.

Bước 4: Xác định xu hướng, cơ hội trên thị trường

Xu hướng thị trường luôn thay đổi, bắt kịp xu hướng hoặc đón đầu xu hướng là điều bạn cần làm, khảo sát, nghiên cứu.

Khi mà cả thế giới bước theo con đường hiện đại hóa, công nghệ hóa.

Đưa doanh nghiệp theo cơ chế kinh doanh online.

Bạn lại xác định đi theo lối mòn, kinh doanh truyền thống thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ bị thị trường đẩy lại phía sau.

Lý do hàng ngàn doanh nghiệp đều bị phá sản vào thời điểm hiện tại, khi dịch virus corona đang hoành hành cả thế giới.

Bởi vì họ chưa đưa sản phẩm/dịch vụ lên kinh doanh online.

Họ vẫn tin tưởng vào lối kinh doanh cũ là kinh doanh truyền thống…

Từ việc xác định xu hướng thì bạn cũng cần xác định cơ hội, chỗ đứng trên thị trường của thương hiệu bạn.

Việc xác định hướng đi của thị trường, dự kiến xu hướng, từ đó đưa ra các chiến lược khai thác cho doanh nghiệp.

Nhưng cơ hội doanh nghiệp phát triển cần đáp ứng các yếu tố sau :
Ước lượng độ phù hợp đối với các chiến lược marketing.
Tính khả thi của chiến lược và nguồn lực của doanh nghiệp.

Bước 5: Xác định chất lượng, lợi ích thương hiệu mang lại

Muốn có thương hiệu đáng nhớ, bạn phải đào sâu để tìm ra những dịch vụ/sản phẩm mà thị trường chưa có hoặc ít.

Tập trung vào chất lượng, lợi ích giúp thương hiệu công ty trở nên độc đáo hơn.

Giả sử, bạn đã biết rõ chính xác đối tượng khách hàng của bạn thì ở bước này bạn cần phải cho khách hàng, lý do họ phải mua. hoặc sử dụng sản phẩm của bạn.

Hãy nghĩ về cách bạn cung cấp thêm các giá trị để cải thiện cho khách hàng.

Giúp khách hàng giải quyết vấn đề, đó là thứ mà họ mong muốn.

Bước 6: Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu

11 bước xây dựng thương hiệu thành công, thì bước thứ 6 này bạn cần phải xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Nhưng yếu tố thiết yếu và lâu dài.

Điều gì sẽ tạo ra niềm tin khách hàng đối với doanh nghiệp của bạn, điều gì nhân viên tin vào doanh nghiệp.

Nếu không có yếu tố này thì doanh nghiệp của bạn khó tồn tại lâu dài trên thị trường và tâm trí khách hàng.

Bước 7: Tạo logo thương hiệu & tagline ( khẩu hiệu)

Điều thú vị nhất (và được cho là quan trọng nhất) của quá trình xây dựng thương hiệu, là tạo ra logo và slogan cho thương hiệu. Logo này sẽ xuất hiện hầu hết trên mọi thứ liên quan đến doanh nghiệp và trở thành danh tính của doanh nghiệp.

Vì vậy, sẵn sàng đầu tư thời gian và tiền bạc để củng cố bản sắc hình ảnh cho doanh nghiệp của bạn.

Khẩu hiệu là thứ sẽ đi cùng với logo của bạn

VD :

Vietel “Hãy nói theo cách của bạn”

Manulife “Đem lại cuộc sống tốt hơn”

Nike “Hãy làm đi”

Bước 8: Xây dựng tiếng nói thương hiệu

Tiếng nói thương hiệu phụ thuộc vào sứ mệnh, đối tượng và ngành kinh doanh. Đó là cách bạn giao tiếp với khách hàng và cách họ phản hồi với bạn.

Tiếng nói thương hiệu có thể là:
Chuyên nghiệp
Thân thiện
Chất lượng
Giàu thông tin..

Hãy chọn ra một tiếng nói thương hiệu phù hợp với công chúng mục tiêu và giá trị bạn mang lại.

Bạn sẽ thấy rằng nếu bạn tìm và sử dụng đúng tiếng nói thương hiệu, bạn có cơ hội kết nối với người tiêu dùng mạnh mẽ nhất.

Điều này đặc biệt quan trọng khi đăng tải bài viết trên blog hoặc trên phương tiện truyền thông.

Bước 9: Xây dựng định vị thương hiệu

Xây dựng định vị thương hiệu là bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Định vị thương hiệu là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng nghĩ tới khi nhắc đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, là việc tạo nên vị thế khác biệt của doanh nghiệp của bạn so với các đối thủ trên thị trường.
Định vị thương hiệu dựa vào chất lượng
Định vị dựa vào giá trị
Định vị dựa vào tính năng
Định vị dựa vào cảm xúc
Định vị dựa vào công dụng của sản phẩm, dịch vụ

Bước 10: Xây dựng nhận diện thương hiệu

Xây dựng nhận diện thương hiệu là việc cá biệt hóa, cá nhân hóa thương hiệu của bạn, khiến nó chẳng giống ai, tạo ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng. Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp. Hãy cá biệt hóa thương hiệu của mình bằng cách xây dựng tính cách, hình mẫu cho doanh nghiệp của bạn thông qua: Tên thương hiệu, logo, biểu tượng, nhạc hiệu, khẩu hiệu, thông điệp,…
Dễ nhớ “Một cái tên dễ nhớ sẽ khiến khách hàng nhớ lâu và thích đọc chúng”
Có ý nghĩa “Với khách hàng”
Dễ chuyển đổi
Dễ thích nghi
Dễ bảo hộ
Quá trình xây dựng thương hiệu không bao giờ dừng lại

Thương hiệu của bạn nên được nhìn thấy và phản ánh trong mọi thứ mà khách hàng của bạn có thể tiếp cận được (nhìn, đọc và nghe thấy).

Nếu một khách hàng bước vào văn phòng/cửa hàng của bạn thì hình ảnh thương hiệu của bạn sẽ được hiển thị cả trong môi trường và với các tương tác cá nhân. Những giá trị hữu hình, từ danh thiếp đến quảng cáo, bao bì và sản phẩm, đều cần được dán logo của bạn.

Trên bất kỳ nền tảng kỹ thuật số nào, hãy đảm bảo rằng thương hiệu của bạn nhìn giống nhau ở mọi nơi. Sử dụng hướng dẫn phong cách thương hiệu để tạo ra sự nhất quán với thị giác về: màu sắc, sử dụng logo, font chữ, nhiếp ảnh…

Đồng thời, trang web của bạn là một công cụ quan trọng nhất để tiếp thị thương hiệu. Khi bạn thiết kế trang web của mình hãy kết hợp giọng nói, thông điệp và tính cách của bạn vào nội dung.

Bước 11: Quản trị thương hiệu

Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu.

Quản trị thương hiệu là việc duy trì vị thế, hình ảnh của mình trên thị trường. Một thương hiệu dù tầm cỡ đến mức nào nếu không có chiến lược quản trị thương hiệu thì hình ảnh sẽ mờ nhạt dần, mất dần niềm tin từ khách hàng.

Đặc biệt, thị trường phát triển, cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, quản trị thương hiệu là điều doanh nghiệp của bạn nhất định phải làm nếu muốn sống sót.
Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Khi xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, chính bạn (và nhân viên của bạn) là những người ủng hộ tốt nhất để tiếp thị, quảng bá thương hiệu rộng rãi.

Không ai hiểu thương hiệu của bạn tốt hơn bạn. Khi tuyển nhân viên, hãy đảm bảo rằng đó là một người phù hợp với văn hóa, sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị thương hiệu công ty. Khuyến khích nhân viên xây dựng thương hiệu cá nhân phù hợp với hình ảnh công ty, giúp tăng cường hơn nữa phạm vi tiếp cận tới khách hàng mục tiêu.

Và đừng quên trao cho khách hàng trung thành của bạn một tiếng nói. Khuyến khích họ đăng đánh giá, hoặc chia sẻ nội dung về thương hiệu của bạn.

Đây là 11 bước cốt lõi để xây dựng thương hiệu. Bạn muốn 1 thương hiệu bền vững, phát triển và được hàng triệu người biết đến bạn. Thì bạn hãy xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn cho nó, cũng giống như việc nuôi dạy con của chính bạn, cho nó thấy tương lai, sứ mệnh…


Theo dangthivan