GIỮ KHÁT VỌNG - TẠO THÀNH CÔNG

Khát Vọng là Động Lực

GIỮ KHÁT VỌNG - TẠO THÀNH CÔNG

Khát Vọng là Động Lực

SỰ TUẦN HOÀN CỦA BỐN MÙA

Sự luân hồi của vũ trụ - Sự cân bằng của tự nhiên...

THIỀN ĐỊNH SINH RA TRÍ TUỆ

Thực hành thiền định - Bí quyết cho trí tuệ sáng suốt và tâm hồn bình an...

THIỀN ĐỊNH SINH RA TRÍ TUỆ

Thực hành thiền định - Bí quyết cho trí tuệ sáng suốt và tâm hồn bình an...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm sống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm sống. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

Rối loạn lo âu, ám ảnh, sợ hãi: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là tình trạng sợ hãi thái quá và vô lý đối với những tình huống hay sự việc không thực sự mang tính chất quá nguy hiểm. Chứng ám ảnh sợ hãi này sẽ duy trì trong một thời gian dài và gây ra nhiều phản ứng về thể chất và tinh thần rất nghiêm trọng.

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là tình trạng sợ hãi thái quá và vô lý đối với những tình huống hay sự việc không thực sự mang nguy hiểm.
Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là tình trạng sợ hãi thái quá và vô lý đối với những tình huống hay sự việc không thực sự mang nguy hiểm.

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là gì?

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi hay còn gọi là chứng ám ảnh sợ hãi là một dạng bệnh của rối loạn lo âu khá phổ biến hiện nay. Căn bệnh này được đặc trưng bởi sự sợ hãi kéo dài dai dẳng đối với một sự việc, đối tượng, tình huống nào đó khiến cho người bệnh luôn muốn tìm cách tránh né. Tuy nhiên, những nỗi sợ này lại không mang tính chất nguy hiểm trong thực tế, đôi khi nó còn trở nên rất vô lý.

Đặc biệt là khi người bệnh không thể hoàn toàn tránh né được những sự việc gây sợ hãi sẽ khiến họ phải chịu đựng trong thời gian dài với sự căng thẳng cực độ, điều này gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, đồng thời làm suy giảm chức năng sống của họ. Lúc này, người bệnh sẽ có xu hướng muốn xây dựng cho mình một khu vực an toàn để thoải mái thực hiện những hành vi mà bản thân cho là an toàn.

Nếu các triệu chứng của bệnh không được kịp thời phát hiện và áp dụng các biện pháp can thiệp phù hợp sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động bình thường của người bệnh, sức khỏe cũng dần bị suy kiệt, khả năng chuyển biến thành căn bệnh trầm cảm cũng rất cao, một số số trường hợp còn có thể dẫn đến hành vi tự sát. Sau đây là một số hội chứng ám ảnh sợ hãi thường gặp nhất hiện nay:

Sợ bóng tối

Sợ thang máy

Sợ độ cao

Sợ nơi đông người

Sợ không gian kín

Sợ những vật nhọn

Sợ máu

Sợ người lạ

Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi hiện vẫn chưa được chứng minh cụ thể. Thế nhưng dựa vào kết quả một số nghiên cứu và thông tin thống kê được từ người bệnh thì chứng sợ hãi này có thể khởi phát bởi những yếu tố sau đây:

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là tình trạng sợ hãi thái quá và vô lý đối với những tình huống hay sự việc không thực sự mang nguy hiểm.
Rối loạn ám ảnh sợ hãi có thể khởi phát do những sang chấn tâm lý thuở nhỏ

1. Do di truyền

Trong một số nghiên cứu chuyên khoa được thực hiện tại Mỹ nhận thấy rằng, hầu hết các bệnh về rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, ám ảnh sợ hãi đều có liên quan đến yếu tố ADN. Thực tế nhận thấy rằng, những đối tượng được sinh ra trong gia đình có người thân như ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột từng mắc phải chứng rối loạn lo âu hay các bệnh tâm thần có liên quan sẽ có nguy cơ gặp phải chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi cao hơn so với người bình thường.

Các chuyên gia cũng đã tiến hành nghiên cứu dựa trên 2 trẻ sinh đôi có mẹ từng bị rối loạn lo âu. Kết quả nhận thấy cả 2 trẻ này đều có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe tâm lý, cụ thể là trẻ có cảm giác lo lắng, sợ hãi nhiều hơn so với những trẻ cùng trang lứa. Vì thế mà di truyền cũng được xem là một trong các yếu tố có khả năng gây ra các chứng rối loạn tâm thần, trong đó có rối loạn ám ảnh sợ hãi.

2. Ảnh hưởng từ những sang chấn tâm lý

Nếu trong quá khứ, bạn đã từng chứng kiến và trải qua những tình huống gây ám ảnh, bị tổn thương tâm lý nặng nề thì tương lai bạn sẽ có khả năng rất cao rơi vào tình trạng rối loạn lo âu sợ hãi. Nếu các sự việc hoặc những tình huống ám ảnh cũ bắt đầu tái hiện lại sẽ làm cho bạn cảm thấy lo lắng, hoảng sợ tột độ. Bên cạnh đó, có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng như tay chân run rẩy, tim đập nhanh, dễ kích động, ra nhiều mồ hôi,…

Một số ám ảnh thuở nhỏ có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trong tương lai như lúc nhỏ từng bị nhốt trong phòng kín, từng bị động vật cắn, từng bị tai nạn giao thông nghiêm trọng, từng bị kích ứng thuốc,….

3. Sự rối loạn cơ chế sinh học diễn ra trong cơ thể

Những triệu chứng lo lắng, sợ hãi quá mức của chứng ám ảnh sợ hãi có thể khởi phát từ tình trạng rối loạn cơ chế sinh học diễn ra bên trong cơ thể con người. Các chuyên gia cho biết rằng, nếu cơ thể  và não bộ bị thiếu hụt các hormone như serotonin và norepinephrine trong sẽ làm xuất hiện các phản ứng như bất an, lo lắng, bồn chồn, lo sợ,…Lúc này các hormone tạo sự vui vẻ, hạnh phúc bị mất dần sẽ làm gia tăng cảm giác hoang mang, hoảng loạn ở con người, từ đó khởi phát các triệu chứng rối loạn tâm lý.

4. Ảnh hưởng từ tâm lý, xã hội

Những sự kiện như ly hôn, mất người thân, thất nghiệp, mất tài sản, bị lạm dụng tình dục, chia tay người yêu, bị khủng bố, tấn công,…sẽ khiến cho con người trở nên lo lắng, hoảng sợ và bất an. Tình trạng này nếu kéo dài và không được giải quyết kịp thời sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tâm lý, từ đó có thể dẫn đến các bệnh rối loạn tâm thần nguy hiểm, trong đó có chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi.

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi

Theo nhận định của các chuyên gia thì chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi có thể khởi phát ở nhiều đối tượng khác nhau, thế nhưng cũng có một số đối tượng sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn so với bình thường. Cụ thể như sau:

Tuổi tác: Những người trẻ tuổi thường sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Các triệu chứng của bệnh thường sẽ khởi phát từ khi 10 tuổi và có những biểu hiện rõ rệt trước năm 35 tuổi.

Giới tính: Cũng giống như các bệnh rối loạn tâm thần khác, tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới sẽ cao hơn so với nam giới.

Tính cách cá nhân: Chứng ám ảnh sợ hãi này sẽ dễ xuất hiện ở những đối tượng có tính cách bi quan, nhút nhát, rụt rè, quá nhạy cảm.

Tiền sử gia đình: Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao nếu trong gia đình có người thân đang hoặc có tiền sử từng mắc phải chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi hoặc những bệnh có liên quan.

Môi trường sống: Những đối tượng được sinh ra và lớn lên trong môi trường sống không lành mạnh, thường xuyên phải chịu những áp lực, căng thẳng về mặt tinh thần sẽ có khả năng mắc bệnh hơn bình thường.

Biểu hiện đặc trưng của chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi

Biểu hiện đặc trưng nhất của chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi đó chính là sự lo lắng, hoảng sợ đối với các sự việc từng gây ám ảnh. Để có thể nhận biết cụ thể được căn bệnh này, bạn cũng cần xem xét qua những triệu chứng sau đây:

Sau một cơn lo âu, người bệnh sẽ xuất hiện hàng loạt các triệu chứng về hành vi và tâm lý như căng thẳng, lo lắng, hoảng sợ, bồn chồn, run sợ,…Người bệnh luôn cảm thấy sợ hãi quá mức đối với những tình huống, tác nhân gây sợ hãi. Điều này làm cho họ có xu hướng muốn né tránh và lẫn trốn khỏi những tình huống gây ám ảnh.

Khi bắt buộc phải đối diện với những sự việc, hiện tượng gây sợ hãi, họ đều cảm thấy hoang mang, lo sợ và bất an. Hoặc đơn giản là chỉ cần nghĩ đến những việc đó họ cũng cảm thấy sợ hãi tột độ. Lúc này họ sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng về cơ thể như chóng mặt, ra nhiều mồ hôi, tay chân run rẩy, tức cổ họng, khóc lóc, choáng váng,…

Khi nỗi sợ tăng cao và vượt quá mức giới hạn, người bệnh có thể trở nên hoảng loạn, kích động thái quá và có thể gây ra nhiều hành vi làm tổn thương bản thân hoặc những người xung quanh.

Cách điều trị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi

Trước khi đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân, các bác sĩ phải tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể tình trạng bệnh. Để đưa ra được kết luận đúng nhất, các chuyên gia sẽ tìm hiểu và khai thác đầy đủ các thông tin bệnh sử, đặt ra một số câu hỏi để đánh giá về mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Do hiện nay vẫn chưa thể áp dụng các loại xét nghiệm chuyên khoa để chẩn đoán về bệnh lý này nên các bác sĩ chỉ có thể đánh giá qua việc thăm khám lâm sàng.

Sau khi đã đưa ra được kết quả chẩn đoán cuối cùng và nắm được rõ tình trạng bệnh lý của mỗi bệnh nhân thì các bác sĩ sức khỏe tâm thần sẽ cân nhắc lựa chọn những biện pháp điều trị phù hợp để giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh tốt nhất. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng cho các bệnh nhân bị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi.

1. Sử dụng thuốc Tây

Trong một số trường hợp cần thiết, những nỗi sợ hãi biểu hiện ở mức độ nặng nề và có kèm theo các triệu chứng nguy hiểm thì bác sĩ sẽ cân nhắc để lựa chọn một số loại thuốc điều trị phù hợp. Những loại thuốc chống lo âu sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh, cân bằng cảm xúc hiệu quả, đồng thời hạn chế được những rủi ro mà bệnh có thể gây ra.

Tuy nhiên, hầu hết những loại thuốc điều trị rối loạn lo âu đều có khả năng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để đảm bảo được an toàn cho bản thân.

Sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến được áp dụng nhiều trong các trường hợp bị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi
Sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến được áp dụng nhiều trong các trường hợp bị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi

Một số  lưu ý khi sử dụng thuốc để điều trị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi như:

Không được tự ý mua thuốc về tự sử dụng hoặc sử dụng đơn thuốc của bệnh nhân khác.

Cần tuân thủ đúng theo các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa, uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng, đúng thuốc.

Kiên trì sử dụng đúng theo phác đồ điều trị, tránh ngưng thuốc đột ngột.

Không được tự ý tăng hoặc giảm liều dùng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Nếu trong quá trình sử dụng thuốc nhận thấy có những triệu chứng bất thường như chóng mặt, khô miệng, buồn nôn, mắc ói,…thì nên báo ngay với chuyên gia để được hướng dẫn cách khắc phục hiệu quả.

2. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là phương pháp có thể mang đến hiệu quả lâu dài đối với người bệnh rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi. Thông thường, phương pháp này sẽ được áp dụng đồng thời với biện pháp sử dụng thuốc để gia tăng hiệu quả cho quá trình điều trị. Với biện pháp này, các chuyên gia tâm lý chủ yếu sẽ sử dụng ngôn ngữ giao tiếp để tìm hiểu và khai thác suy nghĩ, cảm xúc của người bệnh. Nhờ đó có thể tạo ra được sự tương tác vừa đủ để giúp bệnh nhân điều chỉnh tốt cảm xúc, suy nghĩ, hành vi sai lệch của bản thân.

Với phương pháp này, những bệnh nhân bị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi sẽ dần giảm thiểu được những nỗi sợ của mình, đồng thời có thể đối diện với những tình huống, sự việc gây ám ảnh để dần thoát khỏi tình trạng căng thẳng. Bên cạnh đó, các chuyên gia tâm lý còn giúp người bệnh trang bị được thêm những kiến thức cần thiết cho việc quản lý và kiểm soát cảm xúc của bản thân, hạn chế tối đa tình trạng tái phát sau điều trị.

Bên cạnh việc trị liệu theo từng cá nhân, người bệnh cũng có thể được khuyến khích tham gia vào các lớp trị liệu gia đình hoặc nhóm để gia tăng mức độ hiệu quả của phương pháp. Hiện nay, tâm lý trị liệu được đánh giá là phương pháp hỗ trợ cải thiện sức khỏe tinh thần vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả vượt trội. Tuy nhiên, để có thể cải thiện bệnh thông qua liệu pháp này bạn cũng cần lựa chọn được cơ sở chuyên môn và uy tín.

3. Hỗ trợ cải thiện tại nhà

Bên cạnh việc áp dụng phương pháp trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc Tây thì người bệnh rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi cũng cần xây dựng một lối sống lành mạnh và tích cực tại nhà. Việc có được một thói quen sinh hoạt tốt sẽ giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng, tinh thần được ổn định và cân bằng hơn.

Ngồi thiền 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cho bạn cân bằng và kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
Ngồi thiền 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cho bạn cân bằng và kiểm soát cảm xúc tốt hơn.

Xây dựng chế độ ăn uống với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Mỗi ngày người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin tốt cho não bộ. Đồng thời cần hạn chế các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, những thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn,….

Thường xuyên vận động và tập thể dục để nâng cao sức đề kháng. Bên cạnh đó, việc tập luyện thể thao mỗi ngày còn giúp gia tăng lượng hormone tạo ra cảm giác hạnh phúc, vui vẻ. Nhờ đó mà người bệnh cảm thấy thoải mái hơn, hạn chế bớt tình trạng căng thẳng, lo lắng.

Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và nên tập thói quen ngủ trước 23 giờ. Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Vì thế, việc có thể đảm bảo được chất lượng giấc ngủ sẽ góp phần giúp cho bạn có được một sức khỏe tốt, đẩy lùi các triệu chứng căng thẳng, mệt mỏi mà bệnh rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi gây ra.

Áp dụng các biện pháp thư giãn như yoga, ngồi thiền, đọc sách, ngâm chân với nước ấm, massage, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,…để giúp tinh thần thoải mái và dễ chịu hơn. Mỗi khi đối diện với những sự kiện gây sợ hãi, bạn nên hít thở thật sâu và đều để giúp ổn định tâm trạng tốt hơn.

Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, hút thuốc hoặc các chất gây nghiện trong suốt quá quá trình điều trị bệnh.

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là một trong các dạng rối loạn lo âu phổ biến hiện nay. Nếu không được sớm phát hiện và áp dụng các biện pháp can thiệp phù hợp thì người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, sinh hoạt đời sống, thậm chí có thể dẫn đến hành vi tự sát. Vì thế, ngay khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh, bạn cần tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể để tìm ra được phác đồ điều trị thích hợp nhất.


Nguồn: soyte

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2021

8 Cách giải toả Stress hiệu quả

Trong chừng mực nào đó, stress cũng cần thiết. Tuy nhiên, bạn không nên cường điệu hóa stress. Chúng ta có thể học cách kiểm soát stress. Sau đây là những cách giải stress hiệu quả mà không phải khi nào bạn cũng nghĩ đến bởi vì chúng quá đơn giản để thực hiện.

Cách giải tỏa stress hiệu quả

1. Rèn sự tập trung

Trí tưởng tượng giúp cho sự tập trung trở lại và ngay lập tức tạo ra một phản ứng thư giãn. Chỉ cần đơn giản tạo ra sự thoải mái, yên lặng và tự hình dung một khung cảnh yên bình mà bạn muốn: bạn đang ở một bãi biển thơ mộng, một nơi nghỉ mát trong mơ, trong vòng tay của những người nổi tiếng mà bạn hâm mộ, cười đùa với con cái, tận hưởng nội thất ấm cúng của ngôi nhà mới.

2. Nghe nhạc

Âm nhạc đem lại cảm giác êm dịu. Nó giải phóng các hormone chống lại stress.Bất kỳ loại nhạc nào hay nghe bất cứ nơi đâu: trong nhà, nhà bếp, trong xe hơi, ở công sở ; âm nhạc làm nhịp tim chậm lại, hạ huyết áp và giảm stress. Tất nhiên bạn có thể hát hoặc chơi đàn…

3. Cười

Tiếng cười không hoàn toàn giống như thư giãn. Cười là một cảm xúc giúp tạo ra năng lượng tích cực. Nó giúp chúng ta quên đi và vượt qua những cảm xúc tiêu cực. Bạn có thể luyện tập cười trong ngày, nếu không thì hãy xem các vở hài kịch và video hài hước ở trên mạng. Nụ cười có tính lây lan vì thế hãy cười cùng người trong gia đình hay bạn bè của bạn.

4. Tắt máy vi tính và điện thoại di động

Dừng việc sử dụng các thiết bị đó ít nhất vài lần trong ngày. Nghiên cứu cho thấy rằng những email bất ngờ ập đến có thể gia tăng stress, làm tâm trạng xuống dốc và ảnh hưởng đến giấc ngủ, đặc biệt là những tin nhắn kinh doanh. Ngoài ra, việc liên tục bị làm phiền bởi điện thoại có thể gây ra tác dụng tiêu cực chứ không giúp bình tâm như người ta vẫn nghĩ.

Tắt các ứng dụng điện thoại nếu không cần thiết cũng như tắt chuông, bao gồm cả tiếng “beep” thông báo có thư điện tử hay tin nhắn SMS gửi đến.

5. Tập cách hít thở sâu

Những bài tập thở sâu sẽ giúp chúng ta thư giãn hơn vì tăng lượng ôxy cung cấp cho cơ thể.

Trong trường hợp stress xảy ra đột ngột, hãy áp dụng cách hít vào sâu bằng bụng, nín thở trong 3 giây, sau đó thở ra từ từ và hoàn toàn. Lặp lại bài tập này 3 lần liên tiếp nếu chưa thấy hiệu quả.

6. Hãy luôn lạc quan

Hãy nghĩ theo chiều hướng tích cực hơn, lưu giữ lại những điều tốt đẹp thay vì những thứ không hài lòng. Bạn có thể thất bại trong việc làm bánh, nhưng hãy nghĩ sẽ thành công trong những lần sau. Có thể bị trễ xe buýt nhưng hãy coi đó là cơ hội để tập 1 vài bài thể dục.

Hãy nhớ về những sự kiện tốt đẹp trong ngày, dù đó là những việc nhỏ nhất cũng rất quan trọng đối với bạn.

7. Tận hưởng cuộc sống

Không bị choáng ngợp trước những áp lực của công việc trong ngày. Dành cho mình những khoảng thời gian để tận hưởng cuộc sống, làm điều bạn thích dù là hoạt động xã hội hay tĩnh tại.

8. Tươi cười và tạo ra sự đồng cảm

Tươi cười và tán thành để cải thiện mối quan hệ với mọi người xung quanh. Tươi cười còn giúp tăng lòng tự trọng, góp phần loại bỏ stress, lo lắng và tâm trạng không tốt. Cũng như cười, tươi cười cũng có tính lây lan.


Nguồn: soyte

 


Phát triển cá nhân: Cách để hình thành Thói quen tốt

Việc hình thành thói quen tốt có thể sẽ khá khó khăn, nhưng sẽ rất xứng đáng với nỗ lực của bạn. Sở hữu nhiều thói quen tốt có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe tổng thể hoặc hoàn thành mục tiêu lớn hơn. Một số biện pháp mà bạn có thể thực hiện để hình thành thói quen mới bao gồm xác định động cơ của bạn, thiết lập gợi ý, và theo dõi sự tiến bộ của bản thân. Nếu bạn có thói quen xấu, hãy nhớ rằng bạn có thể sẽ phải tiến hành các bước loại bỏ thói quen trước khi thay thế bằng thói quen tốt đẹp hơn.


Cách để hình thành thói quen tốt

Nội dung bao gồm 03 bước quan trọng cần thực hiện đồng thời:

Bước 1: Lập kế hoạch

Thiết lập mục tiêu

– Trước khi có thể bắt đầu xây dựng thói quen mới, bạn nên tiến hành cân nhắc về mục tiêu của mình. Tìm hiểu kỹ càng về điều mà bạn hy vọng đạt được. Hình thành mục tiêu theo xu hướng SMART: cụ thể (Specific), có thể đo lường được (Measurable), thiên về hành động (Action oriented), thực tế (Realistic) và dựa trên thời hạn (Time bound) để gia tăng cơ hội thành công. Cân nhắc mục tiêu mà bạn muốn đạt được theo cách càng chi tiết càng tốt. Sau đây là một vài câu hỏi có thể giúp ích cho bạn.

– Cụ thể có nghĩa là mục tiêu phải rõ ràng thay vì quá rộng và/hoặc mơ hồ. Bạn thật sự muốn đạt được điều gì và tại sao?

– Có thể đo lường là mục tiêu cần phải được định lượng (bằng số). Con số nào sẽ liên kết với mục tiêu của bạn? Bằng cách nào mà bạn có thể sử dụng các con số này để đo lường mục tiêu của mình?

– Thiên về hành động là biến mục tiêu thành một điều gì đó mà bạn không ngừng chủ động cố gắng thực hiện và kiểm soát nó. Bạn cần đến những hành động cụ thể nào để đạt được mục tiêu? Mức độ thường xuyên mà bạn phải thực hiện chúng là như thế nào?

– Thực tế có nghĩa là biến mục tiêu thành yếu tố mà bạn thật sự có thể đạt được thông qua những nguồn có sẵn. Mục tiêu của bạn có phải là một thứ gì đó mà bạn có đủ khả năng và nguồn lực để đạt được nó? Tại sao có và tại sao không?

– Dựa trên thời gian là mục tiêu có điểm bắt đầu và điểm kết thúc hoặc một thời hạn cụ thể để bạn có thể theo sát nó. Khi nào thì bạn sẽ bắt đầu tiến hành thực hiện mục tiêu? Thời hạn mà bạn cần phải hoàn thành mục tiêu là lúc nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thành công? Và ngược lại?

Xác định thói quen mà bạn muốn xây dựng

Sở hữu thói quen tốt, phù hợp với mục tiêu mà bạn muốn đạt được có thể giúp cải thiện cơ hội hoàn thành nó. Sau khi đã thiết lập mục tiêu cụ thể và chi tiết, bạn hãy tiến hành xác định một thói quen vốn là một phần của mục tiêu đó. Cân nhắc và tự hỏi bản thân xem liệu thói quen tốt đẹp nào có thể giúp bạn hoàn thành mục tiêu?

Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là giảm 4,5 kg trong 6 tuần, bạn có thể sẽ cần phải thực hiện thói quen đi dạo mỗi ngày vào 7 giờ tối.

Cân nhắc động cơ của bạn

– Một khi đã xác định mục tiêu cụ thể và thói quen mới mà bạn cần phải xây dựng để hoàn thành mục tiêu, bạn nên dành một chút thời gian để xem xét động cơ của bản thân. Động cơ là lý do bạn muốn hình thành thói quen mới này. Động cơ phù hợp có thể là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong quá trình xây dựng thói quen mới, vì vậy, bạn hãy dành thời gian để cân nhắc.

– Tự hỏi bản thân: Lợi ích tiềm năng của quá trình hình thành thói quen mới này là gì? Làm thế nào mà thói quen này có thể giúp cải thiện cuộc sống của mình?

– Viết về động cơ của bạn để có thể tìm đến nó mỗi khi cần đến sự khích lệ.

Bắt đầu từ bước nhỏ

– Ngay cả khi thói quen mà bạn muốn xây dựng là một điều gì đó khá to tát, bạn có thể bắt đầu bằng cách tiến hành các thay đổi nhỏ nhặt để tăng cường khả năng thành công của bạn. Nếu sự thay đổi khá quyết liệt, bạn sẽ khó có thể bắt kịp chúng.

– Ví dụ, nếu bạn muốn ngừng tiêu thụ thực phẩm chiên xào, có hàm lượng chất béo và đường cao, bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc ngừng hoàn toàn việc sử dụng những loại thực phẩm này cùng một lúc. Thay vì vậy, bạn có thể sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi bắt đầu bằng cách loại bỏ dần từng loại một

Cho bản thân thời gian

– Việc xây dựng thói quen mới có thể sẽ tốn nhiều thời gian. Nhiều người có khả năng hình thành thói quen mới trong ít nhất là một vài tuần, trong khi một số người khác lại phải tốn vài tháng. Khi đang cố gắng phát triển thói quen mới, bạn nên nhớ rằng sẽ phải tốn một khoảng thời gian trước khi nó có thể trở thành thói quen tự động. Bạn nên kiên nhẫn với chính mình trong quá trình này.

Đoán trước trở ngại

– Trong quá trình hình thành thói quen mới, bạn thường sẽ phải đối mặt với một vài trở ngại. Việc hiểu rõ điều này sẽ giúp bạn vượt qua thử thách và không ngừng nỗ lực xây dựng thói quen. Và bạn cũng nên nhớ rằng, ngay cả khi bạn vấp ngã cũng không có nghĩa là bạn sẽ thất bại.

– Ví dụ, nếu một ngày nào đó bạn không muốn đi dạo như kế hoạch đã đề ra, đừng nản lòng. Bạn chỉ cần biết rằng mình đã có một ngày tồi tệ và bạn hoàn toàn có thể đi dạo vào ngày mai.

Bước 2: Đạt được thành công

Đưa ra gợi ý

– Việc tạo ra các gợi ý có thể nhắc nhở bạn thực hiện thói quen mới mỗi ngày. Bạn nên biến một phần nào đó đã có sẵn trong thói quen hằng ngày của bạn thành gợi ý, chẳng hạn như đi tắm vào buổi sáng hoặc pha cà phê. Ví dụ, nếu muốn phát triển thói quen sử dụng chỉ nha khoa mỗi khi chải răng, bạn nên biến quá trình chải răng thành gợi ý cho việc sử dụng chỉ nha khoa.

– Thường xuyên dùng chỉ nha khoa sau khi chải răng, và bạn sẽ khiến cho hành vi này dần dần diễn ra một cách tự động.Nếu không nghĩ ra được gợi ý phù hợp với thói quen mới mà bạn mong muốn, bạn có thể hẹn giờ báo thức trên điện thoại để nhắc nhở bản thân đã đến lúc phải thực hiện hành vi nào đó
Thay đổi môi trường sống

– Bạn có thể làm tăng cơ hội đạt được mục tiêu bằng cách tiến hành thực hiện thay đổi trong môi trường sống của mình. Hãy suy nghĩ về phương pháp mà bạn có thể sử dụng để thay đổi môi trường sống để bạn có thể dễ dàng xây dựng thói quen mới. Thay đổi nào trong môi trường sẽ giúp bạn hình thành thói quen tốt hơn mỗi ngày?

– Ví dụ, nếu muốn thiết lập thói quen đi đến phòng tập thể dục mỗi sáng trước khi đi làm, bạn có thể chuẩn bị sẵn quần áo thể dục vào đêm hôm trước và đặt túi thể dục trước cửa.
Chú tâm hơn

– Một phần của lý do vì sao một vài người lại gặp khó khăn trong việc hình thành thới quen mới tốt đẹp hơn là họ thường cho phép bản thân rơi vào chế độ “tự động” và không suy nghĩ về hành động mà họ đang thực hiện. Nhưng bằng cách chú tâm hơn về hành vi của bản thân, bạn sẽ xây dựng thói quen tốt đẹp dễ dàng hơn. Hãy tự hỏi bản thân câu hỏi về hành vi vô thức có thể ngăn bạn thực hiện thói quen tốt.

– Ví dụ, nếu muốn thiết lập thói quen đi đến phòng tập thể dục vào mỗi sáng, bạn hãy suy nghĩ về yếu tố ngăn cản bạn. Thói quen thông thường vào buổi sáng của bạn là gì? Bạn sử dụng thời gian rỗi của mình như thế nào khi không đi đến phòng tập? Tại sao bạn lại muốn tận dụng thời gian theo cách này? Quá trình này khiến bạn cảm thấy như thế nào?

– Lần tiếp theo khi bạn nhận thức được rằng bản thân bạn đang rơi vào trạng thái tự động và đang quay về với thói quen xấu, hãy đặt câu hỏi cho hành vi và cảm xúc của chính mình để có thể thoát khỏi chu kỳ vô thức này.

Chia sẻ với mọi người

– Bạn có thể tăng thêm trách nhiệm xây dựng thói quen mới cho bản thân bằng cách chia sẻ mục tiêu của bạn với mọi người.Hãy xem xét nhờ bạn bè giúp bạn theo sát thói quen mới của bản thân. Có lẽ là một người nào đó trong số bạn bè của bạn cũng đang hy vọng có thể thiết lập thói quen tốt đẹp hơn cho chính mình, và bạn có thể trả ơn họ bằng cách giúp đỡ họ.

– Hãy chắc chắn rằng người bạn mà bạn nhờ cậy sẽ có cách để khiến bạn theo sát mục tiêu xây dựng thói quen mới của mình. Ví dụ, bạn có thể đưa một số tiền cho họ và yêu cầu họ đừng bao giờ gửi lại chúng cho bạn cho đến khi bạn đã nhiều lần thực hiện thói quen tốt.

Theo dõi sự tiến bộ của bản thân

Việc theo dõi tiến bộ của mình trong quá trình hình thành thói quen mới có thể giúp bạn duy trì động lực và lập chiến lược đối phó khi mọi việc không diễn ra như kế hoạch. Sử dụng nhật ký hoặc ứng dụng trên điện thoại để theo dõi mức độ thường xuyên mà bạn thực hiện thói quen tốt. Bạn thậm chí có thể chia sẻ sự tiến bộ của bạn trên mạng xã hội (Facebook, Twitter, v.v). Việc công khai thông báo về sự tiến bộ của bản thân sẽ giúp bạn duy trì động lực để tiếp tục quá trình hình thành thói quen tốt.
Tự thưởng cho bản thân vì đã theo sát quá trình hình thành thói quen tốt

Bạn có thể duy trì động lực cho chính mình để có thể tiếp tục xây dựng thói quen tốt bằng cách tự thưởng cho bản thân. Lựa chọn phần thưởng nào đó để trao tặng cho chính mình mỗi khi hoàn thành mục tiêu. Những điều đơn giản chẳng hạn như tự thưởng cho bản thân một bộ quần áo mới sau khi đã giảm 4,5 kg có thể đem lại sự khác biệt to lớn trong động lực của bạn để bạn có thể theo sát mục tiêu của mình.Bạn nên chắc chắn rằng bạn lựa chọn phần thưởng lành mạnh và phù hợp với túi tiền để tặng cho chính mình. Khi hoàn thành mục tiêu, hãy nhớ tự thưởng cho bản thân ngay sau đó.

Bước 3: Vượt qua thói quen xấu

Tăng cường khả năng nhận thức

– Sẽ khó để bạn phá vỡ thói quen xấu bởi vì chúng đã ăn sâu trong bạn và trở thành hành vi tự động. Để vượt qua thói quen xấu, điều đầu tiên mà bạn nên làm là có ý thức hơn về nó. Bạn có thể tăng cường sự nhận thức của bản thân đối với thói quen xấu bằng cách ghi chép lại mỗi khi bạn thực hiện chúng.

– Ví dụ, nếu thói quen xấu của bạn là ăn vặt trước bữa ăn chính, bạn có thể đánh một dấu kiểm vào giấy ghi chú mỗi khi bạn nhận thấy bản thân đang thực hiện hành vi này. Bạn nên tiến hành phương pháp này trong một tuần để xem xét mức độ thường xuyên mà bạn thực hiện thói quen này.

– Có ý thức có nghĩa là ‘quan sát’ hành động và khuôn mẫu được hình thành từ thói quen xấu chứ không phải là tự trách bản thân mình. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạn sẽ dễ phạm phải sai lầm cũ hoặc tuân theo thói quen cũ nếu bạn tự dằn vặt bản thân. Những khuôn khổ và thói quen xấu sẽ phai mờ nếu bạn có ý thức về chúng.

Thực hiện các bước phòng ngừa để ngăn chặn thói quen xấu

– Một khi đã có ý thức hơn về thói quen của mình, bạn nên tiến hành thực hiện phương pháp phòng ngừa. Hãy cố gắng gây xao nhãng cho bản thân để bạn không thực hiện thói quen xấu. Nhớ bảo đảm rằng bạn vẫn luôn ghi chép lại trường hợp mà bạn mong muốn thực hiện thói quen xấu cũng như thời điểm mà bạn hoàn toàn có thể cưỡng lại chúng.

– Ví dụ, nếu thèm ăn vặt giữa các bữa ăn chính, bạn có thể uống một cốc nước hoặc đi dạo.
Tự thưởng cho bản thân mỗi khi thành công trong việc cưỡng lại thói quen xấu

– Tự thưởng cho bản thân khi có thể chống lại thôi thúc thực hiện thói quen xấu là rất quan trọng. Phần thưởng sẽ giúp tạo thêm động lực để bạn tiếp tục ngừng thực hiện thói quen không tốt. Đảm bảo rằng phần thưởng mà bạn trao cho bản thân phải là phần thưởng không khuyến khích bạn thực hiện thói quen xấu mà là hướng bạn đến với việc làm điều gì đó thú vị hơn.

Ví dụ, nếu bạn đã có thể chống lại sự cám dỗ trong việc ăn vặt giữa các bữa ăn chính trong vòng 1 tuần, hãy tự thưởng cho bản thân một quyển sách hoặc một buổi chăm sóc tóc tại tiệm làm tóc.

Lời khuyên

Hãy kiên nhẫn. Thay đổi hành vi sẽ cần đến rất nhiều thời gian và nỗ lực.

Cảnh báo

Nếu bạn đang gặp khó khăn với rượu bia hoặc thuốc lá, bạn nên đến gặp chuyên gia để họ giúp bạn thay thế thói quen xấu này bằng một điều gì đó tốt đẹp hơn. Hãy trò chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần để được giúp đỡ.



Nguồn: wikihow

10+ Cách duy trì ngọn lửa đam mê trong làm việc

Nội dung bài viết

1 Tại sao đam mê lại quan trọng?

2 5 cách để luôn giữ niềm đam mê

2.1 1.Hãy luôn nghĩ về lý do để bắt đầu
2.2 2.Phát triển và làm việc có kế hoạch
2.3 3.Theo đuổi mục tiêu đến cùng
2.4 4.Cân bằng công việc và cuộc sống
2.5 5. Luôn tin vào chính mình

3 Cách hành động cụ thể như sau

3.1 Hãy hành động
3.2 Đừng quá sốt sắng
3.3 Đam mê thường gắn với phong cách sống
3.4 Tham dự các buổi phỏng vấn


Tỷ phú Bill Gates từng nói: “Đam mê và thành công luôn đi cùng nhau”. Mọi công việc đều có sự nhàm chán nhất định của nó, thiếu cảm hứng cho công việc không có nghĩa là bạn cần phải chuyển việc hay nhảy qua một lĩnh vực khác mà hãy chủ động tìm lại cảm hứng cho chính bạn. Đừng vội từ bỏ mà tiếp tục nỗ lực cố gắng cho đến khi bạn thành công.

Tại sao đam mê lại quan trọng?

5 cách duy trì ngọn lửa đam mê

Đam mê thực sự hấp dẫn. Khi đam mê đến từ niềm tin rằng bạn thật sự giỏi một điều gì đó, đó là cách chân thật nhất để nói rằng: “Tôi tuyệt vời theo cách riêng của mình!”.

Đam mê sẽ thuyết phục mọi người đi theo bạn. Đam mê sẽ thuyết phục mọi người tin vào bạn. Nhưng quan trọng hơn cả, niềm đam mê sẽ thuyết phục chính bản thân bạn. Đam mê là một cảm xúc đặc biệt nhằm làm cho bạn phát điên và làm việc một cách hăng say bởi bạn tin rằng mình có thể thay đổi và khuấy động được cả thế giới. 

Như tình yêu vậy, một cảm xúc rất đáng để bạn chiến đấu để đạt được nó. Đam mê làm việc có thể mang đến sự đỉnh cao, là ngọn lửa thôi lúc bạn phát triển, lúc bạn vấp ngã thì thứ gì giúp bạn đứng dậy , đó chính là niềm đam mê. Nhưng làm sao để ngon lửa đó cháy xuyên suốt cuộc chơi thì đó lại phải lại học hỏi tìm hiểu. Sau đây là cách giữ ngọn lửa đam mê.

5 cách để luôn giữ niềm đam mê

1. Hãy luôn nghĩ về lý do để bắt đầu

Nếu bạn không chắc chắn nên bắt đầu từ đầu, đừng lo lắng. Có rất nhiều điều bạn có thể nghĩ đến. Sau đó, cố gắng xác định nó là gì. Bạn đã phải cố gắng làm việc, duy trì và phát triển nó như thế nào để có kết quả như hiện tại. Khi thất bại hãy nghĩ về lý do chúng ta bắt đầu, ngọn lửa đam mê luôn cháy trong mình, đó là động lực để bạn đứng dậy tiếp tục phát triển.

2. Phát triển và làm việc có kế hoạch

Kế hoạch nên bao gồm các mục tiêu ngắn hạn dẫn đến mục tiêu dài hạn. Hãy cố gắng nhìn nhận một cách đầy đủ về những gì bạn có thể làm tốt, kể cả khi những điều đó không có vẻ gì là có thể phát triển thành một sự nghiệp. Tốt nhất, bạn nên lập một bản danh sách càng cụ thể càng tốt, dù cho bạn giỏi giúp đỡ, an ủi người khác, hay giỏi vẽ hoặc viết, hay thậm chí chỉ là chăm chỉ đi học hoặc làm học sinh chăm ngoan, nghe lời. 

Bạn cần bắt đầu lại và xóa sạch tâm trí mình về những lộn xộn, những suy nghĩ tiêu cực và những thứ ngăn cản bạn bắt tay vào một hành trình tự khám phá và thực hiện. Bạn cần nhớ rằng đó là một cuộc hành trình dài và nguy hiểm cần nhiều thời gian, lòng dũng cảm và lòng quyết tâm hoàn thành.

3. Theo đuổi mục tiêu đến cùng

Nhiều người hiểu sự cần thiết phải thay đổi nhưng lại luôn dậm chân tại chỗ. Bạn phải quyết tâm và bước đi cứng rắn tiến đến mục tiêu trong kế hoạch đi tìm đam mê của mình. Khi đã xác định được mục tiêu, cái đích cuối cùng thì không ngại gì mà bạn phải từ bỏ. Như mũi tên cũng vậy, khi đã bắn mũi lao đi thi không có gì ngăn chặn lại được chỉ có thế niềm đam mê của bạn mới không phải mất đi

4. Cân bằng công việc và cuộc sống

Việc cân bằng mọi thứ sẽ giúp bạn giảm áp lực, suy nghĩ tích cực hơn trong mọi việc. Mải mê với công việc khiến bạn quên đi việc chăm sóc bản thân, không quan tâm đến gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh. Công việc hiện tại của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn, nếu như bạn biết cách tập trung hơn để xử lý những rắc rối của chính mình. Vì vậy, dù bận rộn đến đâu cũng hãy dành cho mình khoảng thời gian thư giãn, nghỉ ngơi để lấy lại cân bằng trong cuộc sống và công việc.

5. Luôn tin vào chính mình

Nếu bạn không tin vào chính mình và không có ý niệm rằng bạn thực sự có thể đạt được mục tiêu cuộc sống, bạn sẽ không bao giờ làm được. Nếu bạn muốn đạt được điều gì, bạn cần phải có niềm tin nghiêm túc rằng nó khả thi. Nếu bạn muốn sống với đam mê của mình, bạn cần phải nuôi dưỡng niềm tin và có rất nhiều cách để hoàn thành sứ mệnh này.

Cố gắng củng cố khả năng của bạn bằng cách đọc sách, hay những nội dung tạo ra động lực. Tương tự như vậy, hãy ở lại công ty với những con người luôn khuyến khích bạn theo đuổi ước mơ của mình. Hãy hình dung những thứ làm bạn hào hứng và bạn thực sự thấy hạnh phúc khi làm. Tất cả những điều này sẽ củng cố thêm niềm tin của bạn và giúp bạn kết nối với đam mê.

Cách hành động cụ thể như sau

Hãy hành động

Bạn không thể xác định niềm đam mê của mình bằng cách nghĩ về nó mà phải hành động. Hãy đăng ký một lớp học, thử làm một điều gì đó mới mẻ. Thông qua những hoạt động thực tế ở nhiều lĩnh vực, bạn có thể tìm ra niềm đam mê của mình.

Đừng quá sốt sắng

Bạn yêu thích việc làm bánh nướng và bạn mở một cửa hàng. Tuy nhiên, việc thức dậy vào lúc bình minh mỗi ngày, nướng hàng trăm chiếc bánh; phải đối phó với những khách hàng khó tính và sự căng thẳng về vấn đề tài chính có thể khiến bạn quay lại ghét chính niềm đam mê của mình. Bởi vậy, trước khi gắn bản thân vào một kế hoạch với niềm đam mê, hãy xác định xem công việc thực tế có thực sự hấp dẫn bạn hay chỉ là nhất thời.

Đam mê thường gắn với phong cách sống

Việc tìm kiếm niềm đam mê trong công việc gắn liền với việc bạn tìm kiếm phong cách sống mà bạn thích. Thay vì tìm xem mình thích công việc gì, hãy thử nghĩ xem bạn thích sống cuộc sống như thế nào. Từ đó, xác định ngược trở lại một nghề có thể giúp bạn có được cuộc sống như mong muốn.

Tham dự các buổi phỏng vấn

Ngay cả khi bạn không chắc chắn mình sẽ thay đổi công việc hiện tại, bạn cũng vẫn nên gửi thư xin việc để tham gia những cuộc phỏng vấn. Qua đó, sẽ mở rộng hệ thống mạng lưới của bạn, mở rộng triển vọng và tầm nhìn của bạn cũng như nhận ra sự cách biệt giữa những kỹ năng mà bạn có và những kỹ năng mà bạn cần để thỏa mãn cho công việc mình mong muốn.



Nguồn: jobpro

Phát triển bản thân đến hoàn hảo: Sông càng sâu càng “tĩnh lặng”, lúa chín “cúi đầu”…

Sông càng sâu thì càng tĩnh nặng, lúa chín “cúi đầu”
Sông càng sâu thì càng tĩnh nặng, lúa chín “cúi đầu”

Cây lúa lúc mới mọc sẽ đứng thẳng vươn lên, nhưng lúc chín rồi thì lại trĩu nặng cúi xuống. Sông càng sâu, càng thấp thì nước đổ về càng nhiều, lại càng tĩnh lặng.

Con người cũng vậy, lúc còn trẻ thường thích nói, thích thể hiện, nhưng người càng chín chắn, trưởng thành, càng thành công, giàu có, người ta lại càng khiêm nhường, nói ít, làm nhiều.

Tôi từng đọc được một câu chuyện kể về triết gia nổi tiếng ở Hy Lạp thời cổ đại là Socrates, có người tới hỏi ông: “Nghe nói ông học vấn uyên bác nhất thiên hạ, vậy ông có biết khoảng cách giữa trời và đất là bao nhiêu không?”.

Socrates trả lời: “Ba thước”. (khoảng 1 mét).

Người này nghi ngờ: “Thưa ông, ngoài trẻ con ra thì con người chúng ta ai cũng cao tầm 5,6 thước (từ 1m5 – 1m8. Nếu trời và đất chỉ cách nhau có 3 thước, chẳng lẽ chúng ta đã đâm thủng trời rồi sao?”.

Socrates giải thích: “Đúng vậy, nên nếu ai cao hơn ba thước mà muốn đứng được ở giữa trời và đất thì phải biết cúi đầu xuống”.

Câu chuyện này đã đưa ra một bài học sâu sắc đó là biết “cúi đầu”

“Cúi đầu” ở đây không phải là cúi đầu rụt rè sợ hãi, cam chịu, nhẫn nhục, cúi đầu vì thua kém, cúi đầu xấu hổ tự ti, mà là cái cúi đầu đầy khiêm tốn, biết nhận lỗi khi sai, nhìn lại mình.

“Cúi đầu” không chỉ là nói về hành động, mà là cách hành xử của người có đạo đức, có văn hóa. Cúi đầu để ít nói, bớt thể hiện, khoe khoang, mà thay vào đó là sự tập trung làm việc trong im lặng.

Đừng lúc nào cũng đề cao cái tôi bản thân, dương dương tự đắc, cho rằng mình luôn đúng, mình giỏi rồi không cần học nữa, không cần nghe ai nói, không thừa nhận những điều mình còn thiếu xót vì tự ái, như vậy chỉ có thất bại!

Khi biết lùi xuống một bước, biết chấp nhận sai lầm của bản thân, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, đó chính là bước đầu cho một thành công lớn hơn.

“Cúi đầu” cũng chính là để hiểu rõ mình hơn, nhận ra giá trị, vị thế của mình. Biết “cúi đầu” khiêm tốn cũng chính là lúc bạn đã tự nâng mình lên một bậc.



Theo Trần Quốc Phúc

10 cách rèn luyện trí não để thông minh hơn

Không quá khó để cải thiện năng lượng trí óc và có một bộ não làm việc thông minh hơn.
Không ai có thể trở thành một “phiên bản” thông minh hơn của chính mình nếu không có ý thức chủ động cải thiện bản thân.
Không ai có thể trở thành một “phiên bản” thông minh hơn của chính mình nếu không có ý thức chủ động cải thiện bản thân.

Born Realist gợi ý một vài cách rèn luyện trí não giúp bạn trở thành một người thông minh hơn:

1. Không ngừng luyện tập

Luyện tập tạo nên sự hoàn hảo. Hãy lặp đi lặp lại bất cứ thứ gì bạn đang học hỏi cho đến khi trở thành chuyên gia. Chẳng hạn, có thể bạn đang học về một thuật toán nào đó, hãy ôn đi ôn lại, viết đi viết lại nó cho đến khi nó tạo thành một kết nối bền vững trong não.

Cách làm này giúp bạn tăng cường kỹ năng học hỏi và không bị quên đi kiến thức theo thời gian.

2. Trải nghiệm những thử thách mới

Những thử thách giúp não bạn trở nên sắc bén hơn. Một bộ não “rỗng” sẽ chỉ chứa những điều vô bổ, vì vậy, hãy lấp đầy nó bằng cách tự trao cho mình nhiều thử thách khác nhau. Hãy tham gia những lớp học mà bạn từng cho rằng sẽ “chẳng đời nào” mình tham gia, ra ngoài và làm điều gì đó mà bạn từng cảm thấy rất sợ, học nhảy, học võ…

Tích cóp những kỹ năng mới luôn là cách rèn luyện trí não hữu hiệu.
Tích cóp những kỹ năng mới luôn là cách rèn luyện trí não hữu hiệu.

3. Nghe những bài hát yêu thích

Nghe nhạc giúp bạn thư giãn và cảm thấy hạnh phúc. Đó là một trong những cách tốt nhất để có được sức mạnh trí óc. Tác phẩm âm nhạc của những nghệ sĩ yêu thích có thể giúp bạn giảm căng thẳng và chữa chứng mất ngủ.

Vì vậy, hãy nghe khoảng 25 bài hát đầu tiên trong danh sách những bài hát yêu thích của bạn để cải thiện trí óc.

4. Ghi chú lại những suy nghĩ

Hãy lấy một quyển sổ ghi chú và ghi lại những suy nghĩ của bạn vào đó. Não bạn luôn phải liên tục “chiến đấu” với những suy nghĩ khác nhau, vì vậy, hãy “viện trợ” cho nó bằng cách viết tất cả những suy nghĩ đó ra. Cách này giúp bạn định hình, sắp xếp lại chúng một cách rõ ràng hơn và có thêm thời gian để tư duy về mỗi vấn đề.

Đồng thời, việc viết ra giấy giúp cho những suy nghĩ này được lưu lại, ngay cả khi bạn sẽ quên chúng sau này, và nhờ đó, bạn sẽ không bỏ lỡ một sự kiện quan trọng hoặc một vấn đề dang dở mình từng lên kế hoạch hoàn thành.

5. Nghĩ về những cảm xúc tích cực

Đừng để những cảm xúc tiêu cực chiếm hữu và ngăn bạn đạt được tiềm năng tối đa của năng lượng trí não.

Nghĩ về tất cả những điều tích cực đã, đang và có thể diễn ra, ngay cả từ thất bại. Thất bại thậm chí cũng giúp bạn học hỏi được những điều mới mẻ, trao cho bạn một góc nhìn mới, xóa nhòa những suy nghĩ tiêu cực và giúp bạn nhìn thấy được “bức tranh” lớn hơn.

6. Học cách đọc nhanh

Đọc nhanh chính là công cụ của người thông minh. Khi tìm hiểu vấn đề gì đó, bạn sẽ phải đọc sách, báo hoặc tạp chí để có được những thông tin hữu ích. Do đó, bạn cần phải học cách đọc nhanh để tiết kiệm thời gian.

Đọc nhanh còn giúp tâm trí bạn tập trung hơn, trao cho bạn thêm năng lượng trí não để tổng hợp vấn đề và ra quyết định nhanh chóng.

7. Tập thiền hoặc yoga

Yoga giúp bạn kéo căng toàn bộ cơ thể và giữ cho não bộ luôn tham gia vào quá trình vận động đó. Điều quan trọng là yoga giúp kết nối não bộ với cơ thể và giúp bạn nhận thức tốt hơn về mọi thứ xung quanh.

Cả thiền và yoga đều giúp bạn tập trung tốt hơn vào những nhiệm vụ của mình và trao cho tâm trí bạn nguồn năng lượng mà nó luôn mong muốn.

8. Ý thức và tập trung vào hiện tại

Hãy dừng cách làm việc đa nhiệm lại. Tình trạng thường xảy ra là bạn đang làm một việc và tâm trí bạn lại nghĩ về việc khác và do đó, bạn bị mất tập trung. Hãy hít một hơi sâu, tập trung vào chỉ một việc ở một thời điểm và hoàn thành nó với sự hài lòng hoàn toàn, chỉ khi đó mới chuyển sang phần việc khác.

Cách làm này trao cho bạn sức mạnh tâm trí để tập trung và nhạy bén trong mọi tình huống, đồng thời giải phóng hoàn toàn những áp lực.

9. Khởi động lại đồng hồ sinh học

Đôi khi bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, chếnh choáng cả vào buổi tối lẫn buổi sáng. Đó là bởi vì đồng hồ sinh học (nhịp sinh học bên trong cơ thể) có thể đang bị rối loạn. Trong trường hợp đó, bạn cần phải khởi động lại hệ thống bằng cách nói “không” với chất caffeine và đường. Chúng chính là kẻ thù lớn nhất cho năng lượng trí não.

Thay vào đó, hãy để ánh sáng mặt trời tác động trực tiếp vào cơ thể vào buổi sáng nhằm giúp bạn tươi tỉnh và thoát khỏi trạng thái buồn ngủ. Hãy dùng những ứng dụng di động để theo dõi giấc ngủ và thiếp lập lại một thói quen ngủ phù hợp.

10. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho não

Để não có thể phát huy sức mạnh tối đa, bạn cần cung cấp cho nó đủ các loại chất dinh dưỡng cần thiết.

Nhiều người có xu hướng theo đuổi những chế độ ăn kiêng “khắc khổ” để giảm cân, do đó bị thiếu các axit béo như Omega 3 – nhiên liệu thiết yếu cho não bộ.

Có thể tham khảo một số loại thực phẩm chứa chất béo vừa có lợi cho chế độ ăn kiêng vừa giúp bạn trở nên thông minh hơn là dầu dừa, dầu ô liu, cá hồi và bơ hạnh nhân.



Nguồn: doanhnhansaigon

15 Phương pháp đơn giản để trở nên thông minh và sáng tạo hơn



“Sáng tạo” là một cụm từ mà chúng ta thường nghe thấy trong cuộc sống cũng như công việc. Ai cũng muốn sáng tạo, muốn “think outside the box” nhưng đôi khi, sức sáng tạo của chúng ta lại nằm trong một chiếc hộp vô hình mà ta không hề hay biết. 

Vậy làm thế nào để phá vỡ chiếc hộp vô hình đó, để có thể sáng tạo mọi lúc mọi nơi? 

Hãy cùng chúng tôi đón xem 15 phương pháp đơn giản để trở nên sáng tạo hơn nhé.

1. Viết hoặc vẽ ra bất cứ những gì mình nghĩ

Sáng tạo chính là việc cho ra những ý tưởng mới, và những ý tưởng mới “xuất thần” có thể nảy ra trong đầu chúng ta bất cứ lúc nào, tại bất cứ đâu và trong bất cứ thời điểm nào. Bạn hãy sẵn sàng mang theo sổ tay hoặc giấy nhớ cùng cây bút để ghi lại những ý tưởng này nhá. Bởi lẽ, nếu như bạn không ghi ra, rất có thể những ý tưởng hay sẽ lóe lên và rồi trôi đi mất do những suy nghĩ khác trong cuộc sống bộn bề. Với một cuốn sổ tay và cây bút, bạn không chỉ có thể ghi lại ý tưởng mọi lúc mọi nơi mà còn có thể viết hoặc vẽ không gò bó trong khuôn khổ nào cả. Không cần viết theo dòng, không cần dấu chấm câu, thậm chí là vừa viết vừa vẽ. Chính những ý tưởng bất chợt nảy ra trong đầu, được viết một cách tự do sẽ giúp chúng ta ghi lại những ý tưởng ấy theo cách sáng tạo nhất. Có thể những ý tưởng nảy ra là có ích với chúng ta ngay lập tức, nhưng cũng có thể đó chỉ đơn giản là một ý tưởng mà bạn thấy “hay hay”, nhưng rồi một ngày nào đó bạn mở cuốn sổ ra đọc lại biết đâu những ý tưởng ấy sẽ có ích hoặc khiến bạn nảy ra ý tưởng sáng tạo mới?

Hãy nhớ nhé, luôn luôn mang theo sổ tay, giấy nhớ và viết hoặc vẽ ra bất cứ những gì mình nghĩ để lưu lại những ý tưởng ấy nếu không chúng sẽ trôi đi.

Viết ra những ý tưởngViết ra những ý tưởng

2. Ghi lại những giấc mơ

Cũng giống như viết hoặc vẽ ra bất cứ những gì mình nghĩ, việc ghi lại những giấc mơ cũng là một phương pháp ghi lại những ý tưởng sáng tạo “xuất thần”. Khi chúng ta ngủ, hầu hết mọi bộ phận trên cơ thể đều nghỉ ngơi nhưng không phải tất cả bởi một phần não bộ vẫn làm việc. Trong giấc ngủ REM, một phần não bộ của chúng ta hoạt động và sản sinh ra những ảo ảnh với tất cả các tri giác: hình ảnh, âm thanh, màu sắc, mùi vị, cảm nhận, cảm xúc…mà phá vỡ hoàn toàn những logic hay giới hạn suy nghĩ trong cuộc sống. Bởi vậy, giấc mơ chính là một sản phẩm tự nhiên, khách quan, tự do sáng tạo của não bộ mà chúng ta không chủ ý tạo ra. Có thể ví những giấc mơ như một mỏ vàng của ý tưởng, nếu chúng ta biết khai thác sẽ cho ra những ý tưởng sáng tạo tuyệt vời.Trên thực tế, nhiều nhà văn, nghệ sĩ hay nhà khoa học thừa nhận ý tưởng của họ đến từ những giấc mơ. Paul McCartney – thành viên của nhóm nhạc The Beatles, nói rằng ông đã tỉnh giấc với giai điệu nhạc phẩm Yesterday trong đầu. Nữ nhà văn Mary Shelley nói bà đã mơ về một nhà khoa học sử dụng máy móc tạo ra một sinh vật sống để rồi sau đó bà đã viết nên tác phẩm Frankenstein.

Những giấc mơ là nguồn ý tưởng sáng tạo vô tậnNhững giấc mơ là nguồn ý tưởng sáng tạo vô tận

3. Nghe những bài hát mới, xem những bộ phim mới

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật giải trí có tác động tới não bộ rất nhiều. Thông thường, mỗi người sẽ có một gu âm nhạc riêng, một thần tượng riêng và thường nghe theo gu và thần tượng ấy. Ví dụ như có những người chỉ nghe nhạc V-Pop và thích Sơn Tùng MTP, có người lại thích nhạc K-Pop và có người thích nhạc US-UK. Có người thích nhạc cổ điển, có người thích nhạc Rock, có người thích nhạc Rap, có người thích nhạc Jazz. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người cùng thích một loại hình âm nhạc thường có ít nhiều điểm tương đồng về phong cách sống, cách suy nghĩ, cách xử sự và sự sáng tạo. Bởi vậy, khi chúng ta nghe những bài hát mới, chúng ta đã bước ra khỏi chiếc hộp mà loại hình âm nhạc ấy tạo ra. Chúng ta có thể khám phá những điều mới mẻ trong giai điệu, lời bài hát và rất có thể những bài hát mới, những bài hát chúng ta chưa từng nghe bao giờ sẽ tạo ra cảm hứng sáng tạo cho chúng ta.Bên cạnh đó, việc xem những bộ phim mới cũng sẽ đem đến những trải nghiệm thú vị. Mỗi bộ phim là đúc kết tư tưởng, ý nghĩa của các đạo diễn khác nhau, trong bối cảnh xã hội khác nhau và có những nhân vật, câu thoại khác nhau. Việc nghe những bài hát mới, xem những bộ phim mới sẽ giúp cho tâm trí chúng ta tiếp cận với những điều mới mẻ để tự do sáng tạo.

Nghe những bài hát mới, xem những bộ phim mớiNghe những bài hát mới, xem những bộ phim mới

4. Brainstorm

Brainstorm có nghĩa là “bão não”, là một phương pháp tư duy sáng tạo trong teamwork để đưa ra ý tưởng, tìm ra giải pháp phổ biến và hiệu quả nhất. Cụm từ này được phát minh bởi ông trùm ngành quảng cáo Alex Faickney Osborn sau khi gặp phải vấn đề về ý tưởng quảng cáo từ sự bế tắc của lớp nhân viên, đã quyết định gom tất cả bọn họ vào một phòng và “vắt kiệt” bất cứ ý tưởng nào được nêu ra.Trong phương pháp brainstorm, mỗi thành viên trong nhóm đều được khuyến khích suy nghĩ và tìm ra càng nhiều ý tưởng càng tốt, cho dù ý nghĩ đó điên rồ hay kém khả thi thế nào đi chăng nữa. Với phương pháp này, các thành viên trong nhóm sẽ vận động tối đa khả năng sáng tạo, cộng hưởng lẫn nhau từ những ý tưởng của người khác cũng như bàn luận, phản biện để có thể tìm ra ý tưởng sáng tạo nhất, phù hợp nhất. Tuy nhiên, brainstorm cũng phải tuân theo một số nguyên tắc sau nếu không muốn nó trở thành cái chợ:
Số lượng thành viên tối ưu ở mức 5-7 người
Có một người đứng ra chủ trì khách quan, quyết đoán
Không được phép bác bỏ, chỉ trích, phản biện bất cứ ý tưởng nào trong quá trình đóng góp. Việc phản biện, đánh giá ưu/nhược điểm chỉ được thực hiện trong phần đánh giá sau đó.

Phương pháp BrainstormPhương pháp Brainstorm

5. Đi du lịch, khám phá

Một hoạt động khác cũng kích thích khả năng sáng tạo, đó chính là đi du lịch, khám phá. Việc đi du lịch, khám phá không chỉ giúp cho đầu óc chúng ta thoải mái, thư giãn hơn mà còn có hiệu quả trong việc tạm thời kéo chúng ta ra khỏi công việc, để có thể tự do suy nghĩ, sáng tạo cũng như có cái nhìn thấu đáo hơn để tìm ra ý tưởng, giải pháp sáng tạo. Đi du lịch, khám phá cũng cho chúng ta thêm nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm, tiếp xúc với nhiều người khác nhau, đến những vùng đất khác nhau và cảm hứng tuôn trào từ những khung cảnh thiên nhiên hay phong tục tập quán, văn hóa địa phương. Đây là những nguồn cảm hứng sáng tạo đầy hứng khởi và mới lạ mà nếu như cứ chỉ ở một chỗ bạn sẽ không bao giờ có được.

Đi du lịch, khám pháĐi du lịch, khám phá

6. Nhấm nháp một tách cafe khi làm việc

Trong công việc đòi hỏi sự sáng tạo, cafe gần như là thức uống không thể thiếu, vì sao vậy? Là bởi trong cafe có chất cafein kích thích thần kinh não bộ, giúp chúng ta tỉnh táo hơn, hưng phấn hơn, cải thiện tâm trạng, phản ứng, bộ nhớ cũng như khả năng sáng tạo của não bộ. Khi đầu óc tỉnh táo, hưng phấn và ngập tràn năng lượng, chắc chắn khả năng sáng tạo và tìm ra những ý tưởng mới cũng đến một cách dễ dàng, thuận lợi hơn. Nhấm nháp một tách cafe khi làm việc vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều sẽ giúp đầu óc tỉnh táo, hưng phấn để thoải mái sáng tạo. Tuy nhiên các bạn hãy nhớ rằng không nên lạm dụng cafe quá nhiều bởi cafein sẽ khiến bạn khó ngủ vào buổi đêm, nếu như bạn bị mất ngủ thì ngày làm việc hôm sau sẽ vô cùng mệt mỏi và bởi vậy không thể sáng tạo được gì. Thêm nữa, cafein cũng là một chất gây nghiện, nếu lạm dụng quá đà thì hệ thần kinh sẽ phụ thuộc vào cafein, không làm việc hiệu quả khi thiếu đi chất này.

Nhấm nháp cafe khi làm việcNhấm nháp cafe khi làm việc

7. Thay đổi không gian làm việc

Làm việc trong một không gian quá quen thuộc cũng là một rào cản sự sáng tạo. Bởi vậy, thỉnh thoảng bạn hãy thay đổi không gian làm việc để tạo cảm giác mới mẻ cho bản thân. Việc thay đổi không gian làm việc có hai cách chủ yếu:Cách thứ nhất, đó là dọn dẹp, sắp xếp lại không gian làm việc của mình. Xếp lại đống giấy tờ lộn xộn trên bàn, thay đổi vị trí bàn làm việc, sắp xếp lại giá sách, thay đổi trang trí trên tường… Những việc ấy sẽ tạo cho bạn một không gian làm việc mới mẻ hơn, giúp tăng khả năng sáng tạo ra những ý tưởng mới.Và cách thứ hai là bạn hãy rời khỏi phòng làm việc của mình để đến làm việc tại những không gian công cộng như công viên, quán cafe… Tại những không gian công cộng, chúng ta sẽ tiếp xúc với một không gian mở, với sự mới lạ trong cảnh vật, bài trí, không gian cũng như đôi chút ồn ào, tấp nập của quán cafe sẽ giúp cải thiện tâm trạng và đem đến nguồn cảm hứng sáng tạo vô cùng.

Thay đổi không gian làm việcThay đổi không gian làm việc

8. Phá bỏ giới hạn của trí tưởng tượng

Có thể nói tưởng tượng chính là một yếu tố quan trọng trong sáng tạo. Đôi khi tưởng tượng có phần quá bay bổng, mơ mộng, phi thực tế nhưng đừng lo, hãy phá bỏ giới hạn của trí tưởng tượng. Khi đó, bạn sẽ có được những ý tưởng điên rồ nhất, mơ mộng nhất, siêu thực nhất, phi lý nhất nhưng cũng có thể là sáng tạo nhất, tuyệt vời nhất. Một trong những yếu tố tạo nên thành công của Walt Disney – ông chủ của hãng giải trí lớn nhất thế giới cùng tên, đó là ông luôn giữ được sức sáng tạo, trí tưởng tượng của trẻ con. Điều này giúp hãng phim của ông sáng tạo ra những bộ phim hoạt hình đã trở nên bất hủ như Mickey, Donald… Hãy phá bỏ giới hạn của trí tưởng tượng và tưởng tượng như một đứa trẻ để có thể “think outside the box” và trở nên sáng tạo hơn nhé.

Hãy phá bỏ giới hạn của trí tưởng tượngHãy phá bỏ giới hạn của trí tưởng tượng

9. Trò chuyện với những người sáng tạo

Trò chuyện cùng những người sáng tạoTrò chuyện cùng những người sáng tạo

Việc trò chuyện với những người sáng tạo cũng gần giống như “brainstorm” nhưng theo một xu hướng mở hơn và thoải mái hơn. Trong những buổi “cafe chém gió”, những người sáng tạo luôn nói những thứ có phần điên rồ và không tưởng nhưng chính những buổi nói chuyện như vậy lại có thể kích thích khả năng sáng tạo của chúng ta bởi lẽ sáng tạo là những ý tưởng mới có cảm hứng từ những ý tưởng cũ. Trò chuyện với những người sáng tạo sẽ tạo nên một bầu không khí chung sôi nổi, hăng say, sáng tạo, qua đó mỗi thành viên sẽ học hỏi và lấy cảm hứng từ những người xung quanh để tâm trí có thể sáng tạo theo một cách ngẫu hứng, thoải mái, tự nhiên nhất.

10. Đọc thật nhiều

Một điều khác cũng vô cùng quan trọng trong sáng tạo, đó là hãy đọc thật nhiều. Đọc tất cả mọi thể loại, trên bất cứ phương tiện thông tin, sách báo nào. Bởi lẽ chữ viết là một phương thức lưu giữ tri thức, bạn đọc càng nhiều thì sẽ càng có nhiều vốn tri thức trong đầu của mình, qua đó có nhiều cảm hứng và ý tưởng để sáng tạo hơn. Việc đọc thật nhiều cũng giúp chúng ta biết thật rộng, mà biết càng rộng thì sáng tạo càng có cơ sở, nền tảng hơn. Đôi khi một vài thông tin bất ngờ trên tờ giấy báo gói xôi buổi sáng lại đem đến cho ta một ý tưởng sáng tạo nào đó. Hầu hết những người sáng tạo đều có thói quen đọc sách và họ đọc rất nhiều. Văn hóa đọc có thể coi như là một cuộc du lịch, khám phá trong tâm trí, bởi vậy hãy đọc thật nhiều để trở nên sáng tạo hơn nhé.

Đọc thật nhiềuĐọc thật nhiều

11. Liên kết các sự vật, ý tưởng

Phương pháp liên kết các sự vật, ý tưởng là một phương pháp của người Nhật – một dân tộc được xem như là cần cù, chăm chỉ và sáng tạo bậc nhất thế giới. Thực chất, phương pháp này thuộc phạm trù của logic. Chúng ta thường được biết rằng logic thuộc về khả năng não trái còn sáng tạo thuộc phạm vi não phải nhưng điều này không hoàn toàn đúng bởi sáng tạo là liên kết các sự vật, ý tưởng cũ thành một ý tưởng mới, theo Jack Foster – một người vô cùng thành công trong ngành quảng cáo.Ta có thể lấy ví dụ như này về liên kết các sự vật, ý tưởng:
Một chiếc bàn chải đánh răng
Một cây đàn

Hai sự vật tưởng chừng không liên quan gì đến nhau đó nhưng khi liên kết lại, ta sẽ được một chiếc bàn chải đánh răng có thể phát nhạc, rất phù hợp cho những đối tượng trẻ em và các bạn gái tuổi teen.Trong lịch sử, sự liên kết các sự vật, ý tưởng đã đưa ra nhiều sáng kiến thay đổi nhân loại, đơn cử như liên kết điện thoại di động và máy ảnh, máy nghe nhạc và máy tính và trở thành smart phone mà chúng ta đang sử dụng ngày nay.

Liên kết các sự vật, ý tưởng với nhauLiên kết các sự vật, ý tưởng với nhau

12. Đi làm những công việc vặt

Có thể bạn đã biết rằng Albert Einstein nghĩ ra những ý tưởng của mình khi cạo râu, hay Archimedesnghĩ ra lực đẩy của nước khi đi tắm. Ludwig van Beethoven cũng thường sáng tác nhạc trong nhà tắm. Thực vậy, khi chúng ta đi làm những công việc vặt, trong lúc tay chân vẫn hoạt động thì não bộ sẽ thảnh thơi và tích cực suy nghĩ. Tuy nhiên hãy nhớ rằng điều đó chỉ đến với những việc vặt, không đòi hỏi sự tập trung cao. Bởi vậy, nếu bạn muốn tìm ra một ý tưởng sáng tạo, hãy đi làm những công việc vặt như cạo râu, rửa bát, nấu ăn, quét nhà, đạp xe, đi tắm…

Đi làm những công việc vặtĐi làm những công việc vặt

13. Luôn luôn đặt ra những câu hỏi tích cực

Tò mò là một đức tính vô cùng tốt của trẻ em mà người lớn đôi khi lại lấy làm khó chịu. Steve Jobs có câu: “luôn luôn khát khao, luôn luôn dại khờ”, và cũng như câu nói ấy, bạn hãy luôn luôn đặt ra những câu hỏi tích cực để có thể thỏa sức sáng tạo hơn nhé. Đó là những câu hỏi kiểu như “vì sao…”, “tại sao không…”, “nếu…thì…”. Những câu hỏi như vậy sẽ định hướng cho tư duy của chúng ta tìm ra bản chất của vấn đề, cũng như đặt ra những giả thiết mới để có thể sáng tạo hơn, có thể “think outside the box”. Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh những câu hỏi tiêu cực như “nhỡ…thì sao” nhé.

Luôn luôn đặt ra những câu hỏi tích cựcLuôn luôn đặt ra những câu hỏi tích cực

14. Tham dự các sự kiện, hội thảo, khóa học

Việc tham dự các sự kiện, hội thảo, khóa học cũng vô cùng có ích cho sự sáng tạo cũng như tìm kiếm các ý tưởng mới. Các sự kiện, hội thảo, khóa học thường có sự tham dự của nhiều người, trong đó có những chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau tùy theo chủ đề của sự kiện, hội thảo, khóa học. Tham dự các sự kiện, hội thảo, khóa học có thể đem đến cho chúng ta nhiều hiểu biết, trải nghiệm, kiến thức, kỹ năng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, qua đó làm phong phú thêm vốn sống, tri thức, kỹ năng để chúng ta có thể liên kết chúng lại và đưa ra những ý tưởng sáng tạo mới.

Tham dự các sự kiện, hội thảo, khóa họcTham dự các sự kiện, hội thảo, khóa học

15. Ăn uống điều độ, hoạt động thể chất lành mạnh để có một sức khỏe dồi dào

Và cuối cùng, bạn đừng quên ăn uống điều độ, hoạt động thể chất lành mạnh để có một sức khỏe dồi dào nhé. Bởi lẽ chỉ khi cơ thể chúng ta khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái, chúng ta mới có cảm hứng để sáng tạo cũng như khi ấy, bộ não của ta mới hoạt động được một cách hiệu quả. Sức khỏe là vốn sống quan trọng nhất, có sức khỏe là có tất cả, bởi vậy hãy chăm sóc sức khỏe của mình cho thật tốt cũng là một phương pháp nền tảng trong top 15 phương pháp đơn giản để trở nên sáng tạo hơn đó nha.

Ăn uống điều độ, hoạt động thể chất lành mạnh để có một sức khỏe dồi dàoĂn uống điều độ, hoạt động thể chất lành mạnh để có một sức khỏe dồi dào

Bên trên là 15 phương pháp đơn giản để trở nên sáng tạo hơn. Các bạn hãy rèn luyện thường xuyên mỗi ngày, giữ vững niềm tin, khát vọng, ngọn lửa đam mê, niềm vui trong công việc và cuộc sống. Chúc các bạn thành công!



Nguồn : toplist

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2021

10 Phong cách sống trên Thế Giới (Phần 1)

Có thể bạn đã nghe đến những cái tên như hygge – phong cách sống tìm hạnh phúc từ những điều bình dị của người Đan Mạch hay quan niệm sống lagom – “biết đủ là hạnh phúc” của người Thuỵ Điển.

Vùng đất hạnh phúc nhất thế giới Bắc Âu với lối sống văn minh, lành mạnh luôn được sự ngưỡng mộ của thế giới. Vậy rồi mình tự hỏi, trên thế giới còn có những phong cách sống nổi tiếng nào khác không? 

Và sau khi tìm hiểu, đây là bài tổng hợp nhỏ của mình với 10 phong cách sống khác nhau trên thế giới.

1. Lagom – Biết đủ là hạnh phúc

Biết đủ là hạnh phúc

Đây là một niềm tự hào của người Thuỵ Điển. Mặc dù chúng ta và truyền thông cả thế giới mới bắt đầu chú ý đến nó những năm gần đây, thì lối sống ấy đã hình thành và len lỏi vào đời sống hằng ngày của người Thuỵ Điển hàng ngàn năm nay.

Lagom là vừa đủ, cân bằng, là không quá nhiều cũng không quá ít. Thật khó để có thể dùng từ nào khác để chuyển tải trọn vẹn ý nghĩa của Lagom. Lagom là một từ của riêng người Thuỵ Điển. Lagom cũng chính là người Thuỵ Điển. Phong cách sống ấy đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động, suy nghĩ, từ cách tư duy, đến lối hành xử đều thể hiện tinh thần lagom. Ở Việt Nam, mình nghĩ câu nói vui “Vui thôi đừng vui quá” có thể gần giống với lagom.

Bạn sẽ cảm nhận điều đó qua cách nói chuyện từ tốn, không quá nồng nhiệt nhưng cũng chẳng thiếu sự chân thành của người dân đất nước Bắc Âu này. Họ bảo vệ chính kiến của mình nhưng cũng không phô bày cái tôi để bảo vệ quan điểm cá nhân ở mức căng thẳng. Bởi họ tin rằng vừa đủ trong lời nói sẽ giúp họ tránh tạo ra những rối ren không cần thiết.

Bạn sẽ thấy điều đó qua không gian sống ấm cúng, tiện nghi nhưng không quá hiện đại hay hào nhoáng. Đơn giản, tinh tế và thoáng đãng là những gì bạn có thể cảm nhận qua ngôi nhà của nguời dân nơi đây.
Hay như trong thiết kế, sự thanh lịch được đẩy lên hàng đầu với những thiết kế gọn gàng, đơn giản cùng gam màu trầm tinh tế. Hai thương hiệu giúp đưa tinh thần ấy lan toả ra toàn thế giới là nhãn hàng thời trang H&M và nội thất IKEA.

Lagom như một khả năng mà ta biết chính xác đâu là giới hạn và điểm dừng đúng lúc. Thêm chút cũng không được mà ít hơn một chút thì cũng hỏng. Vừa đủ có phải là hoàn hảo không? Mình nghĩ nó hoàn hảo bởi vì nó không vượt qua giới hạn của sự nhàm chán vì đơn điệu hay lố lăng vì tham lam quá nhiều. Nó lại gợi chút gì đó an toàn và không bức phá. Nhưng lagom lại đẹp theo một cách vừa vặn nào đó.

Mình nghĩ rằng lagom được ưa chuộng nhiều đến vậy là bởi nó như một sự “cứu rỗi” cho những tâm hồn đang dần trở nên quá mệt mỏi với thời đại tiêu dùng như hiện nay. Khi xã hội bắt bạn phải chạy đua để có được những điều bạn không chắc mình có cần hay không thì lagom xuất hiện, vẽ ra một con đường đi đến hạnh phúc khác. Biết đủ là hạnh phúc, vừa đủ là tự do.

Mình chợt nghĩ rằng lagom được cả thế giới ngưỡng mộ bởi nó xuất phát từ quốc gia Thuỵ Điển – một quốc gia đại diện cho sự thịnh vượng và văn minh. Nếu bạn tuyên bố theo đuổi lối sống này ở Việt Nam, có thể bạn sẽ bị quy chụp là sống không có ý chí cầu tiến. Nhưng mình cũng nhận ra rằng, lagom không nằm ở biểu hiện bên ngoài, nó cũng không xuất phát từ Thuỵ Điển, nó ở trong tâm khảm của người dân nơi ấy. Họ “lagom” khi họ cũng chằng biết là mình “lagom”. Và để được như thế, bạn phải hiểu chính mình, biết mình đang làm gì, đang theo đuổi điều gì… Vì đơn giản “vừa đủ” hay không chỉ có bạn mới có thể “đong đếm” và cảm nhận.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về lagom qua những đầu sách đã xuất bản ở Việt Nam như:
-* Lagom – Vừa Đủ – Đẳng Cấp Sống Của Người Thụy Điển do First News Trí Việt phát hành
* LAGOM – Biết đủ mới là Tự do do Bloom Books phát hành

2. Hygge – hạnh phúc từ những điều nhỏ bé

Hygge – hạnh phúc từ những điều nhỏ bé

“Mỗi quốc gia có những giá trị cốt lõi khác nhau để làm nền tảng cho việc hiểu và định hình đặc điểm dân tộc mình. Người Mỹ yêu thích sự tự do cá nhân, người Pháp có danh vọng, còn người Đức đề cao tính kỉ luật và sự chính xác. Đối với người Đan Mạch, hygge chắc chắn là một trong những giá trị cốt lõi.” – Trích sách “Hygge- Hạnh phúc từ những điều nhỏ bé”

Trong cuốn ebook mới nhất của mình “#iknowme, #iloveme_more” mình có dành một phần chia sẻ về cách để chúng ta tự chủ động có được hạnh phúc cho mình. Mình viết phần này dựa trên hai nhận định “Con người về cơ bản là… hạnh phúc” và “Cuộc sống về cơ bản là… đáng yêu”. Tất cả những chia sẻ ấy mình học được một phần là từ phong cách sống hygge.

Hygge khuyến khích chúng ta cảm nhận hạnh phúc từ những điều có sẵn xung quanh. Ví dụ như khi gõ những dòng này đây, mình đang ngồi trong phòng, trước mặt là cửa sổ, nhìn ra dàn hoa hồng đang nở rộ, bên ngoài trời lất phất mưa và mình để mặc cho gió hoà cùng vài giọt mưa phả vào mặt mát lạnh. Mình thấy hạnh phúc và trọn vẹn ngay khoảnh khắc này. Đó chính là hygge.

Hay như trước đây khi mình viết review cuốn sách nói về hygge, một bạn đã bình luận thế này : ”Hygge của mình là ngồi ở quán quen, nghe nhạc jazz và xem một bộ phim cũ. Là đi dạo siêu thị, đọc nhãn mác thành phần của sản phẩm, xem cái nào lợi, hại ra sao, đắt hay rẻ (sở thích hơi bị nội trợ luôn :3). Sau đó, mình sẽ chui tọt vào nhà sách, lượn lờ ở đó 3-4 tiếng chỉ để đọc chui. Hoặc là khi đạp xe một mình khắp thành phố, rẽ vào những con đường lạ, tìm những góc nhỏ xinh xinh để thấy cuộc sống đáng yêu nhường nào. Ôi hygge kinh khủng.” Đó cũng chính là hygge đấy.

Bạn có thể đọc những dòng hygge này và cảm thấy hạnh phúc lây thì mình cũng bảo đảm rằng bạn cũng hạnh phúc được như vậy. Hãy nhìn xung quanh và tìm cho mình “một dấu hiệu” của hygge. Mình chắc chắn là bạn sẽ tìm được rất nhiều.

Và để kết mình xin lại trích dẫn một đoạn trích trong cuốn sách nhỏ của First News “Có thể Hygge không phải là đáp án cho mọi câu hỏi lớn, nhưng chắc chắn Hygge là một lời mời gọi chúng ta suy nghĩ về cuộc sống và hạnh phúc dưới một góc nhìn rộng hơn. Hygge là lời mời gọi tận hưởng những thứ nhỏ bé trong cuộc sống, bởi vì thật ra đó chính là những điều to lớn”.

Bạn có thể tìm hiểu về hygge qua những cuốn sách:
* Hygge – Hạnh Phúc Từ Những Điều Nhỏ Bé củaFirst News Trí Việt
* Cảm Giác Hygge – Về Ánh Sáng, Sự Ấm Áp Và Những Điều Bí Mật Khác của Bloom Books

3. Sisu- vượt qua tất cả

Sisu- vượt qua tất cả

Thế giới phá vỡ mọi người và sau đó rất nhiều người đã trở nên mạnh mẽ ở những nơi đổ nát.
– Ernest Hemingway –

Nếu hai phong cách sống trên có thể khiến bạn tự hỏi “Cuộc sống đâu có để yên cho ta hạnh phúc !” thì sisu là tinh thần mà mình nghĩ rất hợp để trả lời câu hỏi đó.

Sisu là niềm tự hào của Phần Lan- một quốc gia Bắc Âu khác. Sisu không có từ tương đương trong tiếng Anh và ở Phần Lan cũng không ai biết được định nghĩa chính xác của sisu. Đó là tổ hợp của nhiều đặc điểm khác nhau, bao gồm quyết tâm sắt đá, nghị lực, lòng can đảm, sự dũng cảm, ý chí bền bỉ, sự ngoan cường và kiên trì.

Cũng giống như hạnh phúc, nghịch cảnh là một phần cuả cuộc sống. Vào những lúc cuộc đời “thử thách” ta, sisu sẽ xuất hiện. Như tác giả Joanna Nylund viết trong cuốn sách Sisu của mình “Có những thời điểm mà tất cả chúng ta đều sẽ trải qua. Nó có thể đến sớm hoặc muộn, với những hình thái khác nhau, nhưng tất cả chúng ta sẽ phải đối mặt với nó – khoảnh khắc mà ta chỉ có thể lực chọn một trong hai phương án: buông tay để từ bỏ, hay thắt chặt dây an toàn để tiến lên phía trước.” Với tinh thần sisu, chúng ta sẽ sẵn sàng chọn phương án phù hợp nhất với mình. Bởi mình nghĩ từ bỏ trong một vài tình huống cần thiết cũng cần rất nhiều sự can đảm.

Sisu không cổ vũ hay tạo ra những con người thiện chiến, những cố máy chiến đấu không ngừng nghĩ. Sisu là tinh thần để bạn có thể đối mặt và vượt qua thử thách trong cuộc sống.

Và theo người Phần Lan, có tới năm yếu tố làm nên tinh thần sisu: kiểm soát stress, kiên trì, trung thực, bản lĩnh đứng dậy sau vấp ngã, sẵn sàng điều chỉnh lý tưởng và mục tiêu.

Mình nghĩ chúng ta đều luôn mang tinh thần sisu trong người, dù mình không đặt cho nó một cái tên. Nên hãy tự hào và thấy vui vì từ đây, mỗi khi chúng ta dũng cảm đối mặt với khó khăn và vượt qua được giai đoạn ấy, chúng ta đều biết rằng chúng ta đã có tinh thần sisu.

Bạn có thể tìm đọc thêm về sisu qua cuốn sách SISU – Vượt Qua Tất Cả – Nghệ Thuật Sống Của Người Phần Lan do First News Trí Việt phát hành.

4. Jugaad – cái khó ló cái khôn

Jugaad – cái khó ló cái khôn

Jugaad là một thuật ngữ chỉ tinh thần của người Ấn Độ – cái khó ló cái khôn. Jugaad nói về tinh thần tìm kiếm các giải pháp khéo léo cho các vấn đề khó khăn. Bạn có thể hình dung giống như những “thủ thuật” giúp bạn sinh tồn khi lỡ bị lạc trong rừng hay trên đảo hoang.

Điều mà mình thích nhất ở tinh thần này là nó truyền tải một thông điệp rất ý nghĩa “ Mọi thứ đều có cách giải quyết. Mọi điều khó khăn xảy ra không nhằm để kéo chúng ta xuống hay để khiến ta căng thẳng, tuyệt vọng, bởi sẽ luôn có ít nhất một cách giải quyết cho những vấn đề mà cuộc sống đưa cho ta.”

Đi khắp các vùng nông thôn Ấn Độ và bạn sẽ chứng kiến tinh thần jugaad ở khắp mọi nơi. Đó là chiếc xe tải cung cấp điện năng cho cả một ngôi làng, hoặc những chiếc ăng-ten truyền hình tạm bợ được làm từ móc áo.

“Ấn Độ có truyền thống ứng biến để tìm giải pháp ngay lập tức cho các vấn đề”, một doanh nhân nước ngoài làm việc lâu năm tại Ấn Độ đã nói như thế khi miêu tả về đất nước châu Á này.

Bên cạnh đó cũng có những ý kiến tiêu cực khác về tinh thần jugaad của người Ấn. Họ cho rằng việc tự hào về khả năng “sống sót” với bất cứ điều kiện nào có thể khiến Ấn Độ không thể phát triển bởi một bộ phận người dân đã “phát triển” khả năng ấy thành “ lối khôn vặt”. Ví dụ như một số người Ấn Độ quay số và ngắt kết nối trước khi đầu bên kia bắt máy, do đó họ sẽ tiết kiệm tiền bằng cách khiến người khác gọi lại cho họ.

Mặc dù có rất nhiều ý kiến khác nhau, nhưng tinh thần jugaad là trung lập, chỉ có con người sử dụng sai cách mà thôi. Vì thế bạn hãy luôn nhớ thông điệp mà jugadd truyền tải – “Mọi thứ đều có cách giải quyết của nó” thôi nhé!

5. Gemutlichkeit – tinh thần hygge của người Đức?

Gemutlichkeit – tinh thần hygge của người Đức?

Gemutlichkeit được dùng để miêu tả trạng thái ấm áp, thân thiện, và mãn nguyện. Đây là một khái niệm rất nổi tiếng ở Đức. Một vài người cho rằng Gemutlichkeit chính là tinh thần hygge của người Đức. Cả hai đều tìm kiếm hạnh phúc từ những khoảnh khắc quen thuộc hằng ngày và từ những điều nhỏ bé bình dị. Tuy nhiên đại học Oxford đã có một so sánh sâu sắc về hai triết lý trong khi nghiên cứu Chỉ số Hạnh phúc của mỗi quốc gia, và ở đây, chúng ta sẽ có hai ví dụ về sự khác nhau của hygge và gemutlichkeit:
Một chiếc sofa êm ái trong quán cà phê có thể được cho là một “điều kiện của hygge”. Nhưng nếu bạn ngồi trên chiếc ghế đó, bao quanh bởi những người bạn thân, nhấm nháp một tách trà nóng, trong khi âm nhạc nhẹ nhàng vỗ về từng tế bào, và đó là thứ mà bạn gọi là gemütlich.

Hay như nếu bạn cùng bạn bè xem “Đám cưới Hoàng gia” với trà và bánh nướng hoặc cà phê và bánh sừng bò vào cuối tuần, đó sẽ là một ví dụ tuyệt vời khác của gemütlichkei.

Vậy gemütlichkei chính là cảm giác trọn vẹn khi được chia sẻ hạnh phúc cùng với mọi người. Trong khi bạn hoàn toàn có thể hạnh phúc với tinh thần hygge dù chỉ có một mình.

Qua đây mình cũng nhận ra rằng định nghĩa của “hạnh phúc” có thể thay đổi và rất khác nhau ở mỗi quốc gia; hay thậm chí là với mỗi người. Vì mọi người đều có thể đạt được sự hài lòng trong cuộc sống. Nhưng tự chung lại thì mỗi người đều đang cố gắng để hạnh phúc.

Các bạn đón đọc thêm phần 2 để biết thêm những phong cách sống thú vị khác nữa nhé!

———————-
Bài viết và artwork by The Fool

Nguồn: spiderum