GIỮ KHÁT VỌNG - TẠO THÀNH CÔNG

Khát Vọng là Động Lực

GIỮ KHÁT VỌNG - TẠO THÀNH CÔNG

Khát Vọng là Động Lực

SỰ TUẦN HOÀN CỦA BỐN MÙA

Sự luân hồi của vũ trụ - Sự cân bằng của tự nhiên...

THIỀN ĐỊNH SINH RA TRÍ TUỆ

Thực hành thiền định - Bí quyết cho trí tuệ sáng suốt và tâm hồn bình an...

THIỀN ĐỊNH SINH RA TRÍ TUỆ

Thực hành thiền định - Bí quyết cho trí tuệ sáng suốt và tâm hồn bình an...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tâm lý học tội phạm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tâm lý học tội phạm. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2021

Nắm bắt tâm lý khách hàng, hiểu và chốt bán hàng hiệu quả

Trong tiếp thị bán hàng, ai hiểu tâm lý khách hàng hơn, người đó thắng. Hiểu tâm lý khách hàng để lựa chọn đặc điểm phù hợp nhất của sản phẩm nhằm gây chú ý đến họ.”

“Hãy thôi bàn luận về các sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn. Người ta không màng đến sản phẩm hay dịch vụ đâu. Họ chỉ quan tâm đến chính họ thôi. ”

Vậy làm thế nào để hiểu được khách hàng muốn gì và nhu cầu thực sự của họ là gì đây là một bí quyết mà các saler cần nghiên cứu thật kỹ.

NẮM BẮT TÂM LÝ KHÁCH HÀNG, HIỂU VÀ CHỐT BÁN HÀNG HIỆU QUẢ

Hiểu khách hàng và nhu cầu của họ. Đặt câu hỏi và lắng nghe để hiểu được nhu cầu thực sự của họ. 

Bán để trợ giúp khách hàng, không bán vì tiền

Bạn muốn trợ giúp cho khách hàng thì bạn phải hiểu nhu cầu của họ. Bạn phải nắm được nhu cầu và đáp ứng đúng nhu cầu đó của khách hàng, từ đó sẽ tạo ra doanh số cho bạn. Vì vậy đừng chỉ chăm chăm vào các áp lực doanh số bạn cần phải hoàn thành mà hãy bán hàng bằng cả cái tâm của bạn vì đây là sự phát triển bền vững trong sự nghiệp bán hàng của bạn.

Bạn cần phải thường xuyên tự phân tích, xác định bạn mong muốn đạt được điều gì trong ngắn hạn và dài hạn của sự nghiệp sales của mình. Điều này giúp bạn biết được rằng tại mỗi thời điểm khác nhau bạn cần củng cố điều gì cho bản thân.

Điều tối quan trọng khi trở thành một người bán hàng thành công thì việc đầu tiên bạn phải tin tưởng vào công ty, sản phẩm và dịch vụ của bạn, nếu bạn không tin thì khách hàng của bạn cũng vậy. Nếu bạn có lòng tin vào sản phẩm bạn đang bán thì sự tự tin đó sẽ thể hiện ra ngoài, truyền sự tự tin đó cho khách hàng của bạn.

Dưới đây là sáu nghệ thuật chốt đơn hàng bằng cách tập trung vào hiểu và nắm bắt tâm lý thật sự khiến khách hàng tiềm năng của bạn quyết định mua hàng:

1. Khách hàng quan tâm đến chi tiết, hãy giới thiệu sinh động, thuyết phục các tính năng của sản phẩm:

Khách hàng quan tâm đến chi tiết, hãy giới thiệu sinh động, thuyết phục các tính năng của sản phẩm:

Dudley cho rằng đôi khi khách hàng chỉ muốn biết đầy đủ thông tin và có thể bỏ đi nếu bạn hỏi quá nhiều về nhu cầu của họ thay vì cung cấp thông tin. Các khách hàng này biết rất nhiều thông tin, họ nghiên cứu kỹ những sản phẩm và dịch vụ cũng như những đối thủ của bạn. Vì vậy, bạn hãy chú ý những dấu hiệu từ họ. Nếu văn phòng của khách hàng treo đầy biểu đồ dữ liệu hoặc họ hỏi về các kết quả đo lường được thì nhiều khả năng là vị khách này đặc biệt hứng thú với các chi tiết sản phẩm hoặc dịch vụ, hơn là tạo mối quan hệ với bạn.

2. Khách hàng không biết mình cần gì, bạn hãy là nhà tư vấn tận tâm

Một số khách hàng không biết chính xác họ đang muốn tìm thứ gì. Carrie Chitsey đã phát hiện ra điều này không lâu sau khi cô thành lập 3seventy – một công ty quản lý thông tin quan hệ khách hàng về điện thoại di động có trụ sở tại Austin Texas năm 2008. Ban đầu, Chitsey tập trung vào việc bán sản phẩm công nghệ của công ty, nhưng sau 8 tháng điều hành kinh doanh, cô nhận ra rằng các khách hàng thường không biết họ cần gì. Dudley cho biết những khách hàng tiềm năng này cần được hướng dẫn nhiều hơn, đặc biệt trong những vấn đề liên quan đến công nghệ và các sản phẩm khác mà họ không thông thạo. Hiện nay, thay vì tập trung vào một sản phẩm cụ thể, công ty của Chitsey tập trung vào việc tư vấn và phát triển những nền tảng dịch vụ cho khách hàng. Chitsey cho biết thêm, “Trước đây chúng tôi chỉ đơn giản là bán hàng công nghệ, nhưng nay chúng tôi chuyển sang tập trung nhiều hơn vào việc phân tích nhu cầu của khách.”

3. Khách hàng chú trọng vào mối quan hệ, hãy sớm thiết lập mối liên kết cá nhân với họ.

Một số khách hàng không chỉ quan tâm đến giao dịch hiện tại. Điều quan trọng nhất đối với họ là sự kết nối lâu dài thiết lập mà bạn thiết lập. Mối liên hệ này mang lại rất nhiều lợi ích cho các giao dịch trong tương lai, nhưng điều này cũng có nghĩa là bạn cần đến các kỹ năng giao tiếp giỏi và dành nhiều thời gian để tìm hiểu từng khách hàng một trước khi chốt giao dịch. Dudley cho rằng khách hàng kiểu này chú trọng vào cách thức thể hiện sự quan tâm của bạn. Để chứng tỏ mình sẵn sàng dành thời gian cho họ, bạn cần đến gặp trực tiếp vị khách hàng và tìm hiểu người này nhiều hơn, chứ không chỉ nhu cầu mua hàng của họ. Sở thích của họ là gì? Khả năng cân bằng giữa công việc và cuộc sống của họ như thế nào? Hãy tỏ ra hiếu kỳ và quan tâm đến những gì họ chia sẻ.

4. Khách hàng quan tâm đến danh tiếng, hãy giới thiệu về những khách hàng VIP của bạn

Danh tiếng của bạn với các khách hàng khác có thể mang đến hoặc phá vỡ một số đơn hàng. Khi Jeff Pedowitz – Chủ tịch kiêm CEO của The Pedowitz Group, một công ty đại diện trong lĩnh vực tiếp thị có trụ sở đặt tại Atlanta Ga., bắt đầu cung cấp các dịch vụ của mình cho các công ty lớn hơn, ông nhận ra tầm quan trọng của các khách hàng có uy tín và nổi tiếng đối với việc phát triển công việc kinh doanh mới của ông. Việc nhắc đến các khách hàng VIP như Google hay Intel có thể giúp ông ký được hợp đồng mới. Pedowitz cho biết, “Nếu tôi nói chuyện với vị giám đốc marketing (CMO) của Dell, tôi biết anh ta sẽ muốn biết công ty tôi có từng làm việc với các công ty công nghệ có quy mô quốc tế nào khác hay chưa. Nếu chúng tôi chỉ làm việc với các công ty nhỏ lẻ, xác suất tôi lấy được hợp đồng này sẽ giảm đi rất nhiều.” Lời chứng thực và giới thiệu từ các khách hàng danh tiếng cũng rất có giá trị.

5. Khách hàng quan tâm đến việc bảo hành, hãy làm nổi bật dịch vụ tuyệt vời của bạn

Điều quan trọng nhất đối với một số khách hàng là tốc độ và chất lượng dịch vụ. Nếu các khách hàng tiềm năng hỏi nhiều về chính sách bảo hành thì nhiều khả năng là họ rất quan tâm đến chuyện gì sẽ xảy ra sau khi họ mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Đây là dấu hiệu cho thấy việc đảm bảo thời gian phản hồi nhanh chóng cực kỳ quan trọng. Khi Christian Burris thành lập công ty Matrix Medical Billing tại Mesa, Ariz vào năm 2007, anh chỉ tập trung vào tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Tuy nhiên, sáu tháng sau, anh nhận thấy thường thì khách hàng quan tâm nhiều nhất đến thời gian phản hồi nhanh chóng. Anh nói, “Khi tiếp tục làm việc với nhiều khách hàng khác nhau, tôi nhận thấy điều quan trọng là họ phải liên lạc được với chúng tôi.” Kết quả là Burris đưa ra một chính sách đảm bảo các khách hàng sẽ nhận được phản hồi trong vòng hai giờ sau khi đưa ra một yêu cầu.

6. Khách hàng mất kiên nhẫn, hãy sớm hoàn thành giao dịch

Hãy quan sát các dấu hiệu đến từ khách hàng để biết được họ có muốn hành động nhanh gọn không. Nếu nhận thấy họ thiếu kiên nhẫn khi bạn đặt câu hỏi, thì đây là lúc bạn nên rút ngắn thời gian. Việc hoàn thành giao dịch nhanh chóng đặc biệt hiệu quả đối với những khách hàng về một vài loại sản phẩm và dịch vụ nào đó. Dudley cho biết, chẳng hạn như trong những giao dịch về bảo hiểm hoặc dịch vụ tài chính, một số khách hàng có thể rất muốn kết thúc giao dịch nhanh chóng. Anh bổ sung thêm là nếu bạn mất quá nhiều thời gian đề hoàn thành hợp đồng thì khách hàng sẽ cho là bạn thiếu tự tin và làm lãng phí thời gian của họ.

Bạn đang gặp phải nhiều khó khăn trong vấn đề bán hàng như không tự tin giao tiếp với khách hàng, không làm chủ được cảm xúc, hoặc rất tự tin nhưng không điều giọng nói, không biết cách truyền đạt tình cảm để thuyết phục khách hàng tốt hơn, Hoặc không biết cách xử lý từ chối của khách hàng để chốt sales hiệu quả hơn. Hãy tham gia khóa học kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để cải thiện kỹ năng – hạnh phúc – thành công trong cuộc sống.


Nguồn: kynang

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

Rối loạn lo âu, ám ảnh, sợ hãi: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là tình trạng sợ hãi thái quá và vô lý đối với những tình huống hay sự việc không thực sự mang tính chất quá nguy hiểm. Chứng ám ảnh sợ hãi này sẽ duy trì trong một thời gian dài và gây ra nhiều phản ứng về thể chất và tinh thần rất nghiêm trọng.

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là tình trạng sợ hãi thái quá và vô lý đối với những tình huống hay sự việc không thực sự mang nguy hiểm.
Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là tình trạng sợ hãi thái quá và vô lý đối với những tình huống hay sự việc không thực sự mang nguy hiểm.

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là gì?

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi hay còn gọi là chứng ám ảnh sợ hãi là một dạng bệnh của rối loạn lo âu khá phổ biến hiện nay. Căn bệnh này được đặc trưng bởi sự sợ hãi kéo dài dai dẳng đối với một sự việc, đối tượng, tình huống nào đó khiến cho người bệnh luôn muốn tìm cách tránh né. Tuy nhiên, những nỗi sợ này lại không mang tính chất nguy hiểm trong thực tế, đôi khi nó còn trở nên rất vô lý.

Đặc biệt là khi người bệnh không thể hoàn toàn tránh né được những sự việc gây sợ hãi sẽ khiến họ phải chịu đựng trong thời gian dài với sự căng thẳng cực độ, điều này gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, đồng thời làm suy giảm chức năng sống của họ. Lúc này, người bệnh sẽ có xu hướng muốn xây dựng cho mình một khu vực an toàn để thoải mái thực hiện những hành vi mà bản thân cho là an toàn.

Nếu các triệu chứng của bệnh không được kịp thời phát hiện và áp dụng các biện pháp can thiệp phù hợp sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động bình thường của người bệnh, sức khỏe cũng dần bị suy kiệt, khả năng chuyển biến thành căn bệnh trầm cảm cũng rất cao, một số số trường hợp còn có thể dẫn đến hành vi tự sát. Sau đây là một số hội chứng ám ảnh sợ hãi thường gặp nhất hiện nay:

Sợ bóng tối

Sợ thang máy

Sợ độ cao

Sợ nơi đông người

Sợ không gian kín

Sợ những vật nhọn

Sợ máu

Sợ người lạ

Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi hiện vẫn chưa được chứng minh cụ thể. Thế nhưng dựa vào kết quả một số nghiên cứu và thông tin thống kê được từ người bệnh thì chứng sợ hãi này có thể khởi phát bởi những yếu tố sau đây:

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là tình trạng sợ hãi thái quá và vô lý đối với những tình huống hay sự việc không thực sự mang nguy hiểm.
Rối loạn ám ảnh sợ hãi có thể khởi phát do những sang chấn tâm lý thuở nhỏ

1. Do di truyền

Trong một số nghiên cứu chuyên khoa được thực hiện tại Mỹ nhận thấy rằng, hầu hết các bệnh về rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, ám ảnh sợ hãi đều có liên quan đến yếu tố ADN. Thực tế nhận thấy rằng, những đối tượng được sinh ra trong gia đình có người thân như ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột từng mắc phải chứng rối loạn lo âu hay các bệnh tâm thần có liên quan sẽ có nguy cơ gặp phải chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi cao hơn so với người bình thường.

Các chuyên gia cũng đã tiến hành nghiên cứu dựa trên 2 trẻ sinh đôi có mẹ từng bị rối loạn lo âu. Kết quả nhận thấy cả 2 trẻ này đều có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe tâm lý, cụ thể là trẻ có cảm giác lo lắng, sợ hãi nhiều hơn so với những trẻ cùng trang lứa. Vì thế mà di truyền cũng được xem là một trong các yếu tố có khả năng gây ra các chứng rối loạn tâm thần, trong đó có rối loạn ám ảnh sợ hãi.

2. Ảnh hưởng từ những sang chấn tâm lý

Nếu trong quá khứ, bạn đã từng chứng kiến và trải qua những tình huống gây ám ảnh, bị tổn thương tâm lý nặng nề thì tương lai bạn sẽ có khả năng rất cao rơi vào tình trạng rối loạn lo âu sợ hãi. Nếu các sự việc hoặc những tình huống ám ảnh cũ bắt đầu tái hiện lại sẽ làm cho bạn cảm thấy lo lắng, hoảng sợ tột độ. Bên cạnh đó, có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng như tay chân run rẩy, tim đập nhanh, dễ kích động, ra nhiều mồ hôi,…

Một số ám ảnh thuở nhỏ có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trong tương lai như lúc nhỏ từng bị nhốt trong phòng kín, từng bị động vật cắn, từng bị tai nạn giao thông nghiêm trọng, từng bị kích ứng thuốc,….

3. Sự rối loạn cơ chế sinh học diễn ra trong cơ thể

Những triệu chứng lo lắng, sợ hãi quá mức của chứng ám ảnh sợ hãi có thể khởi phát từ tình trạng rối loạn cơ chế sinh học diễn ra bên trong cơ thể con người. Các chuyên gia cho biết rằng, nếu cơ thể  và não bộ bị thiếu hụt các hormone như serotonin và norepinephrine trong sẽ làm xuất hiện các phản ứng như bất an, lo lắng, bồn chồn, lo sợ,…Lúc này các hormone tạo sự vui vẻ, hạnh phúc bị mất dần sẽ làm gia tăng cảm giác hoang mang, hoảng loạn ở con người, từ đó khởi phát các triệu chứng rối loạn tâm lý.

4. Ảnh hưởng từ tâm lý, xã hội

Những sự kiện như ly hôn, mất người thân, thất nghiệp, mất tài sản, bị lạm dụng tình dục, chia tay người yêu, bị khủng bố, tấn công,…sẽ khiến cho con người trở nên lo lắng, hoảng sợ và bất an. Tình trạng này nếu kéo dài và không được giải quyết kịp thời sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tâm lý, từ đó có thể dẫn đến các bệnh rối loạn tâm thần nguy hiểm, trong đó có chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi.

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi

Theo nhận định của các chuyên gia thì chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi có thể khởi phát ở nhiều đối tượng khác nhau, thế nhưng cũng có một số đối tượng sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn so với bình thường. Cụ thể như sau:

Tuổi tác: Những người trẻ tuổi thường sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Các triệu chứng của bệnh thường sẽ khởi phát từ khi 10 tuổi và có những biểu hiện rõ rệt trước năm 35 tuổi.

Giới tính: Cũng giống như các bệnh rối loạn tâm thần khác, tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới sẽ cao hơn so với nam giới.

Tính cách cá nhân: Chứng ám ảnh sợ hãi này sẽ dễ xuất hiện ở những đối tượng có tính cách bi quan, nhút nhát, rụt rè, quá nhạy cảm.

Tiền sử gia đình: Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao nếu trong gia đình có người thân đang hoặc có tiền sử từng mắc phải chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi hoặc những bệnh có liên quan.

Môi trường sống: Những đối tượng được sinh ra và lớn lên trong môi trường sống không lành mạnh, thường xuyên phải chịu những áp lực, căng thẳng về mặt tinh thần sẽ có khả năng mắc bệnh hơn bình thường.

Biểu hiện đặc trưng của chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi

Biểu hiện đặc trưng nhất của chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi đó chính là sự lo lắng, hoảng sợ đối với các sự việc từng gây ám ảnh. Để có thể nhận biết cụ thể được căn bệnh này, bạn cũng cần xem xét qua những triệu chứng sau đây:

Sau một cơn lo âu, người bệnh sẽ xuất hiện hàng loạt các triệu chứng về hành vi và tâm lý như căng thẳng, lo lắng, hoảng sợ, bồn chồn, run sợ,…Người bệnh luôn cảm thấy sợ hãi quá mức đối với những tình huống, tác nhân gây sợ hãi. Điều này làm cho họ có xu hướng muốn né tránh và lẫn trốn khỏi những tình huống gây ám ảnh.

Khi bắt buộc phải đối diện với những sự việc, hiện tượng gây sợ hãi, họ đều cảm thấy hoang mang, lo sợ và bất an. Hoặc đơn giản là chỉ cần nghĩ đến những việc đó họ cũng cảm thấy sợ hãi tột độ. Lúc này họ sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng về cơ thể như chóng mặt, ra nhiều mồ hôi, tay chân run rẩy, tức cổ họng, khóc lóc, choáng váng,…

Khi nỗi sợ tăng cao và vượt quá mức giới hạn, người bệnh có thể trở nên hoảng loạn, kích động thái quá và có thể gây ra nhiều hành vi làm tổn thương bản thân hoặc những người xung quanh.

Cách điều trị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi

Trước khi đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân, các bác sĩ phải tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể tình trạng bệnh. Để đưa ra được kết luận đúng nhất, các chuyên gia sẽ tìm hiểu và khai thác đầy đủ các thông tin bệnh sử, đặt ra một số câu hỏi để đánh giá về mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Do hiện nay vẫn chưa thể áp dụng các loại xét nghiệm chuyên khoa để chẩn đoán về bệnh lý này nên các bác sĩ chỉ có thể đánh giá qua việc thăm khám lâm sàng.

Sau khi đã đưa ra được kết quả chẩn đoán cuối cùng và nắm được rõ tình trạng bệnh lý của mỗi bệnh nhân thì các bác sĩ sức khỏe tâm thần sẽ cân nhắc lựa chọn những biện pháp điều trị phù hợp để giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh tốt nhất. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng cho các bệnh nhân bị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi.

1. Sử dụng thuốc Tây

Trong một số trường hợp cần thiết, những nỗi sợ hãi biểu hiện ở mức độ nặng nề và có kèm theo các triệu chứng nguy hiểm thì bác sĩ sẽ cân nhắc để lựa chọn một số loại thuốc điều trị phù hợp. Những loại thuốc chống lo âu sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh, cân bằng cảm xúc hiệu quả, đồng thời hạn chế được những rủi ro mà bệnh có thể gây ra.

Tuy nhiên, hầu hết những loại thuốc điều trị rối loạn lo âu đều có khả năng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để đảm bảo được an toàn cho bản thân.

Sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến được áp dụng nhiều trong các trường hợp bị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi
Sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến được áp dụng nhiều trong các trường hợp bị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi

Một số  lưu ý khi sử dụng thuốc để điều trị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi như:

Không được tự ý mua thuốc về tự sử dụng hoặc sử dụng đơn thuốc của bệnh nhân khác.

Cần tuân thủ đúng theo các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa, uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng, đúng thuốc.

Kiên trì sử dụng đúng theo phác đồ điều trị, tránh ngưng thuốc đột ngột.

Không được tự ý tăng hoặc giảm liều dùng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Nếu trong quá trình sử dụng thuốc nhận thấy có những triệu chứng bất thường như chóng mặt, khô miệng, buồn nôn, mắc ói,…thì nên báo ngay với chuyên gia để được hướng dẫn cách khắc phục hiệu quả.

2. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là phương pháp có thể mang đến hiệu quả lâu dài đối với người bệnh rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi. Thông thường, phương pháp này sẽ được áp dụng đồng thời với biện pháp sử dụng thuốc để gia tăng hiệu quả cho quá trình điều trị. Với biện pháp này, các chuyên gia tâm lý chủ yếu sẽ sử dụng ngôn ngữ giao tiếp để tìm hiểu và khai thác suy nghĩ, cảm xúc của người bệnh. Nhờ đó có thể tạo ra được sự tương tác vừa đủ để giúp bệnh nhân điều chỉnh tốt cảm xúc, suy nghĩ, hành vi sai lệch của bản thân.

Với phương pháp này, những bệnh nhân bị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi sẽ dần giảm thiểu được những nỗi sợ của mình, đồng thời có thể đối diện với những tình huống, sự việc gây ám ảnh để dần thoát khỏi tình trạng căng thẳng. Bên cạnh đó, các chuyên gia tâm lý còn giúp người bệnh trang bị được thêm những kiến thức cần thiết cho việc quản lý và kiểm soát cảm xúc của bản thân, hạn chế tối đa tình trạng tái phát sau điều trị.

Bên cạnh việc trị liệu theo từng cá nhân, người bệnh cũng có thể được khuyến khích tham gia vào các lớp trị liệu gia đình hoặc nhóm để gia tăng mức độ hiệu quả của phương pháp. Hiện nay, tâm lý trị liệu được đánh giá là phương pháp hỗ trợ cải thiện sức khỏe tinh thần vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả vượt trội. Tuy nhiên, để có thể cải thiện bệnh thông qua liệu pháp này bạn cũng cần lựa chọn được cơ sở chuyên môn và uy tín.

3. Hỗ trợ cải thiện tại nhà

Bên cạnh việc áp dụng phương pháp trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc Tây thì người bệnh rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi cũng cần xây dựng một lối sống lành mạnh và tích cực tại nhà. Việc có được một thói quen sinh hoạt tốt sẽ giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng, tinh thần được ổn định và cân bằng hơn.

Ngồi thiền 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cho bạn cân bằng và kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
Ngồi thiền 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cho bạn cân bằng và kiểm soát cảm xúc tốt hơn.

Xây dựng chế độ ăn uống với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Mỗi ngày người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin tốt cho não bộ. Đồng thời cần hạn chế các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, những thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn,….

Thường xuyên vận động và tập thể dục để nâng cao sức đề kháng. Bên cạnh đó, việc tập luyện thể thao mỗi ngày còn giúp gia tăng lượng hormone tạo ra cảm giác hạnh phúc, vui vẻ. Nhờ đó mà người bệnh cảm thấy thoải mái hơn, hạn chế bớt tình trạng căng thẳng, lo lắng.

Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và nên tập thói quen ngủ trước 23 giờ. Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Vì thế, việc có thể đảm bảo được chất lượng giấc ngủ sẽ góp phần giúp cho bạn có được một sức khỏe tốt, đẩy lùi các triệu chứng căng thẳng, mệt mỏi mà bệnh rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi gây ra.

Áp dụng các biện pháp thư giãn như yoga, ngồi thiền, đọc sách, ngâm chân với nước ấm, massage, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,…để giúp tinh thần thoải mái và dễ chịu hơn. Mỗi khi đối diện với những sự kiện gây sợ hãi, bạn nên hít thở thật sâu và đều để giúp ổn định tâm trạng tốt hơn.

Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, hút thuốc hoặc các chất gây nghiện trong suốt quá quá trình điều trị bệnh.

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là một trong các dạng rối loạn lo âu phổ biến hiện nay. Nếu không được sớm phát hiện và áp dụng các biện pháp can thiệp phù hợp thì người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, sinh hoạt đời sống, thậm chí có thể dẫn đến hành vi tự sát. Vì thế, ngay khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh, bạn cần tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể để tìm ra được phác đồ điều trị thích hợp nhất.


Nguồn: soyte

Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2021

Ngạo mạn là nguồn gốc của ngu muội và tội lỗi

Tự tin là rất cần thiết, tuy nhiên, khi một người tự tin thái quá và nghĩ rằng mình là người quan trọng hay xuất sắc hơn so với khả năng thực có của mình thì thông thường loại tâm thái ngạo mạn này lại rất xấu, thậm chí là căn nguyên của tội ác. Bởi vậy mà các tín ngưỡng tôn giáo của cả phương Đông lẫn phương Tây đều răn dạy con người cần phải bỏ đi loại tâm này.

Ngạo mạn là nguồn gốc của ngu muội và tội lỗi

Thiên Chúa giáo có nói về bảy nguồn gốc gây ra tội ác bao gồm: ngạo mạn, đố kỵ, thù hằn, lười biếng, tham lam, tham ăn và dâm ô. Những tội ác mà nhân loại phạm phải cũng đều do mắc bảy chủng tội nghiệp này mà ra, trong đó ngạo mạn được xếp vào hàng đầu.

Trong “Hoa Nghiêm Kinh” của Phật gia cũng giảng về ba chướng ngại to lớn là ngạo mạn, đố kỵ và tham dục. Trong mắt không có Thần, cuồng vọng tự đại chính là chướng ngại lớn nhất khiến con người không thể thành Phật.

Trong con mắt của Thánh Augustinô, ngạo mạn là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các loại tội phạm của con người. Clive Staples Lewis, một tiểu thuyết gia theo Thiên Chúa giáo, cho rằng ngạo mạn chính là loại tội ác cùng cực và căn bản nhất, thậm chí nóng giận, tham lam và thói nghiện rượu cũng không thể sánh được với nó.

Ngạo mạn là nguyên nhân của ngu muội và thất bại. Kẻ ngạo mạn khi hành sự luôn lấy bản thân làm trung tâm, tự cho mình là tài giỏi hơn người, kết quả là tâm linh bị phong bế, tư tưởng bị mê hoặc. Biểu hiện xuất ra của người ấy sẽ chỉ khiến người khác chê cười là ngu muội vô tri, cuồng vọng  và vô lễ.

Tại chiến trường, kẻ ngạo mạn sẽ cho mình là kẻ mạnh mà khinh địch, không có khả năng biết người biết mình, từ đó dễ dàng đánh mất lí trí, không biết lượng sức mình, bỏ lỡ mất thời cơ tấn công tốt nhất. Có câu rằng: “Kiêu binh tất bại”, Hạng Vũ mất thiên hạ, Quan Vũ mất thành Kinh Châu, nguyên nhân cũng bởi điều này.

Có thể thấy rằng, mỗi chủng loại tội ác đều có sự góp phần của tâm ngạo mạn trong đó. Chỉ cần kiêu ngạo, ắt sẽ trong mắt không coi ai ra gì, phóng túng vô lễ, vong ân phụ nghĩa, tham lam túng dục, từ đó sinh ra nhiều chủng tội ác. Cho nên mới nói con người không nên kiêu ngạo, kiêu ngạo là ma quỷ, là một chủng tâm có thể khiến linh hồn bại hoại, khiến linh hồn trụy lạc.

Nếu một người theo một tín ngưỡng nào đó mà trở nên kiêu ngạo thì có thể sẽ không giữ được mình theo tiêu chuẩn của tín ngưỡng ấy mà dẫn đến tội ác.

Đề Bà Đạt Đa là em họ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ông có tính ngạo mạn. Trong suốt 12 năm, Đề Bà Đạt Đa đã tu học dưới sự dẫn dắt của Đức Phật Thích Ca nhưng ông không bao giờ loại bỏ đi được tâm ngạo mạn và sự tàn bạo của mình. Kết quả là ông đã phạm những tội lỗi vô cùng to lớn.

Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ chối dạy cho Đề Bà Đạt Đa thần thông, ông ta đã rời đi một thời gian ngắn và đã học được một vài tiểu thuật từ một số những vị sư phụ khác. Ngay sau đó, ông ta đã quay trở về ngôi đền của Phật Thích Ca Mâu Ni. Khi bị Phật Thích Ca Mâu Ni từ chối, Đề Bà Đạt Đa đã nổi giận và giết chết ni cô của Đức Phật là Liên Hoa Sắc.

Ông ta đã đi thuê một thích khách để ám sát Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng thay vì ra tay sát hại Đức Thích Ca, vị thích khách này đã được Phật Thích Ca Mâu Ni cảm hóa và trở thành một người tu hành.

Không dừng lại ở đó, Đề Bà Đạt Đa đã thả một con voi trên đường phố, với hy vọng con vật khổng lồ này sẽ dẫm Phật Thích Ca Mâu Ni đến chết. Nhưng Phật Thích Ca Mâu Ni đã không bị tổn thương nào.

Đề Bà Đạt Đa sau đó đã đẩy một tảng đá khổng lồ xuống một vách đá nơi Đức Phật Thích Ca đang ngồi. Kết quả là chân của Phật Thích Ca Mâu Ni đã bị tảng đá đập vào và chảy rất nhiều máu. Vì những tội lỗi đã gây ra, Đề Bà Đạt Đa không những không đắc Thánh quả, mà còn bị rơi vào địa ngục.

Đối với bất kỳ một người nào mà nói, một khi ngọn lửa của tâm ngạo mạn được nhen nhóm, nó sẽ không chỉ làm hại người khác, mà còn có thể hủy hoại chính bản thân người ấy.


Theo Epoch Times

Nguồn: trithucvn.org



Thứ Năm, 16 tháng 9, 2021

Những lỗi tư duy thường gặp mà con người hay mắc phải

Khi có những sai lệch trong quá trình xử lý thông tin, chúng ta sẽ hiểu sai ý nghĩa thực của các các tình huống, sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày; đây là cơ sở phát sinh các rối nhiễu tâm lý. Vì vậy, việc nhận biết được những lỗi tư duy chúng ta hay gặp phải để tránh nó là rất cần thiết.

Những lối tư duy thường gặp mà con người hay mắc phải

Mục lục bài viết

1. Khái quát chung về tư duy

2. Sáu lỗi chính trong quá trình nhận thức – xử lý thông tin (theo Beck):
2.1. Suy luận tùy tiện
2.2. Khái quát hóa thái quá
2.3. Chú ý vào chi tiết
2.4. Tự vận vào mình
2.5. Suy nghĩ tuyệt đối hoá
2.6. Quan trọng hoá hoặc coi thường

3. Tám lỗi logic về mặt hình thức:
3.1 Tám lỗi lôgíc hình thức
3.2 Giải thích cụ thể

Những rối nhiễu tâm lý thường xảy ra khi chúng ta nhìn nhận tiêu cực về thế giới, về cuộc sống nói chung. Khi có những sai lệch trong quá trình xử lý thông tin, chúng ta sẽ hiểu sai ý nghĩa thực của các các tình huống, sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày; đây là cơ sở phát sinh các rối nhiễu tâm lý. Vì vậy, việc nhận biết được những lỗi tư duy chúng ta hay gặp phải để tránh nó là rất cần thiết.

1. Khái quát chung về tư duy

Lôgic học với tư cách là khoa học về tư duy coi nhiệm vụ nghiên cứu chính là làm sáng tỏ những điều kiện đạt tới tri thức chân thực, phân tích kết cấu của quá trình tư duy, vạch ra thao tác lôgic của tư duy và phương pháp luận nhận thức chuẩn xác. Lôgic học tiến hành xem xét, đánh giá kinh nghiệm suy nghĩ thông thường , phát hiện những bản chất sâu sắc hơn và chỉ đạo, hướng dẫn cho việc tư duy đúng đắn hơn. Dù biết hay không biết về lôgic học thì việc suy nghĩ của con người cũng đều phụ thuộc vào các quy luật lôgic và các hình thức tư duy. Và như vậy, lôgic học chiếu rọi vào kinh nghiệm tư duy của mỗi người giúp cho con người tư duy chủ động và tự giác hơn, thể hiện tính chính xác, tính đúng đắn, nâng cao hiệu quả và tính thuyết phục của các tư tưởng. 

Quan trọng hơn, việc nghiên cứu lôgic học giúp chúng ta phát hiện ra những sai lầm lôgic của chúng ta và những người khác, cũng như để tránh khỏi sai lầm lôgic do vô tình hay hữu ý phạm phải. Hình thức cơ bản của tư duy trong quá trình nhận thức là suy luận. Nó xuất phát từ những phán đoán đã biết để rút ra những phán đoán mới. Cá nhân tôi qua quan sát tư tưởng của nhiều người thông qua các tài liệu, sách báo, hay sinh hoạt đời sống, công tác . đã gặp và ghi nhận được rất nhiều loại lỗi suy luận. Bên cạnh những lỗi về tính chân thực gắn với quan sát thực tế, kiến thức của nhiều ngành, lĩnh vực tri thức khác nhau, còn có một số lượng đáng kể các lỗi liên quan cả đến những thao tác suy luận. Những lỗi này sẽ gây ra những kết luận sai ở bất kỳ ai. 

Lỗi suy luận thậm chí có thể ở cả trường hợp kết quả cuối cùng là đúng. Trong phạm vi bài viết này, tôi phân loại lỗi suy luận căn cứ vào sự vi phạm các nguyên lý và quy luật logic, gồm: 8 loại lỗi vi phạm quy luật lôgíc hình thức và 6 lỗi vi phạm quy luật lôgíc biện chứng. Việc phát hiện, mô tả rõ những lỗi thường gặp này sẽ giúp chúng ta sửa chữa cách suy nghĩ hàng ngày, nâng cao hiệu quả hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình. 

I. Lôgic học Lôgíc học là ngành khoa học nghiên cứu về tư duy với tư cách là một quá trình nhận thức. Đây chính là sự tự ý thức về hoạt động tư duy. Tư duy với tư cách là một sự vật, hiện tượng đặc thù cũng có quá trình vận động và phát triển của mình. Trong quá trình ấy, bản thân tư duy cũng là sự thống nhất của hai trạng thái động và tĩnh. Việc nghiên cứu tư duy cũng phải được xem xét với cả trạng thái tĩnh và trạng thái động của nó. Trạng thái tĩnh là đối tượng nghiên cứu của lôgic hình thức, còn trạng thái động là đối tượng nghiên cứu của lôgíc biện chứng. 

Ví dụ, các loại hình tư duy cổ đại, cổ điển – như những sự vật đồng nhất trừu tượng là đối tượng của lôgic hình thức, ngược lại sự vận động của tư duy từ loại hình cổ đại lên loại hình cổ điển là đối tượng của lôgic học biện chứng. Cũng tương tự như vậy, các hình thức của tư duy như khái niệm, phán đoán, suy lý . cũng nằm trong sự thống nhất của trạng thái động và trạng thái tĩnh. Với mỗi hình thức này, lôgic hình thức và lôgíc biện chứng cũng có những nhiệm vụ khác nhau.

2. Sáu lỗi chính trong quá trình nhận thức – xử lý thông tin (theo Beck):

2.1. Suy luận tùy tiện:

Rút ra những kết luận khi không có bằng chứng đầy đủ hoặc khi những bằng chứng còn mâu thuẫn nhau. Ví dụ như có trẻ tin rằng mình bị mẹ mằng vì bị mẹ “ghét bỏ”; hay “Tôi không nhận được điện thoại từ nơi tôi đang xin việc làm là vì họ đã quyết định không nhận tôi làm việc”.

2.2. Khái quát hóa thái quá:

Rút ra kết luận chung dựa vào một bằng chứng ngẫu nhiên duy nhất. Ví dụ tin rằng mình sẽ không bao giờ thành công sau thất bại đầu tiên. “Tôi bị một điểm 2 tôi cảm thấy cả lớp như đang coi thường tôi, tôi không muốn đến lớp nữa”. Suy nghĩ này thường gặp trong trầm cảm.

2.3. Chú ý vào chi tiết:

Tập trung thái quá vào một chi tiết và bỏ qua bối cảnh chung của vấn đề. Ví dụ, chào một người bạn nhưng người đó không đáp lại và nghĩ rằng người bạn kia ghét bỏ mình. Thực ra người đó đang mải suy nghĩ không nghe thấy tiếng chào.

2.4. Tự vận vào mình:

Tự vận vào mình một sự kiện không hề có liên quan. Ví dụ, bước vào một đám đông bắt gặp họ đang cười, liền nghĩ và tin chắc rằng họ đang cười nhạo mình.

2.5. Suy nghĩ tuyệt đối hoá:

Nghĩ về các thái cực thái quá theo kiểu hoặc là tất cả hoặc không có gì hoặc chỉ toàn màu đen hoặc chỉ toàn màu hồng. Sai lầm nay còn được gọi là kiểu Tư duy lưỡng phân. Tư duy này hay gặp trong rối loạn nhân cách ranh giới và rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Ví dụ tin rằng mình là kẻ bần cùng sau khi mất chiếc ví.

2.6. Quan trọng hoá hoặc coi thường:

Xuất hiện ở những người nhìn sự việc hoặc là quá coi trọng hoặc quá coi thường. Ví dụ tin rằng mình là kẻ dốt văn sau khi được trả một bài kiểm tra văn với nhiều lỗi chính tả.

3. Tám lỗi logic về mặt hình thức

3.1 Tám lỗi lôgíc hình thức

1. Lỗi "Mãi mãi không thay đổi". Ta suy nghĩ về sự vật hay hiện tượng mãi giống như nó đang ở điều kiện hiện tại hoặc là mãi có một tính chất, thuộc tính cố định nào đó.

2. Lỗi "Nhìn nhận một quá trình lâu dài như một sự kiện nhất định". Ta suy nghĩ về các đối tượng dựa trên một vài sự kiện, hiện tượng liên quan chứ không phải là trong suốt cả quá trình.

3. Lỗi "Giải quyết bằng cách định nghĩa lại". Một dạng của suy nghĩ đánh tráo khái niệm nghĩa là thay đổi nội dung khái niệm trong khi giữ nguyên tên gọi.

4. Lỗi "Phân tích tính độc lập". Sự việc, sự vật ta chọn được tách khỏi tồn tại, phân tách hoàn toàn một bộ phận khỏi tương tác/quan hệ với môi trường, độc lập trong khi sự thực mỗi thứ đều phụ thuộc lẫn nhau, có quan hệ với những cái khác.

5. Lỗi "Cô lập vấn đề": lưu tâm tới vấn đề như một sự việc riêng rẽ, rời rạc trong ngữ cảnh rộng của nó.

6. Lỗi "Kết quả duy nhất": Một kết quả chỉ tạo ra từ 1 nguyên nhân tương ứng.

7. Lỗi "Loại trừ phương án khả thi": hướng đến giới hạn cách chúng ta nghĩ và lựa chọn. Thực tế cho thấy nhiều khi chúng ta lựa chọn trong hơn 2 phương án.

8. Lỗi "Nguyên nhân đúng đắn": nghĩ rằng đó là lý do đầy đủ cho sự kiện Khách quan <> Chủ quan. Thoả mãn sớm: phụ thuộc vào những mong muốn, mục tiêu, thái độ, tình cảm, chưa đủ những cứ liệu thực tiễn vững chắc.
Đa số các lỗi đều bắt nguồn từ thiếu sót là coi mọi khái niệm, đối tượng, người, sự vật... là không biến đổi, không có liên hệ gì với nhau.

3.2 Giải thích cụ thể

Lỗi 1: "Mãi mãi là không thay đổi "
Khó có thể hạn chế hay khẳng định những ngữ cảnh khác nhau áp dụng chỉ một cách duy nhất. Lôgíc hình thức trong sâu xa không xem xét đến yếu tố thay đổi theo thời gian. Chúng ta phải tự xoay xở đối xử với sự thay đổi liên tục của thế giới và cả chính những kết quả, cách thức tư duy của chúng ta. Và đó làm nảy sinh lỗi suy nghĩ ta thường xuyên rơi vào.
Ví dụ, "Đó là đế quốc thực dân mãi mãi là sen đầm trong khu vực và trên thế giới !" (như trước kia và lúc này). Chính sách của mỗi nước sẽ thay đổi trong quá khứ, ở thời điểm xem xét và trong tương lai. Vậy nhận định như thế là không phù hợp.
Lỗi này còn xuất hiện trong nhiều tình huống khác nhau, (đặc biệt là với những sự vật, hiện tượng vận động đa dạng) dẫn đến những kết luận nhanh chóng có thể là những sai lầm.
"Mãi mãi không thay đổi" là một lỗi mang đầy tính chất bảo thủ, tự coi mình là tiên tri trong mọi việc suy xét thực tế.

Lỗi 2: Nhìn nhận một quá trình lâu dài như một sự kiện nhất định.
Quá trình được xem như chuỗi các sự kiện diễn ra liên tiếp, mỗi sự kiện lại được xem xét như một thay đổi. Chúng ta nghĩ về một sự kiện như là một quá trình ngắn hay một thời điểm. Bởi vậy trong ngôn ngữ chúng ta cũng thường dùng danh từ để chỉ sự kiện bắt nguồn từ một động từ. Lỗi này xuất hiện từ việc chúng ta dừng thời gian và coi tư duy với các sự vật, hiện tượng, quá trình là đồng nhất. Vấn đề là chúng ta cần định nghĩa kỹ những ranh giới xác định cho một sự kiện vẫn là nó.
Ví dụ: chỉ diễn ra 1 sự kiện là một cuộc hội thảo bàn về phòng chống tội phạm tạo cho nhiều người cảm nghĩ chúng ta có một quá trình tích cực chống tội phạm lâu dài.

Lỗi 3: Giải quyết vấn đề bằng định nghĩa lại nó.
Con người sử dụng và phụ thuộc vào những từ ngữ trừu tượng do mình sinh ra. Một từ đơn giản chưa chắc đã là dễ hiểu, nhất là nó thay đổi theo tình huống sử dụng, định nghĩa nó. Chúng ta có thể làm biến mất vấn đề, đảo ngược vấn đề khi phân loại lại nó vào trong một phạm trù khác, lĩnh vực kiến thức, môi trường văn hoá khác. Lôgíc hình thức hàm ý là không được thay đổi các khái niệm theo định nghĩa lại, phân loại lại chúng khi đang tiến hành quá trình tư duy. Điều này không tất yếu làm thay đổi điều kiện. Hiểu sai những thuộc tính cơ bản của khái niệm hay mức độ hiểu biết thiếu sâu sắc khái niệm cũng thường dẫn đến thay đổi khái niệm và là nguyên nhân nảy sinh lỗi loại 3 này.
Ví dụ, suy luận “Vật chất luôn vận động. Cái ghế này là vật chất sao chẳng thấy di chuyển gì ?”. Khái niệm Vật chất, vận động trong triết học đã bị đánh tráo thành khái niệm vật chất, vận động của đời thường. Khi thay đổi khái niệm như vậy, chúng ta đã vượt khỏi ranh giới vận dụng đúng đắn nguyên lý của Logíc hình thức.

Lỗi 4. Tự mình độc lập.
Lỗi này do người nghĩ coi mình riêng biệt, phân biệt rõ ràng với những người khác, quên đi những mối quan hệ, phụ thuộc lẫn nhau. Lôgíc hình thức đã coi rằng chính ta là ta chứ không phải là một ai khác. Quy luật cơ bản xác định hoạt động của một người hay một tổ chức không xem xét đến những ảnh hưởng sâu xa đến những người khác, tổ chức khác.
Trong nhiều mối quan hệ, nhiều lúc một cá nhân hay tổ chức hoạt động mà không quan tâm đến ảnh hưởng của nó đối với những đối tác khác. Như việc thay đổi chính sách thuế ở các nước, tăng cường mua sắm thiết bị ở một phân xưởng... Nguồn gốc lỗi là người nghĩa đã tự mình coi như độc lập, không thấy hết những mối quan hệ tinh tế lẫn nhau.

Lỗi 5. Cô lập vấn đề.
Xu hướng của lỗi là lưu tâm tới vấn đề như rời rạc, độc lập trong những hoàn cảnh rộng lớn hơn. Nó là kết quả của việc dùng sai quy luật cấm mâu thuẫn. Nếu một vấn đề là duy nhất thì không được cùng lúc nối nó với nhiều ngữ cảnh rộng rãi. Một cách đúng đắn sự phân tích đúng đắn là khảo sát tương tác hệ thống đang hoạt động với những hệ thống lớn hơn mà nó chỉ là một thành phần.
Chúng ta cũng thường xuyên tách riêng một vấn đề nào đó và coi những vấn đề khác là không có liên quan. Đó cũng yêu cầu tâm trí của người do hạn chế của trí não. Lỗi này có thể ẩn dụ như "lỗi đường hầm". Vấn đề B là lý lẽ chính để hướng đến mục đích A mong ước. B dẫn dắt tới C. C thì dẫn dắt tới D. Và như vậy ta dễ coi rằng D chính cách chủ yếu để đạt được C, B và tức là A mong muốn. Thực ra nếu chúng ta hướng tâm trí và vị trí bên ngoài thế giới của A, B, C, D có thể để lộ ra những mối quan hệ khác quan trong không kém, không thuộc đường dẫn A-B-C-D mà chúng ta đã chọn lựa ra.

Lỗi 6. Lỗi kết quả duy nhất.
Lỗi này cho rằng mỗi vấn đề hay hoạt động chỉ đem lại một và chỉ một kết quả duy nhất. Bẫy này sử dụng nhầm lẫn quy luật loại trừ lẫn nhau, ước định coi một cái bất kỳ không thể vừa là thế này lại vừa là thế kia. Chúng ta phải hiểu đúng nguyên lý này là tại một thời điểm duy nhất xác định. Nó có thể không đúng nếu ta xem xét các kết quả ở những thời điểm khác nhau. Kết quả cũng có thể thay đổi khi những người quan sát có những lợi ích khác nhau khi nhìn nhận kết quả ấy.

Lỗi 7. Loại trừ phương án khả thi.
Lôgíc hình thức chỉ ra những cảnh quan dẫn dắt chúng ta đến việc công thức hoá chọn một giải pháp trong nhiều giải pháp bởi chúng phải tự loại trừ lẫn nhau, không chấp nhận giải pháp trộn lẫn.
Trong thực tế cuộc sống chính trị thế giới, chúng ta gặp không ít lỗi tương tự kiểu của tổng thống Mỹ W. Bush: thế giới chỉ có 2 lực lượng: một là đứng về chúng tôi đại diện cho tiến bộ và một là đứng về bọn ủng hộ khủng bố” (quan điểm về trật tự thế giới chia hai: -Hiện nay, mỗi một quốc gia, bất kể ở nơi đâu, cần phải đưa ra quyết định: hoặc là đứng về phía với chúng tôi, hoặc với bọn khủng bố!) Chúng ta đã mặc vào loại lỗi Loại trừ nhau nói trên.

Lỗi 8: Lý do đầy đủ.
Con người thường có thói quen tư duy miên man và dễ xa rời, lệch lạc nhiều so với thực tế.
Hoặc là thiếu những căn cứ thực tiễn được xem xét, thu thập chính xác; thiếu những lý thuyết tin cậy đến thời điểm hiện tại và xem xét những lý thuyết đó một cách khách quan, suy luận đúng đắn, có phản biện. Hoặc là kết quả suy luận không được kiểm chứng, đối chiếu lại với thực tế.

Nguồn: luatminhkhue