Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2021

Ngạo mạn là nguồn gốc của ngu muội và tội lỗi

Tự tin là rất cần thiết, tuy nhiên, khi một người tự tin thái quá và nghĩ rằng mình là người quan trọng hay xuất sắc hơn so với khả năng thực có của mình thì thông thường loại tâm thái ngạo mạn này lại rất xấu, thậm chí là căn nguyên của tội ác. Bởi vậy mà các tín ngưỡng tôn giáo của cả phương Đông lẫn phương Tây đều răn dạy con người cần phải bỏ đi loại tâm này.

Ngạo mạn là nguồn gốc của ngu muội và tội lỗi

Thiên Chúa giáo có nói về bảy nguồn gốc gây ra tội ác bao gồm: ngạo mạn, đố kỵ, thù hằn, lười biếng, tham lam, tham ăn và dâm ô. Những tội ác mà nhân loại phạm phải cũng đều do mắc bảy chủng tội nghiệp này mà ra, trong đó ngạo mạn được xếp vào hàng đầu.

Trong “Hoa Nghiêm Kinh” của Phật gia cũng giảng về ba chướng ngại to lớn là ngạo mạn, đố kỵ và tham dục. Trong mắt không có Thần, cuồng vọng tự đại chính là chướng ngại lớn nhất khiến con người không thể thành Phật.

Trong con mắt của Thánh Augustinô, ngạo mạn là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các loại tội phạm của con người. Clive Staples Lewis, một tiểu thuyết gia theo Thiên Chúa giáo, cho rằng ngạo mạn chính là loại tội ác cùng cực và căn bản nhất, thậm chí nóng giận, tham lam và thói nghiện rượu cũng không thể sánh được với nó.

Ngạo mạn là nguyên nhân của ngu muội và thất bại. Kẻ ngạo mạn khi hành sự luôn lấy bản thân làm trung tâm, tự cho mình là tài giỏi hơn người, kết quả là tâm linh bị phong bế, tư tưởng bị mê hoặc. Biểu hiện xuất ra của người ấy sẽ chỉ khiến người khác chê cười là ngu muội vô tri, cuồng vọng  và vô lễ.

Tại chiến trường, kẻ ngạo mạn sẽ cho mình là kẻ mạnh mà khinh địch, không có khả năng biết người biết mình, từ đó dễ dàng đánh mất lí trí, không biết lượng sức mình, bỏ lỡ mất thời cơ tấn công tốt nhất. Có câu rằng: “Kiêu binh tất bại”, Hạng Vũ mất thiên hạ, Quan Vũ mất thành Kinh Châu, nguyên nhân cũng bởi điều này.

Có thể thấy rằng, mỗi chủng loại tội ác đều có sự góp phần của tâm ngạo mạn trong đó. Chỉ cần kiêu ngạo, ắt sẽ trong mắt không coi ai ra gì, phóng túng vô lễ, vong ân phụ nghĩa, tham lam túng dục, từ đó sinh ra nhiều chủng tội ác. Cho nên mới nói con người không nên kiêu ngạo, kiêu ngạo là ma quỷ, là một chủng tâm có thể khiến linh hồn bại hoại, khiến linh hồn trụy lạc.

Nếu một người theo một tín ngưỡng nào đó mà trở nên kiêu ngạo thì có thể sẽ không giữ được mình theo tiêu chuẩn của tín ngưỡng ấy mà dẫn đến tội ác.

Đề Bà Đạt Đa là em họ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ông có tính ngạo mạn. Trong suốt 12 năm, Đề Bà Đạt Đa đã tu học dưới sự dẫn dắt của Đức Phật Thích Ca nhưng ông không bao giờ loại bỏ đi được tâm ngạo mạn và sự tàn bạo của mình. Kết quả là ông đã phạm những tội lỗi vô cùng to lớn.

Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ chối dạy cho Đề Bà Đạt Đa thần thông, ông ta đã rời đi một thời gian ngắn và đã học được một vài tiểu thuật từ một số những vị sư phụ khác. Ngay sau đó, ông ta đã quay trở về ngôi đền của Phật Thích Ca Mâu Ni. Khi bị Phật Thích Ca Mâu Ni từ chối, Đề Bà Đạt Đa đã nổi giận và giết chết ni cô của Đức Phật là Liên Hoa Sắc.

Ông ta đã đi thuê một thích khách để ám sát Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng thay vì ra tay sát hại Đức Thích Ca, vị thích khách này đã được Phật Thích Ca Mâu Ni cảm hóa và trở thành một người tu hành.

Không dừng lại ở đó, Đề Bà Đạt Đa đã thả một con voi trên đường phố, với hy vọng con vật khổng lồ này sẽ dẫm Phật Thích Ca Mâu Ni đến chết. Nhưng Phật Thích Ca Mâu Ni đã không bị tổn thương nào.

Đề Bà Đạt Đa sau đó đã đẩy một tảng đá khổng lồ xuống một vách đá nơi Đức Phật Thích Ca đang ngồi. Kết quả là chân của Phật Thích Ca Mâu Ni đã bị tảng đá đập vào và chảy rất nhiều máu. Vì những tội lỗi đã gây ra, Đề Bà Đạt Đa không những không đắc Thánh quả, mà còn bị rơi vào địa ngục.

Đối với bất kỳ một người nào mà nói, một khi ngọn lửa của tâm ngạo mạn được nhen nhóm, nó sẽ không chỉ làm hại người khác, mà còn có thể hủy hoại chính bản thân người ấy.


Theo Epoch Times

Nguồn: trithucvn.org



0 comments:

Đăng nhận xét