Cùng chúng tôi bắt đầu quá trình “chạm ngõ” lĩnh vực thiết kế với kiến thức căn bản đầu tiên: Nguyên lý thị giác – Nền tảng của đồ họa trong bài viết này nhé!
“Tự học thiết kế có khó không?” Hay “Bắt đầu học thiết kế từ đâu?” là hai câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi muốn tự mình chinh phục lĩnh vực thiết kế siêu rộng và khó này. Lời khuyên được đưa ra cho họ là hãy bắt đầu học từ những kiến thức căn bản nhất để có một nền tảng thật vững chắc. Chính vì vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Nguyên lý thị giác – Nền tảng của đồ họa và thiết kế với bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
1. Khái niệm nguyên lý thị giác – nền tảng của đồ họa và thiết kế2. Một số định lý quan trọng về nguyên lý thị giác – nền tảng của đồ họa
2.1 Định luật về khoảng cách
2.2 Định luật đồng đẳng
2.3 Định luật trước sau
2.4 Định luật của sự khép kín
2.5 Định luật liên tục
2.6 Định luật liên tưởng
2.7 Định luật tương phản đối lập
1. Khái niệm nguyên lý thị giác – Nền tảng của đồ họa và thiết kế
Nguyên lý thị giác được hiểu là những thói quen thị giác tự nhiên, phát triển và hình thành theo quá trình sống của con người.Những tác phẩm hội họa, công trình kiến trúc hay thiết kế quần áo, hình ảnh,….đều sử dụng triệt để nguyên lý thị giác để dễ dàng tiếp cận người dùng, người xem, giúp họ cảm nhận được sự tinh tế, nội dung thông điệp truyền tải của mỗi sản phẩm.
Ngoài ra nguyên lý thị giác – nền tảng của đồ họa còn được coi là thước đo chiều sâu tâm lý của mỗi tác phẩm nghệ thuật. Chính vì vậy nếu bạn muốn trở thành một nhà thiết kế giỏi hãy tìm hiểu thật kỹ nó nhé!
Ngoài ra để có thể tự học thiết kế tốt nhất đừng quên việc học hỏi từ những designer chuyên nghiệp nhé!
2. Một số định lý quan trọng về nguyên lý thị giác – Nền tảng của đồ họa
Để ứng dụng được nguyên lý thị giác vào nhiều lĩnh vực trong đời sống bạn cần phải nắm được các định lý sau.Định luật về khoảng cách
Định luật về khoảng cách hay còn được biết đến là định luật về sự gần, giúp chúng ta hiểu được một quy luật khá đơn giản là hình thể nào ở gần nhau bao giờ cũng tác động vào thị giác con người mạnh hơn ở xa nhau.Định luật đồng đẳng
Định luật đồng đẳng hay còn có tên gọi khác là định luật của sự đồng đều, được hiểu đơn giản là những hình thể gần nhau sẽ tạo mối liên hệ; nhưng khi các hình chỉ gần nhau về khoảng cách tuy nhiên khác nhau về hình thể thì những hình nào giống nhau, đều nhau sẽ nổi bật hơn, gây ấn tượng thị giác mạnh hơn.Ngoài việc học các định luật quan trọng trong nguyên lý thị giác thì hãy tìm hiểu những công cụ hỗ trợ việc học thiết kế của mình như AI với 5 lưu ý cần biết khi thiết kế logo bằng Photoshop nhé!
Định luật trước sau
Định luật trước sau còn có một tên gọi khác là định luật về hẹp và rộng. Bạn có thể hiểu đơn giản về định luật này như sau: hình thể nhỏ và có khoảng cách hẹp sẽ được hiển thị ở phần trước của hình ảnh, còn những hình thể rộng hơn thì sẽ lùi về phía sau với vai trò như một background.Định luật của sự khép kín
Các hình thể giống nhau hoặc bằng nhau được đặt cạnh nhau sẽ hình thành nên sự khép kín với thị giác của người xem. Từ đó hình thành một liên kết chặt chẽ và tạo nên một hình thể mới.Định luật liên tục
Để giúp thị giác của người xem có sự thống nhất và chặt chẽ trong một số tác phẩm hội họa, các họa sĩ sẽ sử dụng định luật liên tục với một chuỗi nét vẽ liên kết liền mạch không có sự đứt đoạnĐịnh luật liên tưởng
Định luật liên tưởng hay còn gọi là định luật kinh nghiệm sẽ giúp tạo nên sự hứng thú tò mò cho người xem với việc sử dụng tối đa những biện pháp kinh điển về sự dồn nén tối thiểu những tín hiệu thẩm mỹ.Định luật tương phản đối lập
Định luật này được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực thiết kế, hội họa và thời trang để gây ấn tượng mạnh đối với người xem bởi theo quan niệm từ xa xưa thì sự tương phản là một phương pháp quan trọng tạo thành cái đẹp hình thức.Hy vọng qua bài viết này bạn đã trang bị được cho mình những kiến thức đầu tiên về thiết kế. Hãy theo dõi chúng tôi để tích lũy thêm nhiều thông tin nhé!
0 comments:
Đăng nhận xét