Nội dung bài viết
1 Tại sao đam mê lại quan trọng?
2 5 cách để luôn giữ niềm đam mê
2.1 1.Hãy luôn nghĩ về lý do để bắt đầu2.2 2.Phát triển và làm việc có kế hoạch
2.3 3.Theo đuổi mục tiêu đến cùng
2.4 4.Cân bằng công việc và cuộc sống
2.5 5. Luôn tin vào chính mình
3 Cách hành động cụ thể như sau
3.1 Hãy hành động3.2 Đừng quá sốt sắng
3.3 Đam mê thường gắn với phong cách sống
3.4 Tham dự các buổi phỏng vấn
Tỷ phú Bill Gates từng nói: “Đam mê và thành công luôn đi cùng nhau”. Mọi công việc đều có sự nhàm chán nhất định của nó, thiếu cảm hứng cho công việc không có nghĩa là bạn cần phải chuyển việc hay nhảy qua một lĩnh vực khác mà hãy chủ động tìm lại cảm hứng cho chính bạn. Đừng vội từ bỏ mà tiếp tục nỗ lực cố gắng cho đến khi bạn thành công.
Tại sao đam mê lại quan trọng?
Đam mê thực sự hấp dẫn. Khi đam mê đến từ niềm tin rằng bạn thật sự giỏi một điều gì đó, đó là cách chân thật nhất để nói rằng: “Tôi tuyệt vời theo cách riêng của mình!”.Đam mê sẽ thuyết phục mọi người đi theo bạn. Đam mê sẽ thuyết phục mọi người tin vào bạn. Nhưng quan trọng hơn cả, niềm đam mê sẽ thuyết phục chính bản thân bạn. Đam mê là một cảm xúc đặc biệt nhằm làm cho bạn phát điên và làm việc một cách hăng say bởi bạn tin rằng mình có thể thay đổi và khuấy động được cả thế giới.
Như tình yêu vậy, một cảm xúc rất đáng để bạn chiến đấu để đạt được nó. Đam mê làm việc có thể mang đến sự đỉnh cao, là ngọn lửa thôi lúc bạn phát triển, lúc bạn vấp ngã thì thứ gì giúp bạn đứng dậy , đó chính là niềm đam mê. Nhưng làm sao để ngon lửa đó cháy xuyên suốt cuộc chơi thì đó lại phải lại học hỏi tìm hiểu. Sau đây là cách giữ ngọn lửa đam mê.
5 cách để luôn giữ niềm đam mê
1. Hãy luôn nghĩ về lý do để bắt đầu
Nếu bạn không chắc chắn nên bắt đầu từ đầu, đừng lo lắng. Có rất nhiều điều bạn có thể nghĩ đến. Sau đó, cố gắng xác định nó là gì. Bạn đã phải cố gắng làm việc, duy trì và phát triển nó như thế nào để có kết quả như hiện tại. Khi thất bại hãy nghĩ về lý do chúng ta bắt đầu, ngọn lửa đam mê luôn cháy trong mình, đó là động lực để bạn đứng dậy tiếp tục phát triển.2. Phát triển và làm việc có kế hoạch
Kế hoạch nên bao gồm các mục tiêu ngắn hạn dẫn đến mục tiêu dài hạn. Hãy cố gắng nhìn nhận một cách đầy đủ về những gì bạn có thể làm tốt, kể cả khi những điều đó không có vẻ gì là có thể phát triển thành một sự nghiệp. Tốt nhất, bạn nên lập một bản danh sách càng cụ thể càng tốt, dù cho bạn giỏi giúp đỡ, an ủi người khác, hay giỏi vẽ hoặc viết, hay thậm chí chỉ là chăm chỉ đi học hoặc làm học sinh chăm ngoan, nghe lời.Bạn cần bắt đầu lại và xóa sạch tâm trí mình về những lộn xộn, những suy nghĩ tiêu cực và những thứ ngăn cản bạn bắt tay vào một hành trình tự khám phá và thực hiện. Bạn cần nhớ rằng đó là một cuộc hành trình dài và nguy hiểm cần nhiều thời gian, lòng dũng cảm và lòng quyết tâm hoàn thành.
Cố gắng củng cố khả năng của bạn bằng cách đọc sách, hay những nội dung tạo ra động lực. Tương tự như vậy, hãy ở lại công ty với những con người luôn khuyến khích bạn theo đuổi ước mơ của mình. Hãy hình dung những thứ làm bạn hào hứng và bạn thực sự thấy hạnh phúc khi làm. Tất cả những điều này sẽ củng cố thêm niềm tin của bạn và giúp bạn kết nối với đam mê.
3. Theo đuổi mục tiêu đến cùng
Nhiều người hiểu sự cần thiết phải thay đổi nhưng lại luôn dậm chân tại chỗ. Bạn phải quyết tâm và bước đi cứng rắn tiến đến mục tiêu trong kế hoạch đi tìm đam mê của mình. Khi đã xác định được mục tiêu, cái đích cuối cùng thì không ngại gì mà bạn phải từ bỏ. Như mũi tên cũng vậy, khi đã bắn mũi lao đi thi không có gì ngăn chặn lại được chỉ có thế niềm đam mê của bạn mới không phải mất đi4. Cân bằng công việc và cuộc sống
Việc cân bằng mọi thứ sẽ giúp bạn giảm áp lực, suy nghĩ tích cực hơn trong mọi việc. Mải mê với công việc khiến bạn quên đi việc chăm sóc bản thân, không quan tâm đến gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh. Công việc hiện tại của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn, nếu như bạn biết cách tập trung hơn để xử lý những rắc rối của chính mình. Vì vậy, dù bận rộn đến đâu cũng hãy dành cho mình khoảng thời gian thư giãn, nghỉ ngơi để lấy lại cân bằng trong cuộc sống và công việc.5. Luôn tin vào chính mình
Nếu bạn không tin vào chính mình và không có ý niệm rằng bạn thực sự có thể đạt được mục tiêu cuộc sống, bạn sẽ không bao giờ làm được. Nếu bạn muốn đạt được điều gì, bạn cần phải có niềm tin nghiêm túc rằng nó khả thi. Nếu bạn muốn sống với đam mê của mình, bạn cần phải nuôi dưỡng niềm tin và có rất nhiều cách để hoàn thành sứ mệnh này.Cố gắng củng cố khả năng của bạn bằng cách đọc sách, hay những nội dung tạo ra động lực. Tương tự như vậy, hãy ở lại công ty với những con người luôn khuyến khích bạn theo đuổi ước mơ của mình. Hãy hình dung những thứ làm bạn hào hứng và bạn thực sự thấy hạnh phúc khi làm. Tất cả những điều này sẽ củng cố thêm niềm tin của bạn và giúp bạn kết nối với đam mê.
Cách hành động cụ thể như sau
Hãy hành động
Bạn không thể xác định niềm đam mê của mình bằng cách nghĩ về nó mà phải hành động. Hãy đăng ký một lớp học, thử làm một điều gì đó mới mẻ. Thông qua những hoạt động thực tế ở nhiều lĩnh vực, bạn có thể tìm ra niềm đam mê của mình.Đừng quá sốt sắng
Bạn yêu thích việc làm bánh nướng và bạn mở một cửa hàng. Tuy nhiên, việc thức dậy vào lúc bình minh mỗi ngày, nướng hàng trăm chiếc bánh; phải đối phó với những khách hàng khó tính và sự căng thẳng về vấn đề tài chính có thể khiến bạn quay lại ghét chính niềm đam mê của mình. Bởi vậy, trước khi gắn bản thân vào một kế hoạch với niềm đam mê, hãy xác định xem công việc thực tế có thực sự hấp dẫn bạn hay chỉ là nhất thời.Đam mê thường gắn với phong cách sống
Việc tìm kiếm niềm đam mê trong công việc gắn liền với việc bạn tìm kiếm phong cách sống mà bạn thích. Thay vì tìm xem mình thích công việc gì, hãy thử nghĩ xem bạn thích sống cuộc sống như thế nào. Từ đó, xác định ngược trở lại một nghề có thể giúp bạn có được cuộc sống như mong muốn.Tham dự các buổi phỏng vấn
Ngay cả khi bạn không chắc chắn mình sẽ thay đổi công việc hiện tại, bạn cũng vẫn nên gửi thư xin việc để tham gia những cuộc phỏng vấn. Qua đó, sẽ mở rộng hệ thống mạng lưới của bạn, mở rộng triển vọng và tầm nhìn của bạn cũng như nhận ra sự cách biệt giữa những kỹ năng mà bạn có và những kỹ năng mà bạn cần để thỏa mãn cho công việc mình mong muốn.Nguồn: jobpro
0 comments:
Đăng nhận xét