Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2021

Cách học thuộc lòng nhanh, nhớ lâu, hiệu quả trên cả tuyệt vời

Học thuộc lòng vẫn luôn là một nỗi băn khoăn với nhiều người. Hãy cùng bài viết hôm nay xem các cách để học thuộc nhanh, nhớ lâu cực hiệu quả nhé!

Nội dung bài viết

  1. Tập trung
  2. Chắc chắn là bạn hiểu những gì đang học
  3. Tóm tắt, rút ra ý chính
  4. Ghi chép, đọc thành tiếng
  5. Liên tưởng bài học đến những thứ dễ nhớ
  6. Dành thời gian để nhẩm lại bài
  7. Chọn thời điểm học thích hợp
  8. Giữ tâm trạng thoải mái
  9. Học ở nơi yên tĩnh
  10. Cố gắng tạo niềm yêu thích, hứng thú với bài học
  11. Học với bạn bè
  12. Cải thiện thể chất, trí não

1. Tập trung

Khi bạn học bài, bạn nên ngồi vào bàn học, học một cách tập trung, không sử dụng điện thoại hay các thiết bị khác, đặt nó sang một bên, tắt tivi và nhắc mọi người trong nhà không làm phiền để chắc chắn rằng bạn đang thực sự học tập một cách nghiêm túc.

Việc xao nhãng chỉ làm lãng phí thời gian của bạn mà không mang lại hiệu quả, mặt khác còn có thể gây ra cảm giác chán ghét khi học nữa đấy.

Tập trung để học thuộc nhanh hơn

Tập trung để học thuộc nhanh hơn

2. Chắc chắn là bạn hiểu những gì đang học

Khi học một nội dung nào đó, bạn cần đảm bảo rằng mình đã thực sự hiểu các nội dung bài đã học, tránh tình trạng học mà hiểu chưa sâu, học vẹt. Bạn có thể dành ra một chút thời gian đầu để tìm hiểu, tra cứu trước các nội dung bài bạn chuẩn bị học thuộc vì việc làm đó khiến bạn hiểu sâu hơn, kiến thức sẽ tự động nhớ nhanh chóng.

3. Tóm tắt, rút ra ý chính

Nội dung, kiến thức của một bài học khá nhiều, không thể nào học hết trong một lần duy nhất. Cách tốt nhất là bạn nên chia nhỏ các ý trong bài ra, rút ra đâu là ý chính, đâu là ý phụ. Bạn có thể tô màu cho nội dung để làm nổi bật cái mà bạn cần nhớ.

Sau khi thực hiện xong, bạn học các ý chính, các từ khóa trong một đoạn hoặc một trang trong sách trước để hiểu và tránh mất ý chính, mất điểm của bài học đó, còn ý phụ bạn học sau để bổ sung ý cho ý chính.

Bạn cũng có thể sử dụng một số hình thức giúp bạn nhớ lâu và nhanh hơn như cách vẽ sơ đồ tư duy chẳng hạn.

Tóm tắt, rút ra ý chính bằng sơ đồ Mind Map

Tóm tắt, rút ra ý chính bằng sơ đồ Mind Map

4. Ghi chép, đọc thành tiếng

Việc ghi chép ra giấy, vở bằng nét chữ, cách trình bày của mình sẽ giúp bạn dễ nhớ và học nhanh hơn (đặc biệt hiệu quả trong việc chép từ vựng tiếng Anh). Sau khi chép xong, Bạn đọc to thành tiếng để học thuộc lòng bài học thay vì đọc nhỏ, học thuộc sơ sơ – chỉ học thuộc lúc đó hoặc trong thời gian ngắn.

5. Liên tưởng bài học đến những thứ dễ nhớ

Nếu nội dung bạn đang học có liên quan đến những kiến thức cuộc sống hằng ngày hay thế giới xung quanh bạn thì việc liên tưởng, xâu chuỗi nội dung thành một câu chuyện sẽ giúp việc học thuộc bài của bạn dễ hơn đó. Hay bạn cũng có thể ghi chú lại các mẹo nhớ vui của riêng bản thân mình tạo ra.

Những công thức khó nhớ cũng trở nên dễ dàng bằng cách đưa ra các ví dụ hay các các thơ vui nhộn, dí dỏm liên quan đến nó. Chẳng hạn như câu “thần chú” hóa học trong hình dưới đây.

Liên tưởng bài học đến những thứ dễ nhớ

Liên tưởng bài học đến những thứ dễ nhớ

6. Dành thời gian để nhẩm lại bài

Để chắc chắn rằng bạn đã học thuộc lòng bài học chưa, bạn nên dành ra một khoảng thời gian ngắn, khuyến khích thực hiện trước khi đi ngủ và sáng sớm mới vừa thức giấc nhẩm lại kiến thức bạn đã học. Não bộ của bạn sẽ ghi đi ghi lại lượng kiến thức này và bạn nhớ lâu, kĩ và chắc chắn hơn.

Dành thời gian để nhẩm lại bài

Dành thời gian để nhẩm lại bài

7. Chọn thời điểm học thích hợp

Việc học tùy hứng hay học dàn trải trong suốt thời gian một ngày thật ra không mang đến nhiều hiệu quả như bạn nghĩ. Theo nhiều nghiên cứu, khoảng thời gian tốt nhất cho việc ghi nhớ là buổi sáng và buổi trưa, khi đầu óc bạn tỉnh táo và thoải mái nhất.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chia nhỏ thời gian học, sau khoảng 45p-60p học thì hãy dành 10p-15p nghỉ ngơi. Bên cạnh đó một giấc ngủ trưa 15p-30p cũng giúp bạn phục hồi năng lượng rất tốt cho buổi chiều và tối đấy.

8. Giữ tâm trạng thoải mái

Tuyệt đối đừng học khi bạn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt hay tức giận vì khi đó bạn sẽ mất tập trung và không tiếp thu được một chữ nào, vừa tốn thời gian mà chẳng học được gì.

Khi não bạn được thoải mái, việc tiếp thu thông tin sẽ tốt, nhanh chóng mà không cần gắng sức. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, não bạn theo nghĩa đen cũng sẽ tự chối nạp bất kì thông tin hay kiến thức nào.

Giữ tâm trạng thoải mái

Giữ tâm trạng thoải mái

9. Học ở nơi yên tĩnh

Chọn một không gian yên tính, không ồn ào để việc học trở nên hiệu quả và bạn tập trung hơn. Bạn có thể nghe nhạc không lời hoặc những bài nhạc nhẹ để não bộ thư giãn. Đừng nên nghe nhạc có lời nếu bạn là người dễ mất tập trung vì rất có thể bạn sẽ ngưng học và nhún nhảy theo điệu nhạc đấy nhé.

10. Cố gắng tạo niềm yêu thích, hứng thú với bài học

Thật sự rất khó nạp những kiến thức của những bộ môn mà bạn không thích học môn đó như văn nhàm chán, hay lý, hóa khó nhằn. Bạn nên hiểu rằng kiến thức nào cũng có lợi nên khi học bạn phải tự nhắc nhở bản thân là những thứ bạn đang học sẽ hữu ích cho sau này. Nếu bạn học không được, bạn hãy thử những cách thú vị hơn như tìm kiếm các bài rap,bài hát liên quan tới hoặc bạn có thể tự chế khi học văn, xem các thí nghiệm vui, thực tế, hài hước khi học lý, hóa,…

11. Học với bạn bè

Rủ bạn bè của bạn học chung sẽ thú vị và vui hơn khi học bài đấy! Họ sẽ cùng bạn trao đổi về nội dung bài học, chỉ ra những lỗi sai của bạn và bạn có thể chỉ bài cho bạn của mình giúp bạn nhớ thêm lần nữa, khắc sâu bài học hơn.

Học với bạn bè

Học với bạn bè

12. Cải thiện thể chất, trí não

Bạn có thể ăn các thức ăn để cải thiện trí nhớ như não lợn, trứng cút, mật ong,… Ngoài ra, hãy cố gắng tập luyện thể thao mỗi ngày để có trí óc sắc bén. Bạn cũng có thể thử tập thể dục trước khi bắt đầu giờ học để nhận được nhiều lợi ích hơn trong việc kích thích não bộ.

Bạn không cần tập thể dục với thời lượng dài để nhận được lợi ích từ việc tập luyện cải thiện tăng trí nhớ. Thậm chí việc đi bộ 15 phút trước khi học cũng hữu ích. Việc tập yoga 20 phút trước khi bạn cố gắng ghi nhớ điều gì đó là một cách tuyệt vời để cải thiện chức năng não.

Những điều cần tránh nếu muốn học bài nhanh thuộc:

– Thức khuya học bài.

– Học vẹt.

– Học khi tâm trạng/ thể chất bất ổn.

– Vừa học vừa làm việc khác như lướt mạng xã hội, trò chuyện, ăn uống với bạn bè, xem tivi,…

Nguồn: Thegioididong

0 comments:

Đăng nhận xét