GIỮ KHÁT VỌNG - TẠO THÀNH CÔNG

Khát Vọng là Động Lực

GIỮ KHÁT VỌNG - TẠO THÀNH CÔNG

Khát Vọng là Động Lực

SỰ TUẦN HOÀN CỦA BỐN MÙA

Sự luân hồi của vũ trụ - Sự cân bằng của tự nhiên...

THIỀN ĐỊNH SINH RA TRÍ TUỆ

Thực hành thiền định - Bí quyết cho trí tuệ sáng suốt và tâm hồn bình an...

THIỀN ĐỊNH SINH RA TRÍ TUỆ

Thực hành thiền định - Bí quyết cho trí tuệ sáng suốt và tâm hồn bình an...

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

Rối loạn lo âu, ám ảnh, sợ hãi: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là tình trạng sợ hãi thái quá và vô lý đối với những tình huống hay sự việc không thực sự mang tính chất quá nguy hiểm. Chứng ám ảnh sợ hãi này sẽ duy trì trong một thời gian dài và gây ra nhiều phản ứng về thể chất và tinh thần rất nghiêm trọng.

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là tình trạng sợ hãi thái quá và vô lý đối với những tình huống hay sự việc không thực sự mang nguy hiểm.
Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là tình trạng sợ hãi thái quá và vô lý đối với những tình huống hay sự việc không thực sự mang nguy hiểm.

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là gì?

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi hay còn gọi là chứng ám ảnh sợ hãi là một dạng bệnh của rối loạn lo âu khá phổ biến hiện nay. Căn bệnh này được đặc trưng bởi sự sợ hãi kéo dài dai dẳng đối với một sự việc, đối tượng, tình huống nào đó khiến cho người bệnh luôn muốn tìm cách tránh né. Tuy nhiên, những nỗi sợ này lại không mang tính chất nguy hiểm trong thực tế, đôi khi nó còn trở nên rất vô lý.

Đặc biệt là khi người bệnh không thể hoàn toàn tránh né được những sự việc gây sợ hãi sẽ khiến họ phải chịu đựng trong thời gian dài với sự căng thẳng cực độ, điều này gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, đồng thời làm suy giảm chức năng sống của họ. Lúc này, người bệnh sẽ có xu hướng muốn xây dựng cho mình một khu vực an toàn để thoải mái thực hiện những hành vi mà bản thân cho là an toàn.

Nếu các triệu chứng của bệnh không được kịp thời phát hiện và áp dụng các biện pháp can thiệp phù hợp sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động bình thường của người bệnh, sức khỏe cũng dần bị suy kiệt, khả năng chuyển biến thành căn bệnh trầm cảm cũng rất cao, một số số trường hợp còn có thể dẫn đến hành vi tự sát. Sau đây là một số hội chứng ám ảnh sợ hãi thường gặp nhất hiện nay:

Sợ bóng tối

Sợ thang máy

Sợ độ cao

Sợ nơi đông người

Sợ không gian kín

Sợ những vật nhọn

Sợ máu

Sợ người lạ

Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi hiện vẫn chưa được chứng minh cụ thể. Thế nhưng dựa vào kết quả một số nghiên cứu và thông tin thống kê được từ người bệnh thì chứng sợ hãi này có thể khởi phát bởi những yếu tố sau đây:

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là tình trạng sợ hãi thái quá và vô lý đối với những tình huống hay sự việc không thực sự mang nguy hiểm.
Rối loạn ám ảnh sợ hãi có thể khởi phát do những sang chấn tâm lý thuở nhỏ

1. Do di truyền

Trong một số nghiên cứu chuyên khoa được thực hiện tại Mỹ nhận thấy rằng, hầu hết các bệnh về rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, ám ảnh sợ hãi đều có liên quan đến yếu tố ADN. Thực tế nhận thấy rằng, những đối tượng được sinh ra trong gia đình có người thân như ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột từng mắc phải chứng rối loạn lo âu hay các bệnh tâm thần có liên quan sẽ có nguy cơ gặp phải chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi cao hơn so với người bình thường.

Các chuyên gia cũng đã tiến hành nghiên cứu dựa trên 2 trẻ sinh đôi có mẹ từng bị rối loạn lo âu. Kết quả nhận thấy cả 2 trẻ này đều có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe tâm lý, cụ thể là trẻ có cảm giác lo lắng, sợ hãi nhiều hơn so với những trẻ cùng trang lứa. Vì thế mà di truyền cũng được xem là một trong các yếu tố có khả năng gây ra các chứng rối loạn tâm thần, trong đó có rối loạn ám ảnh sợ hãi.

2. Ảnh hưởng từ những sang chấn tâm lý

Nếu trong quá khứ, bạn đã từng chứng kiến và trải qua những tình huống gây ám ảnh, bị tổn thương tâm lý nặng nề thì tương lai bạn sẽ có khả năng rất cao rơi vào tình trạng rối loạn lo âu sợ hãi. Nếu các sự việc hoặc những tình huống ám ảnh cũ bắt đầu tái hiện lại sẽ làm cho bạn cảm thấy lo lắng, hoảng sợ tột độ. Bên cạnh đó, có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng như tay chân run rẩy, tim đập nhanh, dễ kích động, ra nhiều mồ hôi,…

Một số ám ảnh thuở nhỏ có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trong tương lai như lúc nhỏ từng bị nhốt trong phòng kín, từng bị động vật cắn, từng bị tai nạn giao thông nghiêm trọng, từng bị kích ứng thuốc,….

3. Sự rối loạn cơ chế sinh học diễn ra trong cơ thể

Những triệu chứng lo lắng, sợ hãi quá mức của chứng ám ảnh sợ hãi có thể khởi phát từ tình trạng rối loạn cơ chế sinh học diễn ra bên trong cơ thể con người. Các chuyên gia cho biết rằng, nếu cơ thể  và não bộ bị thiếu hụt các hormone như serotonin và norepinephrine trong sẽ làm xuất hiện các phản ứng như bất an, lo lắng, bồn chồn, lo sợ,…Lúc này các hormone tạo sự vui vẻ, hạnh phúc bị mất dần sẽ làm gia tăng cảm giác hoang mang, hoảng loạn ở con người, từ đó khởi phát các triệu chứng rối loạn tâm lý.

4. Ảnh hưởng từ tâm lý, xã hội

Những sự kiện như ly hôn, mất người thân, thất nghiệp, mất tài sản, bị lạm dụng tình dục, chia tay người yêu, bị khủng bố, tấn công,…sẽ khiến cho con người trở nên lo lắng, hoảng sợ và bất an. Tình trạng này nếu kéo dài và không được giải quyết kịp thời sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tâm lý, từ đó có thể dẫn đến các bệnh rối loạn tâm thần nguy hiểm, trong đó có chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi.

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi

Theo nhận định của các chuyên gia thì chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi có thể khởi phát ở nhiều đối tượng khác nhau, thế nhưng cũng có một số đối tượng sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn so với bình thường. Cụ thể như sau:

Tuổi tác: Những người trẻ tuổi thường sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Các triệu chứng của bệnh thường sẽ khởi phát từ khi 10 tuổi và có những biểu hiện rõ rệt trước năm 35 tuổi.

Giới tính: Cũng giống như các bệnh rối loạn tâm thần khác, tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới sẽ cao hơn so với nam giới.

Tính cách cá nhân: Chứng ám ảnh sợ hãi này sẽ dễ xuất hiện ở những đối tượng có tính cách bi quan, nhút nhát, rụt rè, quá nhạy cảm.

Tiền sử gia đình: Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao nếu trong gia đình có người thân đang hoặc có tiền sử từng mắc phải chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi hoặc những bệnh có liên quan.

Môi trường sống: Những đối tượng được sinh ra và lớn lên trong môi trường sống không lành mạnh, thường xuyên phải chịu những áp lực, căng thẳng về mặt tinh thần sẽ có khả năng mắc bệnh hơn bình thường.

Biểu hiện đặc trưng của chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi

Biểu hiện đặc trưng nhất của chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi đó chính là sự lo lắng, hoảng sợ đối với các sự việc từng gây ám ảnh. Để có thể nhận biết cụ thể được căn bệnh này, bạn cũng cần xem xét qua những triệu chứng sau đây:

Sau một cơn lo âu, người bệnh sẽ xuất hiện hàng loạt các triệu chứng về hành vi và tâm lý như căng thẳng, lo lắng, hoảng sợ, bồn chồn, run sợ,…Người bệnh luôn cảm thấy sợ hãi quá mức đối với những tình huống, tác nhân gây sợ hãi. Điều này làm cho họ có xu hướng muốn né tránh và lẫn trốn khỏi những tình huống gây ám ảnh.

Khi bắt buộc phải đối diện với những sự việc, hiện tượng gây sợ hãi, họ đều cảm thấy hoang mang, lo sợ và bất an. Hoặc đơn giản là chỉ cần nghĩ đến những việc đó họ cũng cảm thấy sợ hãi tột độ. Lúc này họ sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng về cơ thể như chóng mặt, ra nhiều mồ hôi, tay chân run rẩy, tức cổ họng, khóc lóc, choáng váng,…

Khi nỗi sợ tăng cao và vượt quá mức giới hạn, người bệnh có thể trở nên hoảng loạn, kích động thái quá và có thể gây ra nhiều hành vi làm tổn thương bản thân hoặc những người xung quanh.

Cách điều trị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi

Trước khi đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân, các bác sĩ phải tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể tình trạng bệnh. Để đưa ra được kết luận đúng nhất, các chuyên gia sẽ tìm hiểu và khai thác đầy đủ các thông tin bệnh sử, đặt ra một số câu hỏi để đánh giá về mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Do hiện nay vẫn chưa thể áp dụng các loại xét nghiệm chuyên khoa để chẩn đoán về bệnh lý này nên các bác sĩ chỉ có thể đánh giá qua việc thăm khám lâm sàng.

Sau khi đã đưa ra được kết quả chẩn đoán cuối cùng và nắm được rõ tình trạng bệnh lý của mỗi bệnh nhân thì các bác sĩ sức khỏe tâm thần sẽ cân nhắc lựa chọn những biện pháp điều trị phù hợp để giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh tốt nhất. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng cho các bệnh nhân bị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi.

1. Sử dụng thuốc Tây

Trong một số trường hợp cần thiết, những nỗi sợ hãi biểu hiện ở mức độ nặng nề và có kèm theo các triệu chứng nguy hiểm thì bác sĩ sẽ cân nhắc để lựa chọn một số loại thuốc điều trị phù hợp. Những loại thuốc chống lo âu sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh, cân bằng cảm xúc hiệu quả, đồng thời hạn chế được những rủi ro mà bệnh có thể gây ra.

Tuy nhiên, hầu hết những loại thuốc điều trị rối loạn lo âu đều có khả năng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để đảm bảo được an toàn cho bản thân.

Sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến được áp dụng nhiều trong các trường hợp bị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi
Sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến được áp dụng nhiều trong các trường hợp bị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi

Một số  lưu ý khi sử dụng thuốc để điều trị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi như:

Không được tự ý mua thuốc về tự sử dụng hoặc sử dụng đơn thuốc của bệnh nhân khác.

Cần tuân thủ đúng theo các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa, uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng, đúng thuốc.

Kiên trì sử dụng đúng theo phác đồ điều trị, tránh ngưng thuốc đột ngột.

Không được tự ý tăng hoặc giảm liều dùng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Nếu trong quá trình sử dụng thuốc nhận thấy có những triệu chứng bất thường như chóng mặt, khô miệng, buồn nôn, mắc ói,…thì nên báo ngay với chuyên gia để được hướng dẫn cách khắc phục hiệu quả.

2. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là phương pháp có thể mang đến hiệu quả lâu dài đối với người bệnh rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi. Thông thường, phương pháp này sẽ được áp dụng đồng thời với biện pháp sử dụng thuốc để gia tăng hiệu quả cho quá trình điều trị. Với biện pháp này, các chuyên gia tâm lý chủ yếu sẽ sử dụng ngôn ngữ giao tiếp để tìm hiểu và khai thác suy nghĩ, cảm xúc của người bệnh. Nhờ đó có thể tạo ra được sự tương tác vừa đủ để giúp bệnh nhân điều chỉnh tốt cảm xúc, suy nghĩ, hành vi sai lệch của bản thân.

Với phương pháp này, những bệnh nhân bị rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi sẽ dần giảm thiểu được những nỗi sợ của mình, đồng thời có thể đối diện với những tình huống, sự việc gây ám ảnh để dần thoát khỏi tình trạng căng thẳng. Bên cạnh đó, các chuyên gia tâm lý còn giúp người bệnh trang bị được thêm những kiến thức cần thiết cho việc quản lý và kiểm soát cảm xúc của bản thân, hạn chế tối đa tình trạng tái phát sau điều trị.

Bên cạnh việc trị liệu theo từng cá nhân, người bệnh cũng có thể được khuyến khích tham gia vào các lớp trị liệu gia đình hoặc nhóm để gia tăng mức độ hiệu quả của phương pháp. Hiện nay, tâm lý trị liệu được đánh giá là phương pháp hỗ trợ cải thiện sức khỏe tinh thần vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả vượt trội. Tuy nhiên, để có thể cải thiện bệnh thông qua liệu pháp này bạn cũng cần lựa chọn được cơ sở chuyên môn và uy tín.

3. Hỗ trợ cải thiện tại nhà

Bên cạnh việc áp dụng phương pháp trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc Tây thì người bệnh rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi cũng cần xây dựng một lối sống lành mạnh và tích cực tại nhà. Việc có được một thói quen sinh hoạt tốt sẽ giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng, tinh thần được ổn định và cân bằng hơn.

Ngồi thiền 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cho bạn cân bằng và kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
Ngồi thiền 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cho bạn cân bằng và kiểm soát cảm xúc tốt hơn.

Xây dựng chế độ ăn uống với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Mỗi ngày người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin tốt cho não bộ. Đồng thời cần hạn chế các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, những thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn,….

Thường xuyên vận động và tập thể dục để nâng cao sức đề kháng. Bên cạnh đó, việc tập luyện thể thao mỗi ngày còn giúp gia tăng lượng hormone tạo ra cảm giác hạnh phúc, vui vẻ. Nhờ đó mà người bệnh cảm thấy thoải mái hơn, hạn chế bớt tình trạng căng thẳng, lo lắng.

Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và nên tập thói quen ngủ trước 23 giờ. Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Vì thế, việc có thể đảm bảo được chất lượng giấc ngủ sẽ góp phần giúp cho bạn có được một sức khỏe tốt, đẩy lùi các triệu chứng căng thẳng, mệt mỏi mà bệnh rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi gây ra.

Áp dụng các biện pháp thư giãn như yoga, ngồi thiền, đọc sách, ngâm chân với nước ấm, massage, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,…để giúp tinh thần thoải mái và dễ chịu hơn. Mỗi khi đối diện với những sự kiện gây sợ hãi, bạn nên hít thở thật sâu và đều để giúp ổn định tâm trạng tốt hơn.

Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, hút thuốc hoặc các chất gây nghiện trong suốt quá quá trình điều trị bệnh.

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là một trong các dạng rối loạn lo âu phổ biến hiện nay. Nếu không được sớm phát hiện và áp dụng các biện pháp can thiệp phù hợp thì người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, sinh hoạt đời sống, thậm chí có thể dẫn đến hành vi tự sát. Vì thế, ngay khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh, bạn cần tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể để tìm ra được phác đồ điều trị thích hợp nhất.


Nguồn: soyte

Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2021

9 Loại Thiền: Loại nào phù hợp với bạn?

Thiền là một phương pháp luyện tập về tinh thần và thể chất có từ lâu đời được sử dụng để tăng sự bình tĩnh và thư giãn thể chất, cải thiện sự cân bằng về tâm lý, đối phó với bệnh tật và tăng cường sức khỏe tổng thể và hạnh phúc. Thực hành tâm trí và cơ thể tập trung vào các tương tác giữa não, tâm trí, cơ thể và hành vi. Dưới đây là 9 loại thiền bạn nên biết và lựa chọn cho mình được loại thiện nào phù hợp nhất.

1. Thiền là gì ?

Thiền có thể là một văn hóa truyền thống cổ xưa, nhưng nó vẫn được thực hành trong các nền văn hóa hiện đại trên toàn thế giới để tạo ra cảm giác bình tĩnh và hài hòa về mặt nội tâm cho con người. Mặc dù việc thực hành thiền có mối liên hệ với nhiều giáo lý tôn giáo khác nhau, nhưng thiền định không liên quan đến đức tin mà thiên về thay đổi ý thức, tìm lại nhận thức và đạt được trạng thái bình an. Ngày nay, với nhu cầu giảm căng thẳng giữa lịch trình bận rộn và cuộc sống vội vã đòi hỏi nhiều hơn, thiền đang ngày càng phổ biến.

Mặc dù không có cách thiền đúng hay sai, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải tìm một phương pháp thực hành đáp ứng nhu cầu và bổ sung cho tính cách của chính mình. Có chín kiểu thực hành thiền phổ biến:

Thiền chánh niệm

Thiền định tâm linh

Thiền tập trung

Thiền chuyển động

Thiền thần chú

Thiền siêu việt

Thư giãn tiến bộ

Thiền tâm từ

Thiền quán tưởng

Không phải tất cả các phong cách thiền đều phù hợp được với tất cả mọi người. Những thực hành này cần đòi hỏi các kỹ năng và tư duy khác nhau. Và nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm hiểu có thể áp dụng loại thiền phù hợp.

Mira Dessy, một người đã có kinh nghiệm thiền nhiều năm và là chuyên gia dinh dưỡng toàn diện cho biết: “Đó là cảm giác thoải mái và là điều khiến bạn cảm thấy được động lực khiến mình muốn luyện tập hơn.”

Một báo cáo mới dựa trên dữ liệu từ Khảo sát Phỏng vấn Sức khỏe Quốc gia năm 2017 (NHIS) cho thấy việc người lớn Hoa Kỳ sử dụng thiền trong 12 tháng qua đã tăng gấp ba lần từ năm 2012 đến năm 2017 (từ 4,1% lên 14,2%). Trẻ em Hoa Kỳ (từ 4 đến 17 tuổi) sử dụng thiền cũng tăng lên đáng kể (từ 0,6% năm 2012 lên 5,4% năm 2017).

Mặc dù có nhiều kiểu thiền, nhưng hầu hết trong số đó đều có 4 yếu tố chung: một vị trí yên tĩnh càng ít phiền nhiễu càng tốt; một tư thế cụ thể, thoải mái (ngồi, nằm, đi bộ hoặc ở các tư thế khác); sự tập trung cao độ (một từ hoặc tập hợp từ được chọn đặc biệt, một đối tượng, hoặc cảm giác của hơi thở) và một thái độ cởi mở (để cho những phiền nhiễu đến và đi một cách tự nhiên mà không phán xét chúng).

Thiền ảnh 1        Thiền là một phương pháp luyện tập rèn luyện sự tập trung mang lại lợi ích về sức khỏe và tinh thần

2. 9 Loại Thiền phổ biến

2.1. Thiền chánh niệm

Thiền chánh niệm bắt nguồn từ giáo lý Phật giáo và là một kỹ thuật thiền phổ biến nhất ở phương Tây. Trong thiền chánh niệm, người thiền cần chú ý đến những suy nghĩ của mình khi chúng lướt qua tâm trí họ. Người thiền không được đánh giá những suy nghĩ đó hoặc tham gia vào chúng mà chỉ cần quan sát và lưu lại những cảm nhận của mình về những luồng suy nghĩ đó

Thiền chánh niệm là sự kết hợp giữa tập trung và nhận thức. Những người tham gia có thể thấy hữu ích khi tập trung vào một đối tượng hoặc hơi thở của mình trong khi quan sát bất kỳ cảm giác, suy nghĩ nào của cơ thể.

Loại thiền này phù hợp với những người không có giáo viên hướng dẫn vì nó có thể được thực hiện một mình một cách dễ dàng.

2.2. Tâm linh Thiền Định

Thiền tâm linh được sử dụng chủ yếu trong tôn giáo của các nước phương Đông, chẳng hạn như Ấn Độ giáo, Đạo giáo và trong đức tin Cơ đốc. Tâm linh thiền định tương tự như cầu nguyện ở chỗ chúng ta cần suy ngẫm về sự im lặng xung quanh mình và tìm kiếm mối liên hệ sâu sắc hơn với Chúa hoặc Vũ trụ. Tinh dầu thơm cũng thường được sử dụng để nâng cao trải nghiệm tâm linh. Những loại tinh dầu được sử dụng phổ biến bao gồm:

Trầm hương

Hiền nhân

Tuyết tùng

Gỗ đàn hương

Palo santo

Thiền tâm linh có thể được thực hành tại nhà hoặc ở nơi thờ tự. Thực hành tâm linh thiền định có lợi cho những người yêu thích sự yên tĩnh và tìm kiếm sự phát triển tâm linh.

2.3. Tập trung Thiền

Tập trung thiền là hình thức yêu cầu người tham gia tập trung sử dụng bất kỳ giác quan nào trong số năm giác quan của mình. Ví dụ, chúng ta có thể tập trung vào điều gì đó bên trong, như hơi thở, hoặc cũng có thể tận dụng những tác động bên ngoài để giúp tập trung sự chú ý. Thử đếm các hạt mala, nghe tiếng cồng chiêng hoặc nhìn chằm chằm vào ngọn lửa nến.

Thiền tập trung có thể đơn giản về lý thuyết, nhưng có thể khó khăn đối với những người mới bắt đầu tập trung lâu hơn vài phút. Nếu người thiền bị phân tâm, điều quan trọng là phải quay lại thực hành và tập trung lại. Đúng như tên gọi, thiền tập trung là phương pháp lý tưởng cho bất kỳ ai cần tập trung hơn trong cuộc sống của họ.

2.4. Thiền chuyển động

Mặc dù hầu hết mọi người đều nghĩ đến yoga khi họ nghe đến thiền chuyển động, nhưng cách thiền này có thể bao gồm nhiều hoạt động như đi bộ qua rừng, làm vườn, tập khí công và các hình thức vận động nhẹ nhàng khác. Đó là một hình thức thiền tích cực mà chuyển động của chúng ta chính là nội dung của bài tập.

Thiền chuyển động rất tốt cho những người tìm thấy được sự bình yên trong hành động và thích để tâm trí của họ đi lang thang.

2.5. Thiền thần chú

Thiền thần chú hay còn gọi là thiền Mantra là hình thức thiền nổi bật trong nhiều giáo lý, bao gồm cả truyền thống Ấn Độ giáo và Phật giáo. Loại thiền này dùng âm thanh lặp đi lặp lại để giải tỏa tâm trí. Nó có thể là một từ, cụm từ hoặc âm thanh, chẳng hạn như từ "Om". Không quan trọng việc âm thanh được phát to hay nhỏ. Sau khi thực hiện thiền thần chú một thời gian, bạn sẽ tỉnh táo hơn và hòa hợp hơn với môi trường xung quanh. Điều này cho phép bạn trải nghiệm về mức độ nhận thức sâu hơn.

Một số người thích thiền định thần chú vì họ cảm thấy tập trung vào một từ dễ dàng hơn là vào hơi thở. Đây cũng là một phương pháp hay cho những người không thích im lặng và thích những hoạt động mang tính lặp lại.

2.6. Thiền siêu việt

Thiền siêu việt là một loại thiền tương đối phổ biến. Thậm chí loại thiền này này đã là chủ đề của nhiều nghiên cứu trong cộng đồng khoa học. Nó có thể tùy biến hơn so với thiền thần chú, sử dụng một từ, cụm từ hoặc một loạt các từ dành riêng cho từng người thực hành.

Thiền siêu việt thường dành cho những người thích cấu trúc và nghiêm túc về việc duy trì một thực hành thiền định.

2.7. Thư giãn tiến bộ

Thư giãn tiến bộ hay còn được gọi là thiền quét toàn thân là một cách thực hành thiền định nhằm giảm căng thẳng trong cơ thể và thúc đẩy sự thư giãn. Thông thường, hình thức thiền này yêu cầu người thực hiện từ từ thắt chặt và thư giãn từng nhóm cơ tại một thời điểm trên toàn cơ thể.

Trong một số trường hợp, nó cũng có thể khuyến khích người thiền tưởng tượng về một làn sóng nhẹ nhàng chảy qua cơ thể để giúp giải phóng được mọi căng thẳng.

Hình thức thiền này thường được sử dụng để giảm căng thẳng và thư giãn trước khi đi ngủ.

Thiền ăn làm cho bữa ăn có có nghi lễ tâm linh giúp thanh lọc cơ thể con người
                                  Thiền ăn làm cho bữa ăn có có nghi lễ tâm linh giúp thanh lọc cơ thể con người

2.8. Thiền từ bi

Thiền từ bi còn được gọi là thiền tâm từ được sử dụng để củng cố cảm xúc của lòng từ bi, lòng tốt và sự chấp nhận đối với bản thân và người khác. Loại thiền này thường liên quan đến việc mở rộng tâm trí để đón nhận tình yêu từ người khác và sau đó gửi một loạt các lời chúc tốt đẹp đến những người thân yêu, bạn bè, người quen và tất cả chúng sinh.

Vì loại thiền này nhằm mục đích thúc đẩy lòng từ bi và lòng tốt, nó có thể lý tưởng cho những người đang tồn tại quá nhiều cảm xúc tiêu cực hoặc oán giận.

Thiền từ bi nhằm khơi dậy lòng từ bi và lòng tốt cho con ngườiThiền từ bi nhằm khơi dậy lòng từ bi và lòng tốt cho con người

2.9. Thiền quán tưởng

Thiền quán tưởng hay thiền hình dung là một kỹ thuật thiền tập trung vào việc nâng cao cảm giác thư thái, bình yên và tĩnh lặng bằng cách hình dung ra những cảnh vật hoặc hình ảnh tươi sáng, tích cực. Với phương pháp thiền này, điều quan trọng là phải tưởng tượng một khung cảnh sống động và sử dụng cả năm giác quan để tận hưởng khung cảnh đó nhiều nhất có thể. Một hình thức thiền quán tưởng khác liên quan đến việc tưởng tượng bạn đang thành công với những mục tiêu cụ thể, nhằm mục đích tăng cường sự tập trung và động lực.

Nhiều người sử dụng thiền quán tưởng để cải thiện tâm trạng của họ, giảm mức độ căng thẳng và thúc đẩy sự bình yên bên trong bạn.

Làm thế nào để bắt đầu thiền?

Cách đơn giản nhất để bắt đầu thiền là ngồi yên lặng và tập trung vào hơi thở. Một câu nói đã truyền lại từ thời xa xưa gợi ý người thiền rằng: “Bạn nên ngồi thiền 20 phút mỗi ngày - trừ khi bạn quá bận. Vậy thì bạn nên ngồi trong một giờ ”.

Bỏ tất cả chuyện đùa sang một bên, tốt nhất chúng ta nên bắt đầu trong những khoảng thời gian ngắn, thậm chí chỉ là 5 hoặc 10 phút và phát triển từ đó. “Hãy ngồi thiền đều đặn với 20 phút mỗi ngày và làm điều này trong vòng 100 ngày liên tục,” Pedram Shojai, tác giả của “The Urban Monk” và người sáng lập Well.org, khuyến nghị. “Hãy kết hợp điều đó với thêm 2 - 5 phút thiền định trong ngày để phá vỡ đi sự hỗn loạn và bạn sẽ sớm cảm nhận được những lợi ích của nó.”

Những lợi ích đã được chứng minh của Thiền Định

Có nhiều bằng chứng chứng minh những lợi ích của thiền định. Thiền có thể giúp:

Giảm huyết áp

Giảm lo lắng

Giảm đau

Giảm bớt các triệu chứng trầm cảm

Cải thiện giấc ngủ

Cho dù những lợi ích đó chỉ là người ta đã thổi phồng về thiền định hay đã được khoa học chứng minh, những người thực hành thiền định hàng ngày đều bị thuyết phục về những lợi ích trong cuộc sống của việc ngồi thiền đều đặn.

Cho dù chúng ta đang tìm cách giảm căng thẳng hay tìm kiếm những sự giác ngộ về tinh thần, hoặc tìm thấy sự tĩnh lặng hay nhẹ nhàng trong từng chuyển động, thì luôn có một phương pháp thiền dành cho bạn. Đừng ngại thử những kiểu thiền khác nhau để tìm ra phương pháp phù hợp nhất với bản thân. Thiền không phải là một điều bắt buộc. Nếu chúng ta ép buộc cơ thể mình, thì nó sẽ trở thành một việc khiến chúng ta cảm thấy khó chịu. Thực hành nhẹ nhàng, thường xuyên cuối cùng sẽ trở nên bền vững và thú vị.


Nguồn tham khảo: Healthline


10 BỘ PHIM CHÂU Á HAY NHẤT MỌI THỜI ĐẠI

Đây là 10 tác phẩm đứng đầu danh sách 100 kiệt tác châu Á mọi thời đại, được các nhà làm phim, nhà phê bình uy tín bình chọn. 

1. Tokyo Story (1953) - Nhật

Tokyo Story (1953) - Nhật

Bộ phim kể về câu chuyện của một cặp vợ chồng già từ vùng quê lên Tokyo thăm các con. Cuộc sống đô thị hối hả khiến những người con không thể dành thời gian quan tâm bố mẹ. Mối quan hệ giữa thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo, bị cuốn theo nhịp sống bận rộn hàng ngày. Tác phẩm của đạo diễn Yasujiro Ozu được xếp vào hàng kiệt tác của điện ảnh Nhật nói riêng và điện ảnh thế giới nói chung. 

2. Rashomon (1950) - Nhật

Rashomon (1950) - Nhật

Bộ phim dựa trên 2 truyện ngắn của nhà văn Akugatawa là Rashomon và In a Grove. Vợ của một samurai bị tên cướp Tajomaru hãm hiếp còn chàng samurai bị giết chết bởi một thanh gươm đâm vào ngực. Vụ án này được kể lại qua 4 góc nhìn khác nhau: Tên cướp Tajomaru, thiếu phụ bị cưỡng bức Masago, samurai bị giết nhập hồn vào thầy đồng và một tiều phu vô danh. Mỗi lời khai cung cấp một phiên bản khác nhau về sự việc, đưa khán giả vào một mê cung phức tạp không biết đâu mới là sự thật.

3. In the Mood for Love (2000) - Hong Kong

In the Mood for Love (2000) - Hong Kong

In the Mood for Love của đạo diễn Vương Gia Vệ luôn được xem là kiệt tác hiếm có trong làng điện ảnh châu Á, đứng top trong những bảng xếp hạng uy tín. Bộ phim lấy bối cảnh Hong Kong năm 1962, ông Châu (Lương Triều Vĩ) và bà Trần (Trương Mạn Ngọc) là hàng xóm sát vách nhà nhau. Vợ ông Châu ngoại tình với chồng bà Trần, những lần gặp nhau nói chuyện, chia sẻ nỗi cô đơn đã khiến 2 người nảy sinh thứ tình cảm thầm kín không thể tỏ bày. Dư vị phương Đông trầm buồn, phảng phất sự nuối tiếc khiến bộ phim dù nhẹ nhàng vẫn day dứt khôn nguôi trong lòng người xem. 

4. The Apu Trilogy (1955) - Ấn Độ

The Apu Trilogy (1955) - Ấn Độ

The Apu Trilogy gồm 3 phần phim lẻ, kể lại các giai đoạn trưởng thành của một chàng trai người Bengal tên Apu. 3 phần phim chia theo độ tuổi gồm thời thơ ấu, tuổi thiếu niên và giai đoạn trưởng thành lập gia đình của Apu. Song song với câu chuyện của cá nhân Apu, khán giả được theo dõi cả những thay đổi trong văn hóa, xã hội của Bengal.

5. A City of Sadness (1989) - Đài Loan

A City of Sadness (1989) - Đài Loan

Bộ phim được xem là tác phẩm đỉnh cao trong sự nghiệp của đạo diễn Hầu Hiếu Hiền, trở thành phim Hoa ngữ đầu tiên giành giải thưởng Sư tử vàng tại LHP Venice. A City of Sadness tái hiện cuộc sống của người dân Đài Loan trong suốt 4 năm xung đột với Nhật Bản. Câu chuyện xoay quanh gia đình họ Lâm với 3 anh em, mỗi người một tính cách, một lựa chọn riêng nhưng cùng phải tồn tại trong giai đoạn lịch sử đầy biến động. Phim khắc họa sâu sắc mâu thuẫn giữa người dân bản địa với những người nhập cư và tình thế khó khăn Đài Loan phải đối mặt trong thời kỳ đen tối.

6. Seven Samurai (1954) - Nhật Bản

Seven Samurai (1954) - Nhật Bản

Seven Samurai là biểu tượng kinh điển của điện ảnh châu Á, trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều bộ phim anh hùng - võ thuật sau này của phương Tây. Câu chuyện xảy ra ở nước Nhật vào đầu thế kỷ 16, giai đoạn mà nạn đói hoành hành, bạo loạn khắp nơi vì thiên tai và sự bóc lột của tầng lớp thống trị. Bị đe dọa liên miên bởi băng cướp gồm 40 tên, một ngôi làng tổ chức cuộc họp toàn dân để nghĩ phương cách bảo vệ số lúa mùa thu hoạch. Việc tìm các võ sĩ đạo trợ giúp là điều rất khó khăn vì các samurai chỉ phục vụ giới thượng lưu. Trưởng làng chỉ đạo đám chức sắc thuê những "võ sĩ đói ăn" ở thành phố để giải quyết băng cướp.

7. A Brighter Summer Day (1991) - Đài Loan

A Brighter Summer Day (1991) - Đài Loan

A Brighter Summer Day kể về tuổi mới lớn nổi loạn của Tiểu Tứ. Cậu lớn lên trong gia đình gia giáo với người bố luôn sống theo lý tưởng bất kể bối cảnh hỗn loạn của Đài Loan thập niên 1960. Tiểu Tứ được đặt trung tâm trong mối quan hệ với gia đình, những "anh em" trong băng nhóm đầu gấu, cô bạn gái Tiểu Minh, thầy giám thị, ông chủ tiệm tạp hóa và cả kẻ thù trong "giang hồ". Bộ phim dài gần 4 tiếng với lối kể chuyện tinh tế, hình ảnh đẹp nao lòng. Đến nay A Brighter Summer Day và đạo diễn Dương Đức Xương vẫn là niềm tự hào không thể thay thế của điện ảnh Đài Loan.

8. Spring in a Small Town (1948) - Trung Quốc

Spring in a Small Town (1948) - Trung Quốc

Spring in a Small Town  được chuyển thể từ một vở kịch ngắn của Lý Thiên Tế, xoay quanh một chuyện tình tay ba day dứt. Không có cốt truyện đột phá, phức tạp, bộ phim ghi điểm bởi nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật đỉnh cao. Tác phẩm được khen ngợi hết lời khi khám phá nội tâm và cảm xúc thông qua những hoàn cảnh khó xử. Đây cũng được coi là bộ phim tiên phong trong việc sử dụng ngôn ngữ thơ ca trên màn ảnh.

9. Still Life (2006) - Trung Quốc

Still Life (2006) - Trung Quốc

Still Life (tên dịch là Người tốt ở Tam Hiệp) được dựng theo một sự kiện có thật, là vụ việc hơn 1,13 triệu người dân Trung Quốc phải thay đổi nơi sinh sống để xây dựng đập Tam Hiệp.  bộ phim đã xuất sắc giành chiến thắng tại LHP danh giá Venice, gây ngạc nhiên cho các nhà chuyên môn và giới mộ điệu. Bộ phim có lối kể chuyện giản dị, thực tế nhưng ẩn chứa nhiều chiêm nghiệm sâu sắc về giá trị cuộc sống, nhất là trong thời kỳ phát triển công nghiệp. 

10. The Housemaid (1960) - Hàn Quốc

The Housemaid (1960) - Hàn Quốc

Bộ phim có đề tài gây tranh cãi là ngoại tình. Dong Shik là thầy dạy nhạc với mức lương trung bình, sống hạnh phúc với gia đình nhỏ gồm vợ và 2 con. Thu nhập chủ yếu của gia đình anh đến từ tiệm may mặc của người vợ. Sau nhiều năm tích góp, 2 vợ chồng xây được một căn nhà khang trang. Lúc này vợ Dong Shik mang thai đứa con thứ ba. Dong Shik quyết định thuê một cô giúp việc theo lời giới thiệu của học viên để đỡ đần vợ trong lúc thai kỳ. Anh không thể ngờ cô hầu gái sẽ là nhân tố gây sóng gió cho gia đình yên ấm của mình.


Theo vnexpress

Tổng hợp những cuốn sách hay về kinh doanh nổi tiếng mọi thời đại

Kinh doanh là một trong những lĩnh vực được con người quan tâm và theo đuổi nhằm hướng tới cuộc sống tự chủ, tự do. Vậy, khi đi theo con đường kinh doanh nên đọc sách về kinh doanh như nào? Hãy cùng điểm qua top các cuốn sách hay về kinh doanh kinh điển nhé.

Những cuốn sách hay về kinh doanh nổi tiếng mọi thời đại

1. Dạy Con Làm Giàu

2. Bí Quyết Gây Dựng Cơ Nghiệp Bạc Tỷ

3. Quốc Gia Khởi Nghiệp

4. 13 Nguyên Tắc Nghĩ Giàu Làm Giàu

5. Bí Mật Tư Duy Triệu Phú

6. Con Đường Đi Đến Thành Công Bằng Sự Tử Tế

7. Bộ Ba Xuất Chúng Nhật Bản

8. Đừng bao giờ đi ăn một mình

9. Dám thất bại - Sách hay về kinh doanh cực hay

10. Tứ Đại Quyền Lực11. Sách hay về kinh doanh- Thịnh Vượng Tài Chính Tuổi 30

12. Người Giàu Có Nhất Thành Babylon

13. Quyền lực – vì sao kẻ có người không

14. Swiss Made - Chuyện Chưa Từng Được Kể Về Những Thành Công Phi Thường Của Đất Nước Thụy Sỹ

15. Kinh Doanh Như Một Cuộc Chơi

1. Dạy Con Làm Giàu

Dạy con làm giàu

Robert T. Kiyosaki là một nhà đầu tư, một doanh nhân thành đạt, đồng thời là tác giả của nhiều bộ sách nổi tiếng trên thế giới. Ông là người truyền cảm hứng đối với những ai mong muốn vươn đến sự tự do về tiền bạc và cuộc sống.

Bộ sách hay về kinh doanh Dạy con làm giàu (Rich Dad Poor Dad) gồm 13 cuốn, phần lớn xoat quanh vấn đề thu nhập thụ động thông qua cách nhận biết các tiềm năng đầu tư và giáo dục tài chính. Thông qua hai hình tượng người cha ruột - người cha nghèo và cha nuôi giàu có hơn nhờ kinh doanh, ông tạo nên sợi dây liên tưởng giúp người đọc suy ngẫm về vấn đề tiền bạc, đồng thời khuyến khích người đọc nhanh nhạy nắm bắt các cơ hội đầu tư, học hỏi thêm về tài chính để thay đổi cuộc sống của bản thân mình.

2. Bí Quyết Gây Dựng Cơ Nghiệp Bạc Tỷ

Bí quyết xây dựng cơ ngơi bạc tỷ

Adam Khoo là một trong những nhà kinh doanh, một triệu phú trẻ của Singapore và đồng thời là tác giả của những cuốn sách nổi tiếng bán chạy nhất như Tôi tài giỏi, bạn cũng vậy, Bí quyết trắng tay thành triệu phú… Nổi bật nhất trong các tác phẩm của ông là Bí quyết gây dựng cơ nghiệp bạc tỉ. 

Cuốn sách này tổng hợp những bí quyết đã tạo nên sự nghiệp thành công rực rỡ của Adam Khoo: xây dựng thói quen và lối tư duy tích cực của người thành đạt. Ông cũng đưa ra các phương án khởi nghiệp kinh doanh với số vốn tối thiểu, đồng thời nêu lên các ý tưởng kinh doanh độc đáo và quá trình hiện thực hóa chúng để tạo nên nguồn tài chính ổn định. Ngoài ra, cuốn sách cũng chứa nhiều thông tin về các phương pháp kinh doanh độc đáo, cách quản lý nhân sự và gia tăng doanh thu cực kỳ thực tế với người mới bắt đầu. 

3. Quốc Gia Khởi Nghiệp

Quốc gia khởi nghiệp

Dan Senor là một nhà báo, nhà văn và cố vấn chính trị tại Mỹ, đồng thời là một nhà kinh doanh tài ba. Saul Singer là một phóng viên người Mỹ gốc Israel. Bộ đôi tác giả này mang đến cho bạn đọc cuốn sách Quốc gia khởi nghiệp, vốn được đánh giá là tác phẩm sách hay về kinh doanh của mọi thời đại.  

Xuyên suốt cuốn sách, thông qua hành trình gây dựng và phát triển từ một vương quốc nhỏ bé tới quốc gia có nền công nghệ hàng đầu thế giới của Isreal, tác giả đưa ra những góc nhìn mới mẻ về vấn đề con người, tiềm lực phát triển và khả năng nhận biết cơ hội đầu tư. Chắc chắn rằng Quốc gia khởi nghiệp sẽ mang đến nguồn cảm hứng bất tận cho những độc giả mong muốn tìm kiếm con đường đúng đắn để định vị tương lai. 

4. 13 Nguyên Tắc Nghĩ Giàu Làm Giàu

13 Nguyên tắc nghĩ giàu làm giàu

Napoleon Hill là một tác giả người Mỹ, từng là nhà cố vấn cho Tổng thống  Franklin D. Roosevelt. Ông là cha đẻ của thể loại Thành công học với cuốn sách hay về kinh doanh bán chạy nhất mọi thời đại: 13 Nguyên tắc nghĩ giàu làm giàu (Think and Grow Rich). 

Tác phẩm này mang đến những hướng dẫn và phương thức hữu hiệu nhằm phát triển bản thân và xây dựng thành công thông qua các nguyên tắc quản lý nhóm, hướng đến khách hàng và xây dựng kế hoạch thực tế. Ông cũng nêu lên tầm quan trọng của việc nắm bắt các cơ hội đầu tư cũng như kết nối với nhân lực để mở rộng quy mô kinh doanh. 

5. Bí Mật Tư Duy Triệu Phú

Bí mật tư duy triệu phú

T. Harv Eker là một doanh nhân, một nhà diễn giả nổi tiếng trên toàn thế giới. Tác phẩm duy nhất của ông, Bí mật tư duy triệu phú, được đánh giá là 1 trong những cuốn sách hay về kinh doanh đáng đọc nhất, theo nhận xét từ tờ báo Wall Street Journal.

Xuyên suốt cuốn sách này, Harv Eker nêu lên nguồn gốc và bí mật thật sự của những yếu tố quyết định nên sự thành công. Đó không phải là hoàn cảnh, điều kiện xã hội hay môi trường, mà chính là ý chí và phương thức mà bạn theo đuổi sự nghiệp. Ông nêu lên tầm quan trọng của việc xác định đúng phương hướng, thay đổi lối suy nghĩ, cách thức lên kế hoạch và tìm kiếm việc làm hiệu quả nhất. Cuốn sách cũng gợi ý rất nhiều phương thức đầu tư và sử dụng nguồn lực tài chính để phát triển bền vững và dễ áp dụng trong thực tiễn.

6. Con Đường Đi Đến Thành Công Bằng Sự Tử Tế

Con đường đi tới thành công bằng sự tử tế

Inamori Kazuo là một trong những nhà kinh doanh tài ba, là người sáng lập hãng Kyocera. Ông cũng từng là cựu CEO của Japan Airlines, người đã vực dậy một thương hiệu hàng không nổi tiếng của Nhật Bản hiện nay. Tất cả bí quyết của ông gói gọn trong cuốn sách Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế. Vì thế nếu đang tìm sách hay về kinh doanh thì đây là cuốn sách bạn nên có.

Đây là sách về kinh doanh đa tầng cho phép người đọc tìm hiểu những triết lý kinh doanh của Inamori Kazuo, đồng thời thể hiện tư tưởng làm người của Saigo Takamori- một bậc võ sĩ Samurai chân chính thời kỳ Minh Trị Duy Tân. Nội dung cuốn sách cho thấy sự trăn trở, ưu tư của tác giả trước thời đại, từ đó nêu lên tầm quan trọng của ý chí trong quá trình tìm đường đến với thành công. Mỗi người phải dám thay đổi, dám dấn thân, như thế mới có thể tạo nên sự thành công của một cường quốc. 

7. Bộ Ba Xuất Chúng Nhật Bản

Bộ ba xuất chúng Nhật Bản

Matsushita Konosuke, Honda Soichiro và Inamori Kazuo là những người có xuất thân bần hàn trong xã hội Nhật Bản. Tuy nhiên, với ý chí và khao khát vươn lên, họ đã vượt qua trở ngại để xây dựng 3 doanh nghiệp thành công tại Nhật Bản, đó là Tập đoàn Matsushita, Tập đoàn Honda và Tập đoàn Kyocera.

Qua cuốn sách này, tác giả đưa đến cho người đọc một kết luận nổi bật: xuất thân, hoàn cảnh môi trường không thể ngăn cản hành trình đến với thành công, miễn là con người có lòng quyết tâm, ý chí học hỏi và khao khát thay đổi vận mệnh. Lối kể chuyện hấp dẫn với các bài học đúc kết sau mỗi chương đã mang lại cho người đọc những trải nghiệm ấn tượng trong quá trình suy ngẫm và trải nghiệm cuốn sách hay về kinh doanh này. 

8. Đừng bao giờ đi ăn một mình

Đường bao giờ đi ăn một mình

Keith Ferrazzi là một doanh nhân, đồng sáng lập và là CEO của thương hiệu Ferrazzi Greenlight. Ông cũng là tác giả nổi tiếng của hàng loạt các cuốn sách triết lý kinh doanh, nổi bật là cuốn Đừng bao giờ đi ăn một mình (Never Eat Alone).

Một trong những lý do mà tác phẩm này được xếp vào list các cuốn sách kinh điển bởi toàn bộ cuốn sách đã nêu lên triết lý quan trọng nhất về kinh doanh. Đó là tầm quan trọng của việc xây dựng mạng lưới cá nhân, tận dụng các kết nối quan hệ để gây dựng nên sự thành công. Bằng ngôn ngữ giản dị, khúc chiết, tác giả  đã nêu lên những phương thức tiếp cận và tạo mối quan hệ xã hội đa dạng và dễ áp dụng trong thực tế. Chắc chắn rằng bất kỳ ai muốn tạo dựng sự nghiệp cần phải đọc qua cuốn sách này, để hiểu tầm quan trọng của nhân lực trong kinh doanh.

9. Dám thất bại - Sách hay về kinh doanh cực hay

Dám thất bại

Billi Lim là một tác giả, đồng sáng lập của IHK (Viện Hardknocks – Institute of Hardknocks) và chương trình hội thảo nổi tiếng “Sinh ra để tự do” (“Born to be free”). Tác phẩm duy nhất của ông, Dám thất bại, được biết đến rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới, được đánh giá là một trong những cuốn sách kinh doanh hay nhất.

Với tác phẩm này, người viết đã đề cập đến phương diện khác của sự thành công - thất bại. Đối với những ai đã từng nỗ lực và thất bại, quyển sách này sẽ là gợi ý tuyệt vời để bạn dám đánh đổi, dám trải nghiệm, bởi phải có thất bại, có những bài học kinh nghiệm xương máu, con người mới có thể đúc kết nên ý chí và sự quyết tâm để đi tới thành công. 

10. Tứ Đại Quyền Lực

Tứ đại quyền lực

Scott Galloway là một nhà kinh doanh, là người sáng lập 9 công ty khác nhau, nổi tiếng nhất là L2, Red Envelope và Prophet. Cuốn sách Tứ đại quyền lực do anh viết nên luôn luôn lọt vào top 50 các cuốn sách hay về kinh doanh hay nhất mọi thời đại do nhiều tạp chí uy tín tại Mỹ bình bầu.

Nội dung chính của cuốn sách xoay quanh hành trình kinh doanh của 4 thương hiệu hàng đầu trên thế giới: Amazon, Apple, Facebook và Google. Bằng ngôn từ chăm chút, trang trọng, tác giả đã ghi nhận sự thành công của các tên tuổi này, đồng thời mang đến cho người đọc những phân tích về triết lý, chiến lược kinh doanh và các phương thức điều hành của từng “ông lớn”. Nhờ đó, người đọc có thể dễ dàng nhận ra giá trị thế mạnh của doanh nghiệp trong xu thế kinh tế thị trường như hiện nay. 

11. Sách hay về kinh doanh- Thịnh Vượng Tài Chính Tuổi 30

Thịnh vượng tài chính tuổi 30

Choi Pyong Hee - Go Deuk Seong - Jeong Seong là bộ ba tác giả của cuốn sách Thịnh vượng tài chính tuổi 30, vốn được đánh giá cao tại thị trường Hàn Quốc. Cuốn sách dạy kinh doanh này mang lại cho người đọc cái nhìn đa chiều về văn hóa, kinh tế, xã hội và giáo dục của xứ sở Kim Chi. 

Thông qua đó, các tác giả gửi gắm những thông điệp về cách quản lý và tiêu dùng, hướng dẫn nắm bắt cơ hội kinh doanh để tăng cường chất lượng cuộc sống. Với ngôn từ hài hước, dí dỏm đầy tính chất đời thường, cuốn sách này sẽ là gợi ý hàng đầu cho những ai đang mong muốn đi tìm con đường đúng đắn để phát triển kinh doanh và hoàn thiện bản thân trước tuổi 30.

12. Người Giàu Có Nhất Thành Babylon

Người giàu có nhất thành Babylon

George Samuel Clason là một doanh nhân, một nhà văn nổi tiếng, tác giả của cuốn sách hay về kinh doanh kinh điển mọi thời đại: Người giàu có nhất thành Babylon (The Richest Man in Babylon). Với kiến thức ưu việt, ông đã vận dụng các câu chuyện cổ xưa của thời kỳ Babylon để minh họa cho các vấn đề kinh tế hiện nay. 

Xuyên suốt dòng chảy thời đại, những triết lý về kinh tế dường như luôn bất biến. Nó đã được người xưa đúc kết và vận dụng để tăng cường thế mạnh kinh tế và phát triển tiềm năng con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cuốn sách này đã nêu lên quy luật đó. Thông qua những câu chuyện cổ đại, tác giả nêu lên những nguyên lý cơ bản về tài chính, cách đầu tư, tận dụng thế mạnh quan hệ xã hội, phát triển mối quan hệ nhân lực và nắm bắt cơ hội phát triển một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.

13. Quyền lực – vì sao kẻ có người không

Quyền lực - vì sao người có kẻ không

“Quyền lực – vì sao kẻ có người không?” là một trong những cuốn sách kinh doanh nổi tiếng được sáng tác bởi Jeffrey Pfeffer. Nội dung cuốn sách xoay quanh vấn đề quyền lực, cách sở hữu và trải nghiệm quyền lực để đi đến thành công nhanh chóng nhất. 

Cuốn sách này là một sự phản biện về những triết lý kinh doanh cũng như sự lý tưởng hóa các phương thức phát triển kinh tế trong thời điểm kinh tế thị trường. Xuyên suốt tác phẩm, tác giả muốn gửi gắm cho người đọc về tầm quan trọng của kiến thức, kỹ năng, từ đó dần gây dựng nên quyền lực trên con đường kinh doanh hay sự nghiệp của riêng mình.  

14. Swiss Made - Chuyện Chưa Từng Được Kể Về Những Thành Công Phi Thường Của Đất Nước Thụy Sỹ

Swiss Made - Chuyện Chưa Từng Được Kể Về Những Thành Công Phi Thường Của Đất Nước Thụy Sỹ

R.James Breiding là một doanh nhân, người sáng lập Công ty Đầu tư Thụy Sĩ Naurg Capital. Ông cũng là tác giả của cuốn sách hay về kinh doanh nổi tiếng Swiss Made - Chuyện chưa từng được kể về thành công phi thường của đất nước Thụy Sĩ. Cuốn sách này luôn lọt top 50 những quyển sách về kinh doanh hay nhất mọi thời đại. 

Thụy Sĩ là đất nước có chỉ số GDP trên 75.000$, có tỷ lệ người đạt giải Nobel cao nhất thế giới với hệ thống giáo dục, y tế, môi trường xã hội công bằng, văn mình dù không hề được ưu ái về mặt tài nguyên. Nguyên nhân tạo nên sự thành công vượt bậc của quốc gia này chính là con người. Thông qua hành trình phát triển của Thụy Sĩ, R.James Breiding cho chúng ta thấy tầm quan trọng của yếu tố nhân lực trong phát triển kinh doanh, từ đó đề cao tinh thần tự tôn dân tộc cũng như các nỗ lực của chính phủ trong quá trình phát triển nền kinh tế tự chủ, vững mạnh và ổn định. 

15. Kinh Doanh Như Một Cuộc Chơi

Kinh Doanh Như Một Cuộc Chơi

Richard Brandson là một doanh nhân nổi tiếng, người sở hữu 250 công ty mang lại doanh thu 5 tỷ đô la một năm. Ông đã tập hợp những bí quyết gây dựng sự nghiệp trong những cuốn sách về kinh doanh như một cuộc chơi. 

Nét phong trần, bụi bặm của tác giả in sâu ở từng câu chữ thể hiện sự ngông nghênh nhưng cũng đầy tài năng trong hành trình gây dựng sự nghiệp. Ông chỉ ra cho người đọc rằng bản chất kinh doanh cũng như một cuộc chơi, với những nguyên tắc và triết lý rõ ràng. Ông gửi gắm cho người đọc phải luôn tìm được sự nhiệt huyết, tạo nên sự mới mẻ, vui vẻ và tràn đầy hy vọng trong kinh doanh, ấy mới chính là kim chỉ nam cho hành trình đi đến thành công.Trên đây là tổng hợp những cuốn sách hay về kinh doanh kinh điển mọi thời đại. Hy vọng qua bài viết này quý bạn đọc đã có thêm nhiều gợi ý tựa sách phù hợp để có thể tự tin lựa chọn con đường gần nhất đến với thành công, trong kinh doanh!

Nguồn: chanhtuoi

Ngạo mạn là nguồn gốc của ngu muội và tội lỗi

Tự tin là rất cần thiết, tuy nhiên, khi một người tự tin thái quá và nghĩ rằng mình là người quan trọng hay xuất sắc hơn so với khả năng thực có của mình thì thông thường loại tâm thái ngạo mạn này lại rất xấu, thậm chí là căn nguyên của tội ác. Bởi vậy mà các tín ngưỡng tôn giáo của cả phương Đông lẫn phương Tây đều răn dạy con người cần phải bỏ đi loại tâm này.

Ngạo mạn là nguồn gốc của ngu muội và tội lỗi

Thiên Chúa giáo có nói về bảy nguồn gốc gây ra tội ác bao gồm: ngạo mạn, đố kỵ, thù hằn, lười biếng, tham lam, tham ăn và dâm ô. Những tội ác mà nhân loại phạm phải cũng đều do mắc bảy chủng tội nghiệp này mà ra, trong đó ngạo mạn được xếp vào hàng đầu.

Trong “Hoa Nghiêm Kinh” của Phật gia cũng giảng về ba chướng ngại to lớn là ngạo mạn, đố kỵ và tham dục. Trong mắt không có Thần, cuồng vọng tự đại chính là chướng ngại lớn nhất khiến con người không thể thành Phật.

Trong con mắt của Thánh Augustinô, ngạo mạn là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các loại tội phạm của con người. Clive Staples Lewis, một tiểu thuyết gia theo Thiên Chúa giáo, cho rằng ngạo mạn chính là loại tội ác cùng cực và căn bản nhất, thậm chí nóng giận, tham lam và thói nghiện rượu cũng không thể sánh được với nó.

Ngạo mạn là nguyên nhân của ngu muội và thất bại. Kẻ ngạo mạn khi hành sự luôn lấy bản thân làm trung tâm, tự cho mình là tài giỏi hơn người, kết quả là tâm linh bị phong bế, tư tưởng bị mê hoặc. Biểu hiện xuất ra của người ấy sẽ chỉ khiến người khác chê cười là ngu muội vô tri, cuồng vọng  và vô lễ.

Tại chiến trường, kẻ ngạo mạn sẽ cho mình là kẻ mạnh mà khinh địch, không có khả năng biết người biết mình, từ đó dễ dàng đánh mất lí trí, không biết lượng sức mình, bỏ lỡ mất thời cơ tấn công tốt nhất. Có câu rằng: “Kiêu binh tất bại”, Hạng Vũ mất thiên hạ, Quan Vũ mất thành Kinh Châu, nguyên nhân cũng bởi điều này.

Có thể thấy rằng, mỗi chủng loại tội ác đều có sự góp phần của tâm ngạo mạn trong đó. Chỉ cần kiêu ngạo, ắt sẽ trong mắt không coi ai ra gì, phóng túng vô lễ, vong ân phụ nghĩa, tham lam túng dục, từ đó sinh ra nhiều chủng tội ác. Cho nên mới nói con người không nên kiêu ngạo, kiêu ngạo là ma quỷ, là một chủng tâm có thể khiến linh hồn bại hoại, khiến linh hồn trụy lạc.

Nếu một người theo một tín ngưỡng nào đó mà trở nên kiêu ngạo thì có thể sẽ không giữ được mình theo tiêu chuẩn của tín ngưỡng ấy mà dẫn đến tội ác.

Đề Bà Đạt Đa là em họ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ông có tính ngạo mạn. Trong suốt 12 năm, Đề Bà Đạt Đa đã tu học dưới sự dẫn dắt của Đức Phật Thích Ca nhưng ông không bao giờ loại bỏ đi được tâm ngạo mạn và sự tàn bạo của mình. Kết quả là ông đã phạm những tội lỗi vô cùng to lớn.

Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ chối dạy cho Đề Bà Đạt Đa thần thông, ông ta đã rời đi một thời gian ngắn và đã học được một vài tiểu thuật từ một số những vị sư phụ khác. Ngay sau đó, ông ta đã quay trở về ngôi đền của Phật Thích Ca Mâu Ni. Khi bị Phật Thích Ca Mâu Ni từ chối, Đề Bà Đạt Đa đã nổi giận và giết chết ni cô của Đức Phật là Liên Hoa Sắc.

Ông ta đã đi thuê một thích khách để ám sát Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng thay vì ra tay sát hại Đức Thích Ca, vị thích khách này đã được Phật Thích Ca Mâu Ni cảm hóa và trở thành một người tu hành.

Không dừng lại ở đó, Đề Bà Đạt Đa đã thả một con voi trên đường phố, với hy vọng con vật khổng lồ này sẽ dẫm Phật Thích Ca Mâu Ni đến chết. Nhưng Phật Thích Ca Mâu Ni đã không bị tổn thương nào.

Đề Bà Đạt Đa sau đó đã đẩy một tảng đá khổng lồ xuống một vách đá nơi Đức Phật Thích Ca đang ngồi. Kết quả là chân của Phật Thích Ca Mâu Ni đã bị tảng đá đập vào và chảy rất nhiều máu. Vì những tội lỗi đã gây ra, Đề Bà Đạt Đa không những không đắc Thánh quả, mà còn bị rơi vào địa ngục.

Đối với bất kỳ một người nào mà nói, một khi ngọn lửa của tâm ngạo mạn được nhen nhóm, nó sẽ không chỉ làm hại người khác, mà còn có thể hủy hoại chính bản thân người ấy.


Theo Epoch Times

Nguồn: trithucvn.org



Thứ Năm, 16 tháng 9, 2021

Những lỗi tư duy thường gặp mà con người hay mắc phải

Khi có những sai lệch trong quá trình xử lý thông tin, chúng ta sẽ hiểu sai ý nghĩa thực của các các tình huống, sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày; đây là cơ sở phát sinh các rối nhiễu tâm lý. Vì vậy, việc nhận biết được những lỗi tư duy chúng ta hay gặp phải để tránh nó là rất cần thiết.

Những lối tư duy thường gặp mà con người hay mắc phải

Mục lục bài viết

1. Khái quát chung về tư duy

2. Sáu lỗi chính trong quá trình nhận thức – xử lý thông tin (theo Beck):
2.1. Suy luận tùy tiện
2.2. Khái quát hóa thái quá
2.3. Chú ý vào chi tiết
2.4. Tự vận vào mình
2.5. Suy nghĩ tuyệt đối hoá
2.6. Quan trọng hoá hoặc coi thường

3. Tám lỗi logic về mặt hình thức:
3.1 Tám lỗi lôgíc hình thức
3.2 Giải thích cụ thể

Những rối nhiễu tâm lý thường xảy ra khi chúng ta nhìn nhận tiêu cực về thế giới, về cuộc sống nói chung. Khi có những sai lệch trong quá trình xử lý thông tin, chúng ta sẽ hiểu sai ý nghĩa thực của các các tình huống, sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày; đây là cơ sở phát sinh các rối nhiễu tâm lý. Vì vậy, việc nhận biết được những lỗi tư duy chúng ta hay gặp phải để tránh nó là rất cần thiết.

1. Khái quát chung về tư duy

Lôgic học với tư cách là khoa học về tư duy coi nhiệm vụ nghiên cứu chính là làm sáng tỏ những điều kiện đạt tới tri thức chân thực, phân tích kết cấu của quá trình tư duy, vạch ra thao tác lôgic của tư duy và phương pháp luận nhận thức chuẩn xác. Lôgic học tiến hành xem xét, đánh giá kinh nghiệm suy nghĩ thông thường , phát hiện những bản chất sâu sắc hơn và chỉ đạo, hướng dẫn cho việc tư duy đúng đắn hơn. Dù biết hay không biết về lôgic học thì việc suy nghĩ của con người cũng đều phụ thuộc vào các quy luật lôgic và các hình thức tư duy. Và như vậy, lôgic học chiếu rọi vào kinh nghiệm tư duy của mỗi người giúp cho con người tư duy chủ động và tự giác hơn, thể hiện tính chính xác, tính đúng đắn, nâng cao hiệu quả và tính thuyết phục của các tư tưởng. 

Quan trọng hơn, việc nghiên cứu lôgic học giúp chúng ta phát hiện ra những sai lầm lôgic của chúng ta và những người khác, cũng như để tránh khỏi sai lầm lôgic do vô tình hay hữu ý phạm phải. Hình thức cơ bản của tư duy trong quá trình nhận thức là suy luận. Nó xuất phát từ những phán đoán đã biết để rút ra những phán đoán mới. Cá nhân tôi qua quan sát tư tưởng của nhiều người thông qua các tài liệu, sách báo, hay sinh hoạt đời sống, công tác . đã gặp và ghi nhận được rất nhiều loại lỗi suy luận. Bên cạnh những lỗi về tính chân thực gắn với quan sát thực tế, kiến thức của nhiều ngành, lĩnh vực tri thức khác nhau, còn có một số lượng đáng kể các lỗi liên quan cả đến những thao tác suy luận. Những lỗi này sẽ gây ra những kết luận sai ở bất kỳ ai. 

Lỗi suy luận thậm chí có thể ở cả trường hợp kết quả cuối cùng là đúng. Trong phạm vi bài viết này, tôi phân loại lỗi suy luận căn cứ vào sự vi phạm các nguyên lý và quy luật logic, gồm: 8 loại lỗi vi phạm quy luật lôgíc hình thức và 6 lỗi vi phạm quy luật lôgíc biện chứng. Việc phát hiện, mô tả rõ những lỗi thường gặp này sẽ giúp chúng ta sửa chữa cách suy nghĩ hàng ngày, nâng cao hiệu quả hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình. 

I. Lôgic học Lôgíc học là ngành khoa học nghiên cứu về tư duy với tư cách là một quá trình nhận thức. Đây chính là sự tự ý thức về hoạt động tư duy. Tư duy với tư cách là một sự vật, hiện tượng đặc thù cũng có quá trình vận động và phát triển của mình. Trong quá trình ấy, bản thân tư duy cũng là sự thống nhất của hai trạng thái động và tĩnh. Việc nghiên cứu tư duy cũng phải được xem xét với cả trạng thái tĩnh và trạng thái động của nó. Trạng thái tĩnh là đối tượng nghiên cứu của lôgic hình thức, còn trạng thái động là đối tượng nghiên cứu của lôgíc biện chứng. 

Ví dụ, các loại hình tư duy cổ đại, cổ điển – như những sự vật đồng nhất trừu tượng là đối tượng của lôgic hình thức, ngược lại sự vận động của tư duy từ loại hình cổ đại lên loại hình cổ điển là đối tượng của lôgic học biện chứng. Cũng tương tự như vậy, các hình thức của tư duy như khái niệm, phán đoán, suy lý . cũng nằm trong sự thống nhất của trạng thái động và trạng thái tĩnh. Với mỗi hình thức này, lôgic hình thức và lôgíc biện chứng cũng có những nhiệm vụ khác nhau.

2. Sáu lỗi chính trong quá trình nhận thức – xử lý thông tin (theo Beck):

2.1. Suy luận tùy tiện:

Rút ra những kết luận khi không có bằng chứng đầy đủ hoặc khi những bằng chứng còn mâu thuẫn nhau. Ví dụ như có trẻ tin rằng mình bị mẹ mằng vì bị mẹ “ghét bỏ”; hay “Tôi không nhận được điện thoại từ nơi tôi đang xin việc làm là vì họ đã quyết định không nhận tôi làm việc”.

2.2. Khái quát hóa thái quá:

Rút ra kết luận chung dựa vào một bằng chứng ngẫu nhiên duy nhất. Ví dụ tin rằng mình sẽ không bao giờ thành công sau thất bại đầu tiên. “Tôi bị một điểm 2 tôi cảm thấy cả lớp như đang coi thường tôi, tôi không muốn đến lớp nữa”. Suy nghĩ này thường gặp trong trầm cảm.

2.3. Chú ý vào chi tiết:

Tập trung thái quá vào một chi tiết và bỏ qua bối cảnh chung của vấn đề. Ví dụ, chào một người bạn nhưng người đó không đáp lại và nghĩ rằng người bạn kia ghét bỏ mình. Thực ra người đó đang mải suy nghĩ không nghe thấy tiếng chào.

2.4. Tự vận vào mình:

Tự vận vào mình một sự kiện không hề có liên quan. Ví dụ, bước vào một đám đông bắt gặp họ đang cười, liền nghĩ và tin chắc rằng họ đang cười nhạo mình.

2.5. Suy nghĩ tuyệt đối hoá:

Nghĩ về các thái cực thái quá theo kiểu hoặc là tất cả hoặc không có gì hoặc chỉ toàn màu đen hoặc chỉ toàn màu hồng. Sai lầm nay còn được gọi là kiểu Tư duy lưỡng phân. Tư duy này hay gặp trong rối loạn nhân cách ranh giới và rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Ví dụ tin rằng mình là kẻ bần cùng sau khi mất chiếc ví.

2.6. Quan trọng hoá hoặc coi thường:

Xuất hiện ở những người nhìn sự việc hoặc là quá coi trọng hoặc quá coi thường. Ví dụ tin rằng mình là kẻ dốt văn sau khi được trả một bài kiểm tra văn với nhiều lỗi chính tả.

3. Tám lỗi logic về mặt hình thức

3.1 Tám lỗi lôgíc hình thức

1. Lỗi "Mãi mãi không thay đổi". Ta suy nghĩ về sự vật hay hiện tượng mãi giống như nó đang ở điều kiện hiện tại hoặc là mãi có một tính chất, thuộc tính cố định nào đó.

2. Lỗi "Nhìn nhận một quá trình lâu dài như một sự kiện nhất định". Ta suy nghĩ về các đối tượng dựa trên một vài sự kiện, hiện tượng liên quan chứ không phải là trong suốt cả quá trình.

3. Lỗi "Giải quyết bằng cách định nghĩa lại". Một dạng của suy nghĩ đánh tráo khái niệm nghĩa là thay đổi nội dung khái niệm trong khi giữ nguyên tên gọi.

4. Lỗi "Phân tích tính độc lập". Sự việc, sự vật ta chọn được tách khỏi tồn tại, phân tách hoàn toàn một bộ phận khỏi tương tác/quan hệ với môi trường, độc lập trong khi sự thực mỗi thứ đều phụ thuộc lẫn nhau, có quan hệ với những cái khác.

5. Lỗi "Cô lập vấn đề": lưu tâm tới vấn đề như một sự việc riêng rẽ, rời rạc trong ngữ cảnh rộng của nó.

6. Lỗi "Kết quả duy nhất": Một kết quả chỉ tạo ra từ 1 nguyên nhân tương ứng.

7. Lỗi "Loại trừ phương án khả thi": hướng đến giới hạn cách chúng ta nghĩ và lựa chọn. Thực tế cho thấy nhiều khi chúng ta lựa chọn trong hơn 2 phương án.

8. Lỗi "Nguyên nhân đúng đắn": nghĩ rằng đó là lý do đầy đủ cho sự kiện Khách quan <> Chủ quan. Thoả mãn sớm: phụ thuộc vào những mong muốn, mục tiêu, thái độ, tình cảm, chưa đủ những cứ liệu thực tiễn vững chắc.
Đa số các lỗi đều bắt nguồn từ thiếu sót là coi mọi khái niệm, đối tượng, người, sự vật... là không biến đổi, không có liên hệ gì với nhau.

3.2 Giải thích cụ thể

Lỗi 1: "Mãi mãi là không thay đổi "
Khó có thể hạn chế hay khẳng định những ngữ cảnh khác nhau áp dụng chỉ một cách duy nhất. Lôgíc hình thức trong sâu xa không xem xét đến yếu tố thay đổi theo thời gian. Chúng ta phải tự xoay xở đối xử với sự thay đổi liên tục của thế giới và cả chính những kết quả, cách thức tư duy của chúng ta. Và đó làm nảy sinh lỗi suy nghĩ ta thường xuyên rơi vào.
Ví dụ, "Đó là đế quốc thực dân mãi mãi là sen đầm trong khu vực và trên thế giới !" (như trước kia và lúc này). Chính sách của mỗi nước sẽ thay đổi trong quá khứ, ở thời điểm xem xét và trong tương lai. Vậy nhận định như thế là không phù hợp.
Lỗi này còn xuất hiện trong nhiều tình huống khác nhau, (đặc biệt là với những sự vật, hiện tượng vận động đa dạng) dẫn đến những kết luận nhanh chóng có thể là những sai lầm.
"Mãi mãi không thay đổi" là một lỗi mang đầy tính chất bảo thủ, tự coi mình là tiên tri trong mọi việc suy xét thực tế.

Lỗi 2: Nhìn nhận một quá trình lâu dài như một sự kiện nhất định.
Quá trình được xem như chuỗi các sự kiện diễn ra liên tiếp, mỗi sự kiện lại được xem xét như một thay đổi. Chúng ta nghĩ về một sự kiện như là một quá trình ngắn hay một thời điểm. Bởi vậy trong ngôn ngữ chúng ta cũng thường dùng danh từ để chỉ sự kiện bắt nguồn từ một động từ. Lỗi này xuất hiện từ việc chúng ta dừng thời gian và coi tư duy với các sự vật, hiện tượng, quá trình là đồng nhất. Vấn đề là chúng ta cần định nghĩa kỹ những ranh giới xác định cho một sự kiện vẫn là nó.
Ví dụ: chỉ diễn ra 1 sự kiện là một cuộc hội thảo bàn về phòng chống tội phạm tạo cho nhiều người cảm nghĩ chúng ta có một quá trình tích cực chống tội phạm lâu dài.

Lỗi 3: Giải quyết vấn đề bằng định nghĩa lại nó.
Con người sử dụng và phụ thuộc vào những từ ngữ trừu tượng do mình sinh ra. Một từ đơn giản chưa chắc đã là dễ hiểu, nhất là nó thay đổi theo tình huống sử dụng, định nghĩa nó. Chúng ta có thể làm biến mất vấn đề, đảo ngược vấn đề khi phân loại lại nó vào trong một phạm trù khác, lĩnh vực kiến thức, môi trường văn hoá khác. Lôgíc hình thức hàm ý là không được thay đổi các khái niệm theo định nghĩa lại, phân loại lại chúng khi đang tiến hành quá trình tư duy. Điều này không tất yếu làm thay đổi điều kiện. Hiểu sai những thuộc tính cơ bản của khái niệm hay mức độ hiểu biết thiếu sâu sắc khái niệm cũng thường dẫn đến thay đổi khái niệm và là nguyên nhân nảy sinh lỗi loại 3 này.
Ví dụ, suy luận “Vật chất luôn vận động. Cái ghế này là vật chất sao chẳng thấy di chuyển gì ?”. Khái niệm Vật chất, vận động trong triết học đã bị đánh tráo thành khái niệm vật chất, vận động của đời thường. Khi thay đổi khái niệm như vậy, chúng ta đã vượt khỏi ranh giới vận dụng đúng đắn nguyên lý của Logíc hình thức.

Lỗi 4. Tự mình độc lập.
Lỗi này do người nghĩ coi mình riêng biệt, phân biệt rõ ràng với những người khác, quên đi những mối quan hệ, phụ thuộc lẫn nhau. Lôgíc hình thức đã coi rằng chính ta là ta chứ không phải là một ai khác. Quy luật cơ bản xác định hoạt động của một người hay một tổ chức không xem xét đến những ảnh hưởng sâu xa đến những người khác, tổ chức khác.
Trong nhiều mối quan hệ, nhiều lúc một cá nhân hay tổ chức hoạt động mà không quan tâm đến ảnh hưởng của nó đối với những đối tác khác. Như việc thay đổi chính sách thuế ở các nước, tăng cường mua sắm thiết bị ở một phân xưởng... Nguồn gốc lỗi là người nghĩa đã tự mình coi như độc lập, không thấy hết những mối quan hệ tinh tế lẫn nhau.

Lỗi 5. Cô lập vấn đề.
Xu hướng của lỗi là lưu tâm tới vấn đề như rời rạc, độc lập trong những hoàn cảnh rộng lớn hơn. Nó là kết quả của việc dùng sai quy luật cấm mâu thuẫn. Nếu một vấn đề là duy nhất thì không được cùng lúc nối nó với nhiều ngữ cảnh rộng rãi. Một cách đúng đắn sự phân tích đúng đắn là khảo sát tương tác hệ thống đang hoạt động với những hệ thống lớn hơn mà nó chỉ là một thành phần.
Chúng ta cũng thường xuyên tách riêng một vấn đề nào đó và coi những vấn đề khác là không có liên quan. Đó cũng yêu cầu tâm trí của người do hạn chế của trí não. Lỗi này có thể ẩn dụ như "lỗi đường hầm". Vấn đề B là lý lẽ chính để hướng đến mục đích A mong ước. B dẫn dắt tới C. C thì dẫn dắt tới D. Và như vậy ta dễ coi rằng D chính cách chủ yếu để đạt được C, B và tức là A mong muốn. Thực ra nếu chúng ta hướng tâm trí và vị trí bên ngoài thế giới của A, B, C, D có thể để lộ ra những mối quan hệ khác quan trong không kém, không thuộc đường dẫn A-B-C-D mà chúng ta đã chọn lựa ra.

Lỗi 6. Lỗi kết quả duy nhất.
Lỗi này cho rằng mỗi vấn đề hay hoạt động chỉ đem lại một và chỉ một kết quả duy nhất. Bẫy này sử dụng nhầm lẫn quy luật loại trừ lẫn nhau, ước định coi một cái bất kỳ không thể vừa là thế này lại vừa là thế kia. Chúng ta phải hiểu đúng nguyên lý này là tại một thời điểm duy nhất xác định. Nó có thể không đúng nếu ta xem xét các kết quả ở những thời điểm khác nhau. Kết quả cũng có thể thay đổi khi những người quan sát có những lợi ích khác nhau khi nhìn nhận kết quả ấy.

Lỗi 7. Loại trừ phương án khả thi.
Lôgíc hình thức chỉ ra những cảnh quan dẫn dắt chúng ta đến việc công thức hoá chọn một giải pháp trong nhiều giải pháp bởi chúng phải tự loại trừ lẫn nhau, không chấp nhận giải pháp trộn lẫn.
Trong thực tế cuộc sống chính trị thế giới, chúng ta gặp không ít lỗi tương tự kiểu của tổng thống Mỹ W. Bush: thế giới chỉ có 2 lực lượng: một là đứng về chúng tôi đại diện cho tiến bộ và một là đứng về bọn ủng hộ khủng bố” (quan điểm về trật tự thế giới chia hai: -Hiện nay, mỗi một quốc gia, bất kể ở nơi đâu, cần phải đưa ra quyết định: hoặc là đứng về phía với chúng tôi, hoặc với bọn khủng bố!) Chúng ta đã mặc vào loại lỗi Loại trừ nhau nói trên.

Lỗi 8: Lý do đầy đủ.
Con người thường có thói quen tư duy miên man và dễ xa rời, lệch lạc nhiều so với thực tế.
Hoặc là thiếu những căn cứ thực tiễn được xem xét, thu thập chính xác; thiếu những lý thuyết tin cậy đến thời điểm hiện tại và xem xét những lý thuyết đó một cách khách quan, suy luận đúng đắn, có phản biện. Hoặc là kết quả suy luận không được kiểm chứng, đối chiếu lại với thực tế.

Nguồn: luatminhkhue

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2021

8 Cách giải toả Stress hiệu quả

Trong chừng mực nào đó, stress cũng cần thiết. Tuy nhiên, bạn không nên cường điệu hóa stress. Chúng ta có thể học cách kiểm soát stress. Sau đây là những cách giải stress hiệu quả mà không phải khi nào bạn cũng nghĩ đến bởi vì chúng quá đơn giản để thực hiện.

Cách giải tỏa stress hiệu quả

1. Rèn sự tập trung

Trí tưởng tượng giúp cho sự tập trung trở lại và ngay lập tức tạo ra một phản ứng thư giãn. Chỉ cần đơn giản tạo ra sự thoải mái, yên lặng và tự hình dung một khung cảnh yên bình mà bạn muốn: bạn đang ở một bãi biển thơ mộng, một nơi nghỉ mát trong mơ, trong vòng tay của những người nổi tiếng mà bạn hâm mộ, cười đùa với con cái, tận hưởng nội thất ấm cúng của ngôi nhà mới.

2. Nghe nhạc

Âm nhạc đem lại cảm giác êm dịu. Nó giải phóng các hormone chống lại stress.Bất kỳ loại nhạc nào hay nghe bất cứ nơi đâu: trong nhà, nhà bếp, trong xe hơi, ở công sở ; âm nhạc làm nhịp tim chậm lại, hạ huyết áp và giảm stress. Tất nhiên bạn có thể hát hoặc chơi đàn…

3. Cười

Tiếng cười không hoàn toàn giống như thư giãn. Cười là một cảm xúc giúp tạo ra năng lượng tích cực. Nó giúp chúng ta quên đi và vượt qua những cảm xúc tiêu cực. Bạn có thể luyện tập cười trong ngày, nếu không thì hãy xem các vở hài kịch và video hài hước ở trên mạng. Nụ cười có tính lây lan vì thế hãy cười cùng người trong gia đình hay bạn bè của bạn.

4. Tắt máy vi tính và điện thoại di động

Dừng việc sử dụng các thiết bị đó ít nhất vài lần trong ngày. Nghiên cứu cho thấy rằng những email bất ngờ ập đến có thể gia tăng stress, làm tâm trạng xuống dốc và ảnh hưởng đến giấc ngủ, đặc biệt là những tin nhắn kinh doanh. Ngoài ra, việc liên tục bị làm phiền bởi điện thoại có thể gây ra tác dụng tiêu cực chứ không giúp bình tâm như người ta vẫn nghĩ.

Tắt các ứng dụng điện thoại nếu không cần thiết cũng như tắt chuông, bao gồm cả tiếng “beep” thông báo có thư điện tử hay tin nhắn SMS gửi đến.

5. Tập cách hít thở sâu

Những bài tập thở sâu sẽ giúp chúng ta thư giãn hơn vì tăng lượng ôxy cung cấp cho cơ thể.

Trong trường hợp stress xảy ra đột ngột, hãy áp dụng cách hít vào sâu bằng bụng, nín thở trong 3 giây, sau đó thở ra từ từ và hoàn toàn. Lặp lại bài tập này 3 lần liên tiếp nếu chưa thấy hiệu quả.

6. Hãy luôn lạc quan

Hãy nghĩ theo chiều hướng tích cực hơn, lưu giữ lại những điều tốt đẹp thay vì những thứ không hài lòng. Bạn có thể thất bại trong việc làm bánh, nhưng hãy nghĩ sẽ thành công trong những lần sau. Có thể bị trễ xe buýt nhưng hãy coi đó là cơ hội để tập 1 vài bài thể dục.

Hãy nhớ về những sự kiện tốt đẹp trong ngày, dù đó là những việc nhỏ nhất cũng rất quan trọng đối với bạn.

7. Tận hưởng cuộc sống

Không bị choáng ngợp trước những áp lực của công việc trong ngày. Dành cho mình những khoảng thời gian để tận hưởng cuộc sống, làm điều bạn thích dù là hoạt động xã hội hay tĩnh tại.

8. Tươi cười và tạo ra sự đồng cảm

Tươi cười và tán thành để cải thiện mối quan hệ với mọi người xung quanh. Tươi cười còn giúp tăng lòng tự trọng, góp phần loại bỏ stress, lo lắng và tâm trạng không tốt. Cũng như cười, tươi cười cũng có tính lây lan.


Nguồn: soyte

 


Phát triển cá nhân: Cách để hình thành Thói quen tốt

Việc hình thành thói quen tốt có thể sẽ khá khó khăn, nhưng sẽ rất xứng đáng với nỗ lực của bạn. Sở hữu nhiều thói quen tốt có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe tổng thể hoặc hoàn thành mục tiêu lớn hơn. Một số biện pháp mà bạn có thể thực hiện để hình thành thói quen mới bao gồm xác định động cơ của bạn, thiết lập gợi ý, và theo dõi sự tiến bộ của bản thân. Nếu bạn có thói quen xấu, hãy nhớ rằng bạn có thể sẽ phải tiến hành các bước loại bỏ thói quen trước khi thay thế bằng thói quen tốt đẹp hơn.


Cách để hình thành thói quen tốt

Nội dung bao gồm 03 bước quan trọng cần thực hiện đồng thời:

Bước 1: Lập kế hoạch

Thiết lập mục tiêu

– Trước khi có thể bắt đầu xây dựng thói quen mới, bạn nên tiến hành cân nhắc về mục tiêu của mình. Tìm hiểu kỹ càng về điều mà bạn hy vọng đạt được. Hình thành mục tiêu theo xu hướng SMART: cụ thể (Specific), có thể đo lường được (Measurable), thiên về hành động (Action oriented), thực tế (Realistic) và dựa trên thời hạn (Time bound) để gia tăng cơ hội thành công. Cân nhắc mục tiêu mà bạn muốn đạt được theo cách càng chi tiết càng tốt. Sau đây là một vài câu hỏi có thể giúp ích cho bạn.

– Cụ thể có nghĩa là mục tiêu phải rõ ràng thay vì quá rộng và/hoặc mơ hồ. Bạn thật sự muốn đạt được điều gì và tại sao?

– Có thể đo lường là mục tiêu cần phải được định lượng (bằng số). Con số nào sẽ liên kết với mục tiêu của bạn? Bằng cách nào mà bạn có thể sử dụng các con số này để đo lường mục tiêu của mình?

– Thiên về hành động là biến mục tiêu thành một điều gì đó mà bạn không ngừng chủ động cố gắng thực hiện và kiểm soát nó. Bạn cần đến những hành động cụ thể nào để đạt được mục tiêu? Mức độ thường xuyên mà bạn phải thực hiện chúng là như thế nào?

– Thực tế có nghĩa là biến mục tiêu thành yếu tố mà bạn thật sự có thể đạt được thông qua những nguồn có sẵn. Mục tiêu của bạn có phải là một thứ gì đó mà bạn có đủ khả năng và nguồn lực để đạt được nó? Tại sao có và tại sao không?

– Dựa trên thời gian là mục tiêu có điểm bắt đầu và điểm kết thúc hoặc một thời hạn cụ thể để bạn có thể theo sát nó. Khi nào thì bạn sẽ bắt đầu tiến hành thực hiện mục tiêu? Thời hạn mà bạn cần phải hoàn thành mục tiêu là lúc nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thành công? Và ngược lại?

Xác định thói quen mà bạn muốn xây dựng

Sở hữu thói quen tốt, phù hợp với mục tiêu mà bạn muốn đạt được có thể giúp cải thiện cơ hội hoàn thành nó. Sau khi đã thiết lập mục tiêu cụ thể và chi tiết, bạn hãy tiến hành xác định một thói quen vốn là một phần của mục tiêu đó. Cân nhắc và tự hỏi bản thân xem liệu thói quen tốt đẹp nào có thể giúp bạn hoàn thành mục tiêu?

Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là giảm 4,5 kg trong 6 tuần, bạn có thể sẽ cần phải thực hiện thói quen đi dạo mỗi ngày vào 7 giờ tối.

Cân nhắc động cơ của bạn

– Một khi đã xác định mục tiêu cụ thể và thói quen mới mà bạn cần phải xây dựng để hoàn thành mục tiêu, bạn nên dành một chút thời gian để xem xét động cơ của bản thân. Động cơ là lý do bạn muốn hình thành thói quen mới này. Động cơ phù hợp có thể là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong quá trình xây dựng thói quen mới, vì vậy, bạn hãy dành thời gian để cân nhắc.

– Tự hỏi bản thân: Lợi ích tiềm năng của quá trình hình thành thói quen mới này là gì? Làm thế nào mà thói quen này có thể giúp cải thiện cuộc sống của mình?

– Viết về động cơ của bạn để có thể tìm đến nó mỗi khi cần đến sự khích lệ.

Bắt đầu từ bước nhỏ

– Ngay cả khi thói quen mà bạn muốn xây dựng là một điều gì đó khá to tát, bạn có thể bắt đầu bằng cách tiến hành các thay đổi nhỏ nhặt để tăng cường khả năng thành công của bạn. Nếu sự thay đổi khá quyết liệt, bạn sẽ khó có thể bắt kịp chúng.

– Ví dụ, nếu bạn muốn ngừng tiêu thụ thực phẩm chiên xào, có hàm lượng chất béo và đường cao, bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc ngừng hoàn toàn việc sử dụng những loại thực phẩm này cùng một lúc. Thay vì vậy, bạn có thể sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi bắt đầu bằng cách loại bỏ dần từng loại một

Cho bản thân thời gian

– Việc xây dựng thói quen mới có thể sẽ tốn nhiều thời gian. Nhiều người có khả năng hình thành thói quen mới trong ít nhất là một vài tuần, trong khi một số người khác lại phải tốn vài tháng. Khi đang cố gắng phát triển thói quen mới, bạn nên nhớ rằng sẽ phải tốn một khoảng thời gian trước khi nó có thể trở thành thói quen tự động. Bạn nên kiên nhẫn với chính mình trong quá trình này.

Đoán trước trở ngại

– Trong quá trình hình thành thói quen mới, bạn thường sẽ phải đối mặt với một vài trở ngại. Việc hiểu rõ điều này sẽ giúp bạn vượt qua thử thách và không ngừng nỗ lực xây dựng thói quen. Và bạn cũng nên nhớ rằng, ngay cả khi bạn vấp ngã cũng không có nghĩa là bạn sẽ thất bại.

– Ví dụ, nếu một ngày nào đó bạn không muốn đi dạo như kế hoạch đã đề ra, đừng nản lòng. Bạn chỉ cần biết rằng mình đã có một ngày tồi tệ và bạn hoàn toàn có thể đi dạo vào ngày mai.

Bước 2: Đạt được thành công

Đưa ra gợi ý

– Việc tạo ra các gợi ý có thể nhắc nhở bạn thực hiện thói quen mới mỗi ngày. Bạn nên biến một phần nào đó đã có sẵn trong thói quen hằng ngày của bạn thành gợi ý, chẳng hạn như đi tắm vào buổi sáng hoặc pha cà phê. Ví dụ, nếu muốn phát triển thói quen sử dụng chỉ nha khoa mỗi khi chải răng, bạn nên biến quá trình chải răng thành gợi ý cho việc sử dụng chỉ nha khoa.

– Thường xuyên dùng chỉ nha khoa sau khi chải răng, và bạn sẽ khiến cho hành vi này dần dần diễn ra một cách tự động.Nếu không nghĩ ra được gợi ý phù hợp với thói quen mới mà bạn mong muốn, bạn có thể hẹn giờ báo thức trên điện thoại để nhắc nhở bản thân đã đến lúc phải thực hiện hành vi nào đó
Thay đổi môi trường sống

– Bạn có thể làm tăng cơ hội đạt được mục tiêu bằng cách tiến hành thực hiện thay đổi trong môi trường sống của mình. Hãy suy nghĩ về phương pháp mà bạn có thể sử dụng để thay đổi môi trường sống để bạn có thể dễ dàng xây dựng thói quen mới. Thay đổi nào trong môi trường sẽ giúp bạn hình thành thói quen tốt hơn mỗi ngày?

– Ví dụ, nếu muốn thiết lập thói quen đi đến phòng tập thể dục mỗi sáng trước khi đi làm, bạn có thể chuẩn bị sẵn quần áo thể dục vào đêm hôm trước và đặt túi thể dục trước cửa.
Chú tâm hơn

– Một phần của lý do vì sao một vài người lại gặp khó khăn trong việc hình thành thới quen mới tốt đẹp hơn là họ thường cho phép bản thân rơi vào chế độ “tự động” và không suy nghĩ về hành động mà họ đang thực hiện. Nhưng bằng cách chú tâm hơn về hành vi của bản thân, bạn sẽ xây dựng thói quen tốt đẹp dễ dàng hơn. Hãy tự hỏi bản thân câu hỏi về hành vi vô thức có thể ngăn bạn thực hiện thói quen tốt.

– Ví dụ, nếu muốn thiết lập thói quen đi đến phòng tập thể dục vào mỗi sáng, bạn hãy suy nghĩ về yếu tố ngăn cản bạn. Thói quen thông thường vào buổi sáng của bạn là gì? Bạn sử dụng thời gian rỗi của mình như thế nào khi không đi đến phòng tập? Tại sao bạn lại muốn tận dụng thời gian theo cách này? Quá trình này khiến bạn cảm thấy như thế nào?

– Lần tiếp theo khi bạn nhận thức được rằng bản thân bạn đang rơi vào trạng thái tự động và đang quay về với thói quen xấu, hãy đặt câu hỏi cho hành vi và cảm xúc của chính mình để có thể thoát khỏi chu kỳ vô thức này.

Chia sẻ với mọi người

– Bạn có thể tăng thêm trách nhiệm xây dựng thói quen mới cho bản thân bằng cách chia sẻ mục tiêu của bạn với mọi người.Hãy xem xét nhờ bạn bè giúp bạn theo sát thói quen mới của bản thân. Có lẽ là một người nào đó trong số bạn bè của bạn cũng đang hy vọng có thể thiết lập thói quen tốt đẹp hơn cho chính mình, và bạn có thể trả ơn họ bằng cách giúp đỡ họ.

– Hãy chắc chắn rằng người bạn mà bạn nhờ cậy sẽ có cách để khiến bạn theo sát mục tiêu xây dựng thói quen mới của mình. Ví dụ, bạn có thể đưa một số tiền cho họ và yêu cầu họ đừng bao giờ gửi lại chúng cho bạn cho đến khi bạn đã nhiều lần thực hiện thói quen tốt.

Theo dõi sự tiến bộ của bản thân

Việc theo dõi tiến bộ của mình trong quá trình hình thành thói quen mới có thể giúp bạn duy trì động lực và lập chiến lược đối phó khi mọi việc không diễn ra như kế hoạch. Sử dụng nhật ký hoặc ứng dụng trên điện thoại để theo dõi mức độ thường xuyên mà bạn thực hiện thói quen tốt. Bạn thậm chí có thể chia sẻ sự tiến bộ của bạn trên mạng xã hội (Facebook, Twitter, v.v). Việc công khai thông báo về sự tiến bộ của bản thân sẽ giúp bạn duy trì động lực để tiếp tục quá trình hình thành thói quen tốt.
Tự thưởng cho bản thân vì đã theo sát quá trình hình thành thói quen tốt

Bạn có thể duy trì động lực cho chính mình để có thể tiếp tục xây dựng thói quen tốt bằng cách tự thưởng cho bản thân. Lựa chọn phần thưởng nào đó để trao tặng cho chính mình mỗi khi hoàn thành mục tiêu. Những điều đơn giản chẳng hạn như tự thưởng cho bản thân một bộ quần áo mới sau khi đã giảm 4,5 kg có thể đem lại sự khác biệt to lớn trong động lực của bạn để bạn có thể theo sát mục tiêu của mình.Bạn nên chắc chắn rằng bạn lựa chọn phần thưởng lành mạnh và phù hợp với túi tiền để tặng cho chính mình. Khi hoàn thành mục tiêu, hãy nhớ tự thưởng cho bản thân ngay sau đó.

Bước 3: Vượt qua thói quen xấu

Tăng cường khả năng nhận thức

– Sẽ khó để bạn phá vỡ thói quen xấu bởi vì chúng đã ăn sâu trong bạn và trở thành hành vi tự động. Để vượt qua thói quen xấu, điều đầu tiên mà bạn nên làm là có ý thức hơn về nó. Bạn có thể tăng cường sự nhận thức của bản thân đối với thói quen xấu bằng cách ghi chép lại mỗi khi bạn thực hiện chúng.

– Ví dụ, nếu thói quen xấu của bạn là ăn vặt trước bữa ăn chính, bạn có thể đánh một dấu kiểm vào giấy ghi chú mỗi khi bạn nhận thấy bản thân đang thực hiện hành vi này. Bạn nên tiến hành phương pháp này trong một tuần để xem xét mức độ thường xuyên mà bạn thực hiện thói quen này.

– Có ý thức có nghĩa là ‘quan sát’ hành động và khuôn mẫu được hình thành từ thói quen xấu chứ không phải là tự trách bản thân mình. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạn sẽ dễ phạm phải sai lầm cũ hoặc tuân theo thói quen cũ nếu bạn tự dằn vặt bản thân. Những khuôn khổ và thói quen xấu sẽ phai mờ nếu bạn có ý thức về chúng.

Thực hiện các bước phòng ngừa để ngăn chặn thói quen xấu

– Một khi đã có ý thức hơn về thói quen của mình, bạn nên tiến hành thực hiện phương pháp phòng ngừa. Hãy cố gắng gây xao nhãng cho bản thân để bạn không thực hiện thói quen xấu. Nhớ bảo đảm rằng bạn vẫn luôn ghi chép lại trường hợp mà bạn mong muốn thực hiện thói quen xấu cũng như thời điểm mà bạn hoàn toàn có thể cưỡng lại chúng.

– Ví dụ, nếu thèm ăn vặt giữa các bữa ăn chính, bạn có thể uống một cốc nước hoặc đi dạo.
Tự thưởng cho bản thân mỗi khi thành công trong việc cưỡng lại thói quen xấu

– Tự thưởng cho bản thân khi có thể chống lại thôi thúc thực hiện thói quen xấu là rất quan trọng. Phần thưởng sẽ giúp tạo thêm động lực để bạn tiếp tục ngừng thực hiện thói quen không tốt. Đảm bảo rằng phần thưởng mà bạn trao cho bản thân phải là phần thưởng không khuyến khích bạn thực hiện thói quen xấu mà là hướng bạn đến với việc làm điều gì đó thú vị hơn.

Ví dụ, nếu bạn đã có thể chống lại sự cám dỗ trong việc ăn vặt giữa các bữa ăn chính trong vòng 1 tuần, hãy tự thưởng cho bản thân một quyển sách hoặc một buổi chăm sóc tóc tại tiệm làm tóc.

Lời khuyên

Hãy kiên nhẫn. Thay đổi hành vi sẽ cần đến rất nhiều thời gian và nỗ lực.

Cảnh báo

Nếu bạn đang gặp khó khăn với rượu bia hoặc thuốc lá, bạn nên đến gặp chuyên gia để họ giúp bạn thay thế thói quen xấu này bằng một điều gì đó tốt đẹp hơn. Hãy trò chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần để được giúp đỡ.



Nguồn: wikihow