Việc nắm vững các nguyên tắc trong thiết kế đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình thiết kế của các Designer. Nó làm cho các sản phẩn, ấn phẩm khi thiết kế ra không bị rối rắm, nhức mắt, khó nhìn, khó tưởng tượng, gây khó chịu cho người xem...
Nội dung bài viết - 07 Nguyên tắc thiết kế phải nắm vững
1. Emphasis (Nhấn mạnh)
2. Balance & Alignment (Cân bằng & Căn gióng)
3. Contrast (Tương phản)
4. Sự lặp lại (Repetition)
5. Tỉ lệ (Proportion)
6. Khoảng trắng
7. Chuyển động (Movement)
Tạm kết
1. Emphasis (Nhấn mạnh)
Nên vẽ phác thảo ý tưởng trước khi bắt tay vào thiết kế
Việc lựa chọn điểm nhấn trong thiết kế là nguyên tắc ‘dẫn đầu’ khi định hình ý tưởng sáng tạo. Hãy nghĩ về mục đích cuối cùng của bạn, và để bộ não sắp xếp và bố trí thông tin trước khi bắt tay vào thiết kế. Ví dụ, trong một poster ban nhạc, tên nhóm và tên chương trình là yếu tố cần ‘tỏa sáng’ rồi. Khi ấy, chúng mình mới nghĩ tới các cách kết hợp màu sắc, kích cỡ, hình ảnh,.. để tên ban nhạc nổi bật lên.
Giống như viết mà không có phác thảo, nếu bạn bắt đầu sáng tác mà không có ý tưởng rõ ràng về những gì bạn đang cố để truyền đạt, thiết kế sẽ dễ bị ‘lạc lối’, thiếu nhất quán và không hợp thẩm mỹ chút nào.
2. Balance & Alignment (Cân bằng & Căn gióng)
Mọi yếu tố trong một bản thiết kế đều có ‘trọng lượng’ thị giác, giống như con người vậy. Trọng lượng có thể đến từ màu sắc, kích thước hoặc kết cấu. Thiếu đi sự cân bằng trong các yếu tố, bố cục sẽ trở nên ‘khó coi’, thiếu sự hài hòa về mặt tổng thể.
Để giúp thiết kế hài hòa hơn, bạn có thể sử dụng phong cách thiết kế đối xứng (symmetrical design). Mặt khác, thiết kế không đối xứng với các yếu tố có độ tương phản (lớn - nhỏ) cũng là một lựa chọn thú vị. Dù tỉ lệ không đồng đều nhưng chúng vẫn giữ trạng thái cân bằng, tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người xem.
3. Contrast (Tương phản)
Tương phản được hiểu là sự khác biệt giữa 2 yếu tố trong một trang thiết kế. Một số hình thức phổ biến của Contrast là đậm - nhạt, dày- mỏng, lớn- bé,... hoặc khi sử dụng tương phản trong màu sắc (nóng-lạnh), hình dạng (vuông-tròn), chất liệu (mịn-thô ráp)
Contrast tạo ra sự phân cấp thị giác, giúp điều hướng thị giác người xem hiệu quả hơn. Ví dụ, phông nền của bạn nên có sự khác biệt rõ ràng với màu của các yếu tố typhography, ảnh minh họa, họa tiết,... Do đó, Sự tương phản phù hợp để nhấn mạnh tiêu đề, nội dung, hoặc một thông điệp để call-to-action nào đó.
4. Sự lặp lại (Repetition)
Đừng hiểu lầm sự lặp lại dễ dẫn đến hình ảnh nhàm chán nhé. Repetition giúp các yếu tố thống nhất và củng cố 1 concept chung, kết nối các yếu tố trong một bản thiết kế như hình ảnh, typography, .. Đôi khi mình ‘đinh ninh’ rằng các yếu tố khi đứng độc lập trông khá ấn tượng, nhưng ‘té ghế’ nhận ra, khi kết hợp lại không hợp mắt chút nào.
Nhờ điểm cộng khá an toàn này, Repetition được nhiều designer ưa chuộng. Những sản phẩm in, thiết kế bao bì có rất nhiều mẫu hoa văn, họa tiết ấn tượng. Hay các sản phẩm logo, bộ nhận diện thương hiệu nữa đó. Nếu bạn muốn thiết kế của mình thêm hút mắt, hãy thử kết bạn với anh chàng Repetition này xem sao!
5. Tỉ lệ (Proportion)
Tỷ lệ là kích thước hình ảnh hay các yếu tố, cũng như cách chúng liên hệ với nhau trong 1 tổng thể. Việc phân nhóm các ‘mảng’ kích cỡ như vậy hữu dụng nhất trong những trang thiết kế có diện tích nhỏ, như các thiết kế in: poster, vé sự kiện, hay thanh sidebar/ tìm kiếm trên một trang web.
Để thiết kế có tỉ lệ hài hòa, hãy tập trung vào alignment (sự căn chỉnh lề), balance (cân bằng) và contrast (đối lập) nhé. Tổng thể của bạn sẽ tự khắc có tỉ lệ vừa mắt thôi.
6. Khoảng trắng
Khoảng trắng là phần diện tích trống ‘chạy’ quanh các yếu tố thiết kế. Khoảng trắng giúp thiết kế không bị dày đặc thông tin, trái lại, nó tạo ra sự phân cấp thông tin, hướng người nhìn vào những nội dung quan trọng. Bên cạnh đó, khoảng trắng cũng tạo nên sự cân bằng, sang trọng và tối giản cho thiết kế, rất phù hợp với những designer ưa thích style minimal.
7. Chuyển động (Movement)
Movement là cách sử dụng các hình khối, đường nét, màu sắc... tạo thành một đường tưởng tượng hướng mắt người xem đi từ điểm này tới điểm khác, hoặc khiến người xem có cảm giác đối tượng đang chuyển động. Chúng giúp thiết kế sinh động, có sức sống hơn, tránh cảm giác tĩnh thường thấy trong thiết kế phẳng.
Bạn có thể tạo sự chuyển động cho thiết kế của mình bằng hiệu ứng làm mờ, đường chuyển động hoặc hiệu ứng lượn sóng nhé.
Tạm kết
Hi vọng bài viết đã giúp các bạn có góc nhìn tổng quan về những yếu tố cơ bản trong thiết kế. Tuy nhiên, để sử dụng chúng linh hoạt để tạo nên sản phẩm ấn tượng, bạn cần nắm chắc kiến thức, cách sử dụng công cụ và tư duy thẩm mỹ cơ bản đấy. Tham khảo ngay các khóa học Photoshop hoặc Illustrator tại các trung tâm đào tạo có uy tín nhất nhé, chỉ sau một khóa học, bạn có thể vững vàng nền tảng, thiết kế linh hoạt rồi đó.
0 comments:
Đăng nhận xét