Thứ Năm, 9 tháng 12, 2021
Các lý thuyết Cốt Lõi, Đầy Đủ, Quan Trọng nhất về Google Ads
Thứ Năm, 4 tháng 11, 2021
12 Nguyên tắc không thể bỏ qua để bán hàng hiệu quả trên Shopee
Shopee hiện đang là một sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam với mức cạnh tranh gay gắt. Muốn bán hàng hiệu quả, bạn cần phải ghi nhớ 12 nguyên tắc sau:
Nội dung bài viết:
1. Khách hàng đánh giá tốt là được, những thứ khác có hay không không quan trọng
Khách hàng khi mua hàng trên Shopee thường có thói quen tìm kiếm và vào các shop có lượt đánh giá cao để mua hàng.Khi bạn chưa có đủ tự tin trong việc lựa chọn sản phẩm, bạn nhờ đến tư vấn của người khác và khách hàng mua cũng vậy. Họ sẽ nhờ tới các bằng chứng xã hội: các bình luận, đánh giá của khách hàng mua trước đó để đi đến quết định cuối cùng.
Đây cũng là kinh nghiệm bán hàng trên Shopee hay cả các sàn thương mại điện tử khác mà bạn cần nhớ rõ.
2. Dù khách hàng đánh giá tốt – xấu, hãy tương tác tích cực – ôn hòa
Khách hàng khen sản phẩm thì vào cảm ơn. Khách hàng chê giao hàng chậm thì vào xin lôi. Nếu khách hàng phản ánh sản phẩm không được như mong đợi thì vào xin lỗi, phản hồi và hỏi xem khách hàng có muốn đổi trả hàng miễn phí không….Thái độ của bạn chính là thước đo quan trọng nhất để khách hàng đánh giá có nên mua hàng hay không.
3. Lượt đánh giá, like và follow quyết định tới mức độ hiển thị sản phẩm trên Shopee
Sau mỗi đơn hàng thành công, khách hàng có quyền để lại một đánh giá hay nhận xét về sản phẩm – dịch vụ của bạn. Vậy nên, bạn có thể chủ động hỏi thăm khách hàng, đem tới cho họ sự hài lòng cao nhất, nhờ khách hàng này vote 5 sao cho bạn và đưa ra các nhận xét tích cực cho gian hàng của bạn.Nếu tỷ lệ đánh giá tốt cao, bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi:
Tăng khả năng hiển thị sản phẩm trên trang chủ.
Tăng khả năng hiển thị sản phẩm trong tìm kiếm.
Nhận được nhiều ưu đãi khi tham gia vào các chương trình khuyến mãi của Shopee.
4. Tối ưu tìm kiếm cho từng sản phẩm
Khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm trên Shopee, các sản phẩm được hiện ra không phải là ngẫu nhiên mà được sắp xếp theo các quy ước của Shopee. Shopee sử dụng các thuật toán để đánh giá các Shop. Shop nào được đánh giá cao sẽ được ưu tiên hiển thị.Các tiêu chí đánh giá:
Tốc độ xử lý đơn hàng.
Tỉ lệ hủy đơn hàng do người bán.
Tỉ lệ giao hàng, giao thiếu.
Tỉ lệ vi phạm chất lượng sản phẩm.
Điểm đánh giá từ khách hàng.
5. Điểm đánh giá lớn nhưng cần tự nhiên
Nghi ngờ là một trong các đặc tính của con người. Khi vào gian hàng mà chỉ có những đánh giá tích cực nhưng cụt lủn, sẽ không đem lại niềm tin cho khách hàng. Thế nên, hãy cố gắng kích thích khách hàng đánh giá, càng chi tiết càng tốt. Các đánh giá nên thể hiện được sản phẩm – dịch vụ của bạn tốt, vận chuyển nhanh…6. Mô tả cho sản phẩm càng chi tiết càng tốt
Mô tả của sản phẩm cần chi tiết; cung cấp cho khách hàng các thông tin liên quan tới lợi ích, cách sử dụng sản phẩm, chính sách bảo hành, đổi trả… Khi khách hàng đã biết sản phẩm của bạn thỏa mãn được các nhu cầu của họ, họ sẽ sẵn sàng đặt hàng và tỷ lệ đơn hoàn sẽ giảm xuống.Nên viết mô tả sản phẩm dưới dạng chuẩn SEO. Khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm của bạn trên google, bạn sẽ dễ dàng lọt top hơn đối thủ cạnh tranh.
7. Đầu tư cho hình ảnh sản phẩm
8. Đừng chỉ nghĩ bán hàng trên Shopee
9. Đừng chạy đua về giá
10. Kiểm soát kho hàng
11. Bán các sản phẩm độc đáo
12. Chú ý tới các chương trình Shopee dành cho người bán
Thứ Năm, 28 tháng 10, 2021
Guideline là gì? Vai trò của Guideline trong việc xây dựng thương hiệu
Nội dung bài viết
1. Guideline là gì?2. Vai trò trong việc xây dựng thương hiệu của guideline là gì?
2.1 Guideline vẽ lên câu chuyện hoàn chỉnh của thương hiệu
2.2 Guideline tạo nên tính thống nhất của thương hiệu
2.3 Guideline giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian
Guideline là gì?
Guideline về bản chất là một bộ quy tắc giải thích cách hoạt động của thương hiệu. Một bộ guideline bao gồm bản hướng dẫn và các qui định về việc sử dụng các yếu tố tham gia vào việc quảng bá thương hiệu trên các ấn phẩm truyền thông. Guideline dùng để hỗ trợ các nhà thiết kế, agency hay bất kì bên liên quan sử dụng các yếu tố của thương hiệu để đưa ra một hình ảnh chuẩn thương hiệu. Một bộ guideline có thể liên quan đến bên agency thiết kế logo để thực hiện bao bì, thiết kế các trang thiết bị, website, văn phòng phẩm, đồng phục và các sản phẩm phục vụ các chiến dịch marketing đúng quy cách. Một số thông tin cơ bản được truyền tải qua bộ guideline như:- Tuyên bố về sứ mệnh thương hiệu.
- Cách sử dụng logo – vị trí và cách sử dụng biểu tượng của logo bao gồm kích thước tối thiểu, khoảng cách và những gì liên quan.
- Bảng màu – hiển thị bảng màu chính và phụ với bảng phân tích màu cho in, màn hình và web.
- Văn phong đánh chữ – hiển thị phông chữ cụ thể mà bạn sử dụng và chi tiết của từng phông trong từng trường hợp.
- Hình ảnh phong cách của thương hiệu.
Nếu bạn chỉ mới bắt đầu và cần một vài công cụ tiếp thị quan trọng vào thời điểm này, thì việc tập trung vào các lĩnh vực trên là đủ. Tuy nhiên, để đảm bảo tất cả các cơ sở của bạn được sử dụng đúng cách, bạn có làm một bộ sách guideline cho việc nhận diện thương hiệu.
Nguyên tắc một guideline chuẩn phải đủ linh hoạt để nhà thiết kế sáng tạo, nhưng đủ cứng nhắc để giữ cho thương hiệu của bạn khác biệt và mang chất riêng trên thị trường. Tính nhất quán là chìa khóa, đặc biệt nếu bạn cần thương hiệu mở rộng thương hiệu trên nhiều nền tảng truyền thông.
Vai trò trong việc xây dựng thương hiệu của guideline là gì?
Guideline vẽ lên câu chuyện hoàn chỉnh của thương hiệu
Vai trò đầu tiên và quan trọng nhất mà một bộ guideline mang lại là cung cấp đầy đủ thông tin khái quát về thương hiệu cho các bên liên quan từ người quản lý đến team designer. Một bộ guideline hoàn chỉnh sẽ giúp họ có được sự hiểu biết tổng quan về thương hiệu. Đó là những thông tin về các vấn đề sau:Bản chất thương hiệu (đây là điểm cốt lõi tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp, tạo nên nét riêng của thương hiệu trên thị trường)
Sứ mệnh thương hiệu (là một lời hứa chung về định hướng hành động, thái độ, và tầm nhìn của thương hiệu trong tương lai)
Định vị thương hiệu (xác định rõ đối tượng khách hàng tiềm năng và những nhu cầu đặc biệt của họ cũng như khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Lý do tại sao doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng)
Guideline tạo nên tính thống nhất của thương hiệu
Một thương hiệu tạo nên được dấu ấn trong lòng người tiêu dùng cần mang màu sắc nhất quán để độ nhận diện thương hiệu cao. Nếu những người thiết kế thay đổi màu sắc của logo để cho phù hợp với các vật phẩm truyền thông, thì logo đã không còn mang màu sắc của thương hiệu nữa.Một ví dụ cụ thể cho việc thất bại trong việc thay đổi nhận diện thương hiệu có thể kể đến GAP – hãng thời trang bình dân trên thế giới. Khi Gap cố gắng làm mới lại logo của mình vào tháng 10 năm 2010, họ đã gặp phải sự phản ứng dữ dội đến nỗi phải ngay lập tức quay về với logo cũ chỉ trong vòng 1 tuần.
Guideline giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian
Nhờ có guideline, designer đỡ tốn một lượng lớn thời gian vào việc căn chỉnh, tìm kiếm các thông tin quy chuẩn cho sản phẩm của mình. Hơn nữa, nếu các tìm kiếm đó không thu được kết quả đúng đắn thì rất có thể gây thiệt hại, ảnh hưởng đến tính thống nhất chung của thương hiệu. Ngoài ra, các mẫu phối cảnh sẵn có của Brand Guideline cũng giúp tiết kiệm thời gian định hướng cũng như thời gian cho những thiết kế cơ bản sau này. Các thiết kế mới chỉ việc sáng tạo những vật phẩm mới, chưa xuất hiện trong bản phối cảnh.Bạn cũng cần tính đến trường hợp khi tuyển thêm nhân viên mới cho doanh nghiệp, thời gian để họ tìm hiểu mọi yếu tố của công ty là khá nhiều, để giúp họ làm việc thuận lợi và chính xác hơn mà bạn không cần giải đáp thêm khi họ có thắc mắc, thì guideline là một công cụ đắc lực.
Lời kết
Guideline là một công cụ hữu ích trong việc duy trì hình ảnh thương hiệu và đem hình ảnh ấy in sâu vào tâm trí người tiêu dùng. Một bộ guideline phát huy đúng khả năng thì sẽ không làm giới hạn sự sáng tạo, mà ngược lại chính những định hướng phong cách đó sẽ giúp thương hiệu giữ được bộ nhận diện liền mạch, thống nhất và dễ nhận biết.Thứ Tư, 13 tháng 10, 2021
Tư Duy Thiết Kế - Những điều cần bàn
Thiết kế rất phổ biến. Các sản phẩm thiết kế xuất hiện trong các tạp chí mà chúng ta đọc, các sản phẩm chúng ta sử dụng, các dịch vụ chúng ta thưởng thức và cả kinh nghiệm của những người tiêu dùng khác (ví dụ những kinh nghiệm về mặt thương hiệu mà các công ty lớn như Apple và Nike cung cấp cho chúng ta ngày nay).
Thiết kế là một yếu tố bên trong tất cả những gì chúng ta giao tiếp trong các quảng cáo, trong áp phích và trong mỗi chương trình truyền hình chúng ta xem. Thiết kế đóng một vai trò rất quan trọng trong tất cả mọi thứ chúng ta sử dụng và cảm nhận. Thiết kế trở thành rất phổ biến bởi vì đó là cách duy nhất tạo ra những thứ giúp cuộc sống của người khác dễ dàng hơn.
Thiết kế không chỉ là làm những điều thú vị hoặc đẹp đẽ. Đó là việc đưa ra các cách thức, chức năng để giải quyết một loạt các vấn đề trong việc kinh doanh hay trong cuộc sống hàng ngày.
Thiết kế hay không thiết kế?
Nhà thiết kế làm cho thứ xấu nhất cũng trở nên đẹp. Thật là đơn giản.
Thiết kế bắt buộc phải tạo ra kết quả với sự kết hợp của tư duy định hướng (bán cầu não trái) và tầm nhìn sáng tạo (bán cầu não phải). Thiết kế thường được dùng để mô tả một đối tượng hoặc kết quả cụ thể, nhưng theo một nghĩa hẹp như vậy, chúng ta có thể nhận ra điều này không đúng.
Thiết kế, hiểu một cách đúng nhất phải là một quá trình, một hành động; một động từ chứ không phải một danh từ. Thiết kế cũng có thể được coi là một giao thức để giải quyết vấn đề, phát hiện ra cơ hội mới và để đặt nền tảng cho đổi mới.
Thiết kế là một thuộc tính không xuất phát từ tự nhiên và nó không phải là một kỹ năng có được từ khi sinh ra.
Nó phát triển thông qua sự cống hiến không ngừng cho dù bạn là ai và những gì bạn làm và từ những khó khăn; được đặt trong sự hiểu biết, học hỏi các nguyên tắc của thiết kế và áp dụng nó hiệu quả.
Không phải mọi “thiết kế” đều xuất sắc chỉ vì anh đã có một trình độ nghệ thuật được áp dụng hoặc tự nhiên mà có.
Thiết kế thường đòi hỏi các “tác phẩm được thiết kế” phải xem xét về thẩm mỹ, chức năng, và nhiều khía cạnh khác của một đối tượng hay một quá trình, mà thường đòi hỏi sự nghiên cứu đáng kể, tư tưởng, xây dựng mô hình, điều chỉnh tương tác, và thiết kế lại.
Quy trình sáng tạo hơn hẳn tư duy sáng tạo
Một trong những lý do chính thế giới ngày một tốt hơn là một vài thập kỷ trước đây, là bởi vì các nhà thiết kế đang phát triển theo thời gian. Họ đã phát triển các xu hướng liên kết liền mạch những ý tưởng không liên quan và nhìn xa hơn những giả định nhàm chán.
Để có thể trở thành một nhà thiết kế thực sự và tạo / xây dựng công cụ tuyệt vời, một khả năng phải có là kết hợp các quá trình sáng tạo trong suy nghĩ của mình. Điều này có thể được gọi là tư duy sáng tạo.
Đôi khi, nó cũng có thể được gọi là suy nghĩ là “bên ngoài chiếc hộp”. Sau này các ứng dụng của nó trong các lĩnh vực khác nhau của nghệ thuật và khoa học và là nổi bật nhất trong thế giới thiết kế đồ họa và công nghiệp.
Hiện đã có một cuộc thảo luận rộng rãi về các định nghĩa chính xác của tư duy thiết kế. Mặc dù nó còn gọi là “tư duy đổi mới” và những cách gọi tương tự, nó thực sự khác nhau nhưng lại bổ sung cho nhau.
Timothy Brown, người sáng lập của IDEO là nhà tiên phong trong việc phát triển các khía cạnh thông thường của Tư Duy Sáng Tạo, giải thích trong một bài báo mà ông đã viết cho Harvard Business Review:
“Tư duy thiết kế” là một môn học có sử dụng tính nhạy cảm và phương pháp của nhà thiết kế để phù hợp với nhu cầu của người dùng với những yếu tố khả thi của công nghê và cùng với một chiến lược kinh doanh tốt có thể chuyển đổi thành giá trị dành cho khách hàng và cơ hội thị trường.
“Các khái niệm “Tư Duy Thiết Kế” vượt qua hoàn toàn công việc tạo ra một trang web thật đẹp bằng photoshop. Đó là vấn đề thực sự bạn có thể nghĩ để có thể nắm lấy sáng chế và sáng tạo trong cuộc đời làm việc của bạn. Tại thời điểm này, tôi muốn thực hiện một sự phân biệt rõ ràng về sáng tạo và đổi mới, mặc dù nó có vẻ không quan trọng!
Sáng tạo vs Đổi mới
Sáng tạo thường được dùng để định nghĩa các hành vi sản xuất những ý tưởng mới, cách tiếp cận hoặc hành động, trong khi đổi mới là quá trình của cả hai tạo ra và áp dụng những ý tưởng như sáng tạo trong một số bối cảnh cụ thể.
Trong bối cảnh của một tổ chức, sự đổi mới thường được sử dụng để chỉ toàn bộ quá trình mà theo đó một tổ chức tạo ra các ý tưởng sáng tạo mới và chuyển đổi chúng thành một kế hoạch kinh doanh hữu ích và khả thi và đó có thể là sản phẩm thương mại, dịch vụ và thực tiễn kinh doanh.
Qua đó, tư duy sáng tạo là một bước bắt buộc phải có trong quá trình đổi mới.Điều này giống như một cuốn tiểu thuyết: ”Họ đồng hành, tay trong tay”. Và thông qua cạnh tranh thì mới có sáng tạo.
Vậy Tư Duy Thiết Kế Là gì?
Tư Duy Thiết Kế (hoặc suy nghĩ sáng tạo) là một quá trình giải quyết thực tế sáng tạo,của các vấn đề hoặc các vấn đề để tìm kiếm một kết quả trong tương lai được cải thiện. Đó là khả năng cần thiết để kết hợp sự đồng cảm, sáng tạo và tính hợp lý để đáp ứng nhu cầu người sử dụng và kinh doanh thành công.
Không giống như tư duy phân tích, tư duy thiết kế là một quá trình sáng tạo dựa trên việc “xây dựng” của ý tưởng. Tư duy thiết kế là một cách tiếp cận cũng nghĩ theo hướng giải quyết một vấn đề và do đó không liên quan đến bản án đầu tiên do đó loại trừ nỗi sợ thất bại và đầu vào tối đa khuyến khích và tham gia vào các giai đoạn ra ý tưởng và nguyên mẫu (các bước trong quá trình thiết kế, mà tôi sẽ nói về sau này).
Tư duy bên ngoài chiếc hộp được khuyến khích trong các quá trình này trước đó vì điều này thường xuyên có thể dẫn đến các giải pháp sáng tạo.
Thiết kế đã phát triển từ một yêu cầu để đối phó với viêc cần phải có các hình thức và chức năng của các sản phẩm vào một cách tiếp cận mới, chủ yếu để phát triển mô hình kinh doanh. Khi người ta nói về sự đổi mới trong thập kỷ này, điều họ nhấn mạnh thực sự là THIẾT KẾ – Business Week
Làm thế nào Tư duy sáng tạo có thể ảnh hưởng đến phong cách làm việc của bạn?
Tầm quan trọng của suy nghĩ sáng tạo trong thời đại ngày nay không cần phải nhấn mạnh nữa.
Trong nghề nghiệp của bạn hay trong công việc của bạn, bạn sẽ có một lợi thế cạnh tranh nếu bạn phát triển khả năng của bạn để đến với những ý tưởng mới.
Trong cuộc sống cá nhân của bạn, suy nghĩ sáng tạo có thể dẫn bạn vào mốt hướng đi mới của hoạt động sáng tạo. Nó có thể làm phong phú thêm cuộc sống của bạn – mặc dù không phải luôn luôn theo cách mà bạn mong đợi.
Thực hành các “nghệ thuật” của tư duy sáng tạo sẽ giúp bạn:
– Phát triển sự hiểu biết của bạn về quá trình sáng tạo;
– Vượt qua rào cản hoặc các khối để có những ý tưởng mới;
– Mở rộng tầm nhìn của bạn;
– Tìm hiểu để xây dựng trên ý tưởng cũng như chỉ trích họ;
– Tăng chịu đựng của bạn đối với sự không chắc chắn và nghi ngờ;
– Lắng nghe, nhìn và đọc với một thái độ sáng tạo;
– Dành thời gian để suy nghĩ;
– Trở nên tự tin vào bản thân mình như một người sáng tạo.
Suy nghĩ bên ngoài chiếc hộp (Thinking out of the box)
“Tư duy bên ngoài chiếc hộp’ là để suy nghĩ khác, không theo lối thông thường hoặc từ một quan điểm mới. Cụm từ này thường dùng để suy nghĩ mới, sáng tạo và thông minh.
“Phát hiện mới là nhìn thấy những gì mọi người đã nhìn thấy và suy nghĩ những gì không ai có suy nghĩ về điều đó” – Anon
Điều này đôi khi được gọi là một quá trình của việc suy nghĩ theo nhiều hướng. Các khẩu hiệu, hoặc sáo rỗng, đã được sử dụng rộng rãi trong môi trường kinh doanh, đặc biệt là tư vấn quản lý và huấn luyện viên điều hành, và đẻ ra một số khẩu hiệu quảng cáo.
Và họ nghĩ rằng bên ngoài hộp là nhìn xa hơn và cố gắng không nghĩ về những nhu cầu thực sự.
Apple đã đưa ra một loạt các quảng cáo có tiêu đề ‘Hãy suy nghĩ khác nhau’, cho thấy phương châm của họ: “Sáng tạo nhưng phải dùng được”.
Trò chơi 9 dấu chấm
Các khái niệm về một cái gì đó bên ngoài một “hộp” và những cảm nhận có liên quan đến một câu đố truyền thống được gọi là câu đố chính dấu chấm.
Nguồn gốc của cụm từ “tư duy bên ngoài hộp” được che khuất. Cụm từ này có nghĩa là một cái gì đó như “suy nghĩ sáng tạo” là thường quy cho chuyên gia tư vấn trong những năm 1970 và 1980.
Người đã cố gắng để làm cho khách hàng cảm thấy không thể làm được bằng cách vẽ chín điểm trên một mảnh giấy và yêu cầu họ để kết nối các dấu chấm mà không cần nâng bút của họ, bằng cách sử dụng chỉ có bốn nét:
Nếu bạn chỉ tìm mọi cách vẽ 1 đường liền mạch trong cái hộp (do chính bạn tưởng tượng) thì sẽ không thể giải quyết được.Và nếu bạn không làm được câu này, chẳng sao cả. Chỉ đơn giản để bạn hiểu những suy nghĩ ngoài chiếc hộp không thể lúc nào cũng có được. (xem lời giải)
Sáng tạo cũng là một trò chơi thách thức trí tuyệt “vượt ra ngoài” những suy nghĩ phổ biến thông thường.
“Nếu không thay đổi những suy nghĩ khuôn mẫu, chúng ta không thể giải quyết được vấn đề mà chính chúng ta tạo ra nó bằng những suy nghĩ khuôn mẫu” –Albert Einstein
Chúng ta có nói quá nhiều về “Tư Duy Bên Ngoài Hộp?
Có thể nói, quá trình tư duy “trong hộp” không phải luôn luôn là một điều xấu. Nó là rất quan trọng trong việc phân tích chính xác và thực hiện một loạt các nhiệm vụ, ra quyết định, đánh giá dữ liệu, và quản lý sự tiến bộ của thủ tục hành chính tiêu chuẩn …
Tài năng là đánh trúng vào mục tiêu không ai có thể đánh trúng; thiên tài đánh trúng vào mục tiêu không ai có thể nhìn thấy
‘Suy nghĩ khác đi’, ‘tư duy sáng tạo’, ‘tư duy thiết kế “,”tư duy bên ngoài hộp”… là những khái niệm rất mạnh xứng đáng với việc nghiên cứu sâu hơn và thực tế hơn so với những thứ sáo rỗng khác bên trong những mô hình kinh doanh và cuộc sống.
Đặc điểm của tư duy bên ngoài hộp:
Tư duy bên ngoài hộp yêu cầu đặc điểm khác nhau:
Người sẵn sàng chấp nhận quan điểm mới để làm việc hằng ngày.
Người phải có khả năng suy nghĩ khác biệt với một đầu óc mở, hãy nghĩ về những thứ có thực, và làm những điều khác nhau.
Người phải tập trung vào các giá trị của việc tìm kiếm những ý tưởng mới và hành động dựa theo điều đó.
Người phải phấn đấu để tạo ra giá trị theo những cách mới hơn.
Phải có khả năng lắng nghe, hỗ trợ, nuôi dưỡng và tôn trọng người khác khi họ đưa ra ý tưởng mới.
“Tư duy bên ngoài hộp” là kiểu suy nghĩ đòi hỏi sự cởi mở với những cách thức mới nhìn thấy thế giới và sẵn sàng để khám phá. “Ra khỏi hộp” nhà tư tưởng biết rằng những ý tưởng mới cần nuôi dưỡng và hỗ trợ.
Họ cũng biết rằng có một ý tưởng là tốt, nhưng hành động đó là quan trọng hơn. Kết quả là những gì mà bạn giải quyết các vấn đề, không có vấn đề khó khăn và dai dẳng nếu bạn luôn phấn đấu để đạt được chúng.
Vậy làm thế nào bạn nghĩ rằng bên ngoài hộp và làm thế nào để phát triển khả năng tư duy sáng tạo? Vâng, tất cả bắt đầu với cách chúng ta suy nghĩ và xem xét sự vật. Tôi chắc chắn, chúng ta đã, đang và sẽ bị mắc kẹt trong mê cung suy nghĩ mãi mãi.
Thực tế là phần lớn tư duy của thế giới là sự khôn ngoan thông thường. Chúng ta đã nghĩ đến suy nghĩ theo cách thông thường từ những ngày đầu của trường học: bị mắc kẹt trong một ma trận hoặc chiếc hộp. Đây là một ví dụ tương tự hoàn hảo cho những bộ phim Ma trận.
Nếu bạn không nhìn “chiếc hộp” vẫn còn, bạn đang thiếu một trong những thú vui lớn nhất trong cuộc sống!! Một bài viết, mà tôi đã khá hấp dẫn bởi,cách nó giải thích lý do tại sao không có bất kỳ chiếc hộp nào. Khá thú vị khi đọc!
Cách suy nghĩ khôn ngoan là cách tư duy rằng mình không biết gì cả! – Sorates
Bài viết có đoạn: Hãy mở rộng suy nghĩ, không theo một quy ước nào , luôn nhiệt tình để làm theo nhiều hướng khác nhau., và có cách tiếp cận không tuân theo một tư duy đã có sẵn. Người ta phải nghĩ xa hơn các rào cản về kinh tế, chính trị, xã hội và chính bản thân mình để ”Suy nghĩ bên ngoài hộp”
Theo iDesign.vn dịch từ Richworks
Thứ Hai, 11 tháng 10, 2021
07 Nguyên tắc thiết kế nhất định phải "nắm vững"
Nội dung bài viết - 07 Nguyên tắc thiết kế phải nắm vững
1. Emphasis (Nhấn mạnh)
Việc lựa chọn điểm nhấn trong thiết kế là nguyên tắc ‘dẫn đầu’ khi định hình ý tưởng sáng tạo. Hãy nghĩ về mục đích cuối cùng của bạn, và để bộ não sắp xếp và bố trí thông tin trước khi bắt tay vào thiết kế. Ví dụ, trong một poster ban nhạc, tên nhóm và tên chương trình là yếu tố cần ‘tỏa sáng’ rồi. Khi ấy, chúng mình mới nghĩ tới các cách kết hợp màu sắc, kích cỡ, hình ảnh,.. để tên ban nhạc nổi bật lên.
Giống như viết mà không có phác thảo, nếu bạn bắt đầu sáng tác mà không có ý tưởng rõ ràng về những gì bạn đang cố để truyền đạt, thiết kế sẽ dễ bị ‘lạc lối’, thiếu nhất quán và không hợp thẩm mỹ chút nào.
2. Balance & Alignment (Cân bằng & Căn gióng)
Mọi yếu tố trong một bản thiết kế đều có ‘trọng lượng’ thị giác, giống như con người vậy. Trọng lượng có thể đến từ màu sắc, kích thước hoặc kết cấu. Thiếu đi sự cân bằng trong các yếu tố, bố cục sẽ trở nên ‘khó coi’, thiếu sự hài hòa về mặt tổng thể.
Để giúp thiết kế hài hòa hơn, bạn có thể sử dụng phong cách thiết kế đối xứng (symmetrical design). Mặt khác, thiết kế không đối xứng với các yếu tố có độ tương phản (lớn - nhỏ) cũng là một lựa chọn thú vị. Dù tỉ lệ không đồng đều nhưng chúng vẫn giữ trạng thái cân bằng, tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người xem.
3. Contrast (Tương phản)
Contrast tạo ra sự phân cấp thị giác, giúp điều hướng thị giác người xem hiệu quả hơn. Ví dụ, phông nền của bạn nên có sự khác biệt rõ ràng với màu của các yếu tố typhography, ảnh minh họa, họa tiết,... Do đó, Sự tương phản phù hợp để nhấn mạnh tiêu đề, nội dung, hoặc một thông điệp để call-to-action nào đó.
4. Sự lặp lại (Repetition)
Nhờ điểm cộng khá an toàn này, Repetition được nhiều designer ưa chuộng. Những sản phẩm in, thiết kế bao bì có rất nhiều mẫu hoa văn, họa tiết ấn tượng. Hay các sản phẩm logo, bộ nhận diện thương hiệu nữa đó. Nếu bạn muốn thiết kế của mình thêm hút mắt, hãy thử kết bạn với anh chàng Repetition này xem sao!
5. Tỉ lệ (Proportion)
6. Khoảng trắng
7. Chuyển động (Movement)
Tạm kết
10 Quy luật về Bố Cục trong Thiết Kế
Nếu phải chọn một hình ảnh để minh họa cho tầm quan trọng của bố cục, chúng tôi sẽ ví bố cục giống như khung xương sống của một thiết kế. Dựa theo khung xương sống ấy, các thông tin sẽ được triển khai một cách thu hút, logic và khoa học hoặc sẽ bị rối, hời hợt và không hiệu quả. Một thiết kế đẹp trước hết phải là một thiết kế có bố cục hoàn mĩ. Những quy luật về bố cục sẽ là chìa khóa giúp các bạn chinh phục ngưỡng cửa đầu tiên của một thiết kế thành công.
Nội dung bài viết - 10 Quy luật về Bố Cục trong Thiết Kế
1. Tìm trọng tâm
2. Dẫn dắt ánh nhìn với leading lines (Các đường line)
3. Quy mô và cấp bậc
4. Cân bằng hóa các yếu tố
5. Sử dụng các yếu tố bổ sung cho nhau
6. Tăng hoặc giảm độ tương phản
7. Lặp lại các yếu tố trong thiết kế
8. Đừng quên những khoảng trắng
9. Căn chỉnh các yếu tố trong thiết kế
10. Chia thiết kế thành 3 phần
Như chúng ta đã biết, bố cục chiếm 1 vị trí quan trọng quyết định đến sự thành công của một thiết kế.
Vậy nói một cách chính xác, bố cục là gì?
Hiểu một cách đơn giản, bố cục là một phần của thiết kế mà trong đó, tất cả các yếu tố riêng biệt được kết hợp với nhau để tạo thành một tổng thể có sự gắn kết chặt chẽ. Nếu bạn là 1 designer hoặc mong muốn trở thành 1 designer, hãy bỏ túi ngay 10 quy luật bố cục trong thiết kế sau đây nhé!
1. Tìm trọng tâm
Một yếu tố quan trọng đầu tiên của bố cục, đó là tìm ra một điểm nhấn (trọng tâm) cho thiết kế của mình. Điều đó sẽ thu hút ánh mắt của người xem một cách tự nhiên vào những phần quan trọng trong thiết kế của bạn.Một số cách để tìm trọng tâm là thông qua các techniques như quy mô, độ tương phản và leading lines.Ví dụ như bức hình bên là thiết kế của Matthew Metz dành cho nhà kinh doanh thời trang Nordstrom.
Do đó, tâm điểm của thiết kế đồ họa này là người mẫu và quần áo của cô ấy. Vì vậy, cô người mẫu này đã được đặt tại vị trí trung tâm của bức hình. Một khối màu được đặt ở vị trí trung tâm làm nổi bật, thu hút sự chú ý về phía khuôn mặt của cô gái, sau đó đến trang phục của cô ấy. Một đường dẫn hướng mắt xuống góc phải của khung hình cung cấp thêm thông tin cho người xem. Bức hình có một tiêu điểm lớn. Vì thế mà nó cuốn hút mọi ánh nhìn của người xem theo sự dẫn dắt của người thiết kế.
2. Dẫn dắt ánh nhìn với leading lines (Các đường line)
Cũng giống như việc bạn chỉ vào một cái gì đó khi bạn muốn mọi người nhìn vào nó, bố cục của một số dòng và hình khối theo một cách nào đó có thể dẫn dắt ánh mắt người xem khi nhìn thiết kế của bạn.Phổ biến hơn cả là sử dụng các leading lines. Sơ đồ khối sử dụng các đường để trực tiếp dẫn dắt ánh mắt của người xem từ một trong các điểm trên thiết kế đến điểm tiếp theo một cách rõ ràng.Ví dụ, hãy xem xét thiết kế của Design By Day ở bên. Thiết kế sử dụng các leading lines mạnh mẽ dẫn dắt ánh mắt về phía tiêu điểm chính (tiêu đề), và sau đó đến các nấc thông tin khác nhau.
3. Quy mô và cấp bậc
Quy mô và hệ thống phân cấp trực quan là một trong số những nguyên tắc sáng tạo cơ bản. Chúng có thể khiến thiết kế của bạn thành công và cũng có thể làm cho thiết kế của bạn bị phá vỡ. Vì vậy, điều quan trọng là phải tổ chức chúng thật tốt. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu vì sao mọi thiết kế đều cần ba cấp độ của hệ thống phân cấp typographic. Quy mô thường được sử dụng để giúp hệ thống cấp bậc giao tiếp với nhau. Sự sắp xếp gần và xa của các yếu tố biểu thị tầm quan trọng của chúng trong giao tiếp.
Ví dụ, poster này được thiết kế bởi Scott Hansen sử dụng một hình ảnh thu nhỏ của hai người giúp thể hiện tập trung những khung cảnh lớn trước mặt họ. Điều này ngay lập tức mang lại cho người xem một cảm giác về sự hùng vĩ và rộng lớn đến ngoáng ngợp của khung cảnh.
Bằng cách tương phản một yếu tố quy mô nhỏ bên cạnh một yếu tố quy mô lớn trong bố cục, bạn có thể tạo ra một số hiệu ứng khác nhau
4. Cân bằng hóa các yếu tố
Cân bằng là một yêu cầu quan trọng đối với một thiết kế, nhưng làm thế nào để tạo ra sự cân bằng hoàn hảo trong thiết kế lại là một điều không dễ dàng. Vâng, chúng ta hãy xem xét hai loại phổ biến của sự cân bằng và tìm hiểu xem làm thế nào để làm chủ chúng nhé!
Đầu tiên là cân bằng đối xứng. Cân bằng đối xứng là việc cân bằng thiết kế của bạn sử dụng tính đối xứng. Bằng cách phản chiếu một vài yếu tố thiết kế từ trái sang phải hoặc từ trên xuống dưới, bạn có thể tạo ra sự cân bằng mạnh mẽ, rõ nét trong thiết kế của mình. Một loại cân bằng khác được cho là phổ biến hơn, đó là cân bằng không đối xứng. Cân bằng không đối xứng cũng là một thuật ngữ khá khó để giải thích bởi nó vẫn tạo ra sự cân bằng nhưng các yếu tố lại không đối xứng với nhau. Hình bên là một ví dụ thành công của sự cân bằng không đối xứng. Trong poster này, Munchy Potato đã sử dụng cân bằng không đối xứng bằng cách phân tán và mở rộng quy mô các yếu tố một cách có chủ đích.
Trong thiết kế trên, ba vòng tròn trung tâm là những yếu tố lớn nhất trong thiết kế, nhưng chúng được cân bằng hóa bởi các type, các dòng kẻ và hình tròn nhỏ với kết cấu phức tạp ở góc dưới.
Một kỹ thuật “bỏ túi” nữa để làm chủ cân bằng không đối xứng là bạn phải hiểu rằng mỗi phần tử trong thiết kế đều có một “trọng lượng” riêng. Các vật thể nhỏ có thể “ít nặng” hơn so với các đối tượng lớn hơn. Dù thiết kế của bạn có rơi vào trường hợp nào đi chăng nữa, hãy nhớ rằng nhất định phải cân bằng hóa các yếu tố cho đến khi bạn đạt đến một trạng thái cân bằng hiệu quả.
5. Sử dụng các yếu tố bổ sung cho nhau
Có thể bạn đã nghe nói về những màu sắc bổ sung, còn các yếu tố bổ sung trong một thiết kế thì sao? Một yêu cầu quan trọng góp một phần không nhỏ vào thành công và hiệu quả của một thiết kế chính là hãy dành thời gian để “cố ý” chọn từng yếu tố trong thiết kế sao cho mỗi yếu tố ấy bổ sung cho toàn bộ thiết kế của bạn.
Một lỗi thường gặp trong thiết kế đó là sử dụng các hình ảnh không hề mang tính chất bổ sung cho nhau. Vì vậy, khi sử dụng nhiều hơn một hình ảnh trong thiết kế, bạn hãy cố gắng đảm bảo rằng tất cả chúng đều có hiệu quả và gắn kết khi được nhóm lại với nhau. Có rất nhiều cách khác nhau để đạt được sự gắn kết này.
Sau đây là một vài gợi ý
Tô màu những bức ảnh với các màu sắc tương tự nhau. Với sự phổ biến của các bộ lọc và công cụ điều chỉnh hình ảnh, bạn có thể tô màu và điều chỉnh hình ảnh của mình sao cho bảng màu của chúng gắn kết và bổ sung cho nhau.
Chọn các hình ảnh được chụp theo một cách tương tự nhau. Hãy chọn hình ảnh có tính thẩm mỹ và phong cách tương tự nhau. Ví dụ, nếu sử dụng một hình ảnh tối giản, hãy chọn nhiều hình ảnh tối giản khác để lấy cảm hứng bổ sung cho hình ảnh đó.
6. Tăng hoặc giảm độ tương phản
Độ tường phải là một công cụ rất hữu ích để làm nổi bật hoặc làm mờ đi một số yếu tố trong thiết kế của bạn. Khi nâng hệ số tương phản hoặc sử dụng tính năng tương phản màu sắc ở mức độ cao, bạn có thể làm nổi bật một yếu tố nào đó và thu hút sự chú ý của người xem. Tương tự như vậy, bằng cách giảm độ tương phản, bạn có thể khiến cho một yếu tố trở nên mờ nhạt đi để làm nền cho những đối tượng khác có “cơ hội” trở nên nổi bật.
Nếu các màu sắc rực rỡ trong thiết kế trên được sử dụng để làm nổi bật thiết kế thì ví dụ tiếp theo đây sẽ sử dụng một màu sắc rực rỡ để làm mờ nhạt đi một phần của thiết kế, tạo thành nền để làm nổi bật các yếu tố có màu tối khác.
Ví dụ, poster này được thiết kế bởi Melanie Scott Vincent sử dụng một chiếc kẹp giấy màu vàng trên nền màu vàng, tạo ra một sự khác biệt tương phản thấp giữa các đối tượng và background. Trong khi thông thường đây là điều cần tránh trong thiết kế thì trong trường hợp này, nó lại củng cố và làm nổi bật sự việc “ignored everyday”.
Bằng cách này, độ tương phản cũng có thể được sử dụng để “giấu” một yếu tố nhất định của thiết kế cũng như tạo ra một ý nghĩa trong đó. Vì vậy, hãy luôn nhớ sử dụng độ tương phản phải dựa vào MỤC ĐÍCH thiết kế của bạn.
7. Lặp lại các yếu tố trong thiết kế
Để duy trì tính nhất quán và một bố cục hợp lý cho thiết kế của mình, bạn hãy cố gắng đưa các yếu tố từ một phần của thiết kế và áp dụng nó vào các phần khác. Một phong cách nào đó có thể được lặp lại nhiều hơn 1 lần trong thiết kế hoặc có thể nói rằng: “một motif đồ họa” có thể được sử dụng nhiều hơn một lần.
Vì vậy, bạn hãy cố gắng sử dụng lặp lại các yếu tố một cách thông minh để có một bố cục tốt.Sự lặp lại là một yếu tố quan trọng khi nói đến việc bố trí nhiều trang trong một thiết kê. Lặp đi lặp lại các yếu tố trong thiết kế sẽ giúp mỗi dòng trang vào tiếp theo sẽ giúp trang sau tiếp nối trang trước, tạo ra một tập hợp trang có tính liền mạch.
Ví dụ, hãy xem những thiết kế tạp chí của Mauro De Donatis và Elizaveta Ukhabina ở bên. Trong thiết kế này, thành phần trong mỗi cách bố trí là tương tự nhau. Sự khác biệt chỉ là trong nội dung văn bản, màu sắc và cách sử dụng các hình ảnh. Những thành phần lặp đi lặp lại này sẽ giúp độc giả nhanh chóng nhận dạng và quen thuộc với các thông tin trong thiết kế một cách nhanh chóng.
8. Đừng quên những khoảng trắng
Cách dễ nhất để “xúc phạm” những khoảng không gian màu trắng chính là việc gọi chúng với một useless name “khoảng trống”.Không gian màu trắng khi sử dụng một cách có chiến lược sẽ giúp làm tăng độ rõ nét của thiết kế. Nhìn một cách tổng thể, bằng cách cân bằng giữa những phần phức tạp và những khoảng không gian trắng trong thiết kế sẽ giúp thiết kế của bạn “dễ thở” hơn.Ví dụ về thiết kế của Cocorrina ở bên đã sử dụng những khoảng trắng để cân bằng các hình ảnh, kết cấu và các type khiến thiết kế trở nên thoáng đãng, sạch sẽ và tinh tế.
Vậy làm thế nào để chúng ta có thể sử dụng thành công những khoảng trắng trong thiết kế của mình?
Đầu tiên, hãy giảm quy mô các yếu tố đồ họa trong thiết kế của bạn. Bằng cách thu hẹp các hình ảnh, các types…bạn có thể tạo ra những khoảng không gian trắng đầy trang trọng quanh các tiêu điểm trong giới hạn trong khung thiết kế ban đầu.
Đừng lấp đầy mọi không gian bằng các kí tự hay câu chữ. Như đã đề cập ở trên, không gian màu trắng không phải là không gian trống rỗng, nó đang làm công việc riêng và phục vụ mục đích riêng của mình. Do đó, hãy cứ đừng điền vào bất kỳ khoảng trắng nào trong thiết kế của bạn. Hãy để cho những con chữ, những kí tự đó có không gian để “vẫy vùng”.
Khi thiết kế các phần trong tác phẩm của mình, bạn hãy tự hỏi bản thân xem mỗi phần tử trong tác phẩm đó có cần thiết 100% hay không. Bạn cần tất cả các type, bạn cần tiêu đề màu xanh sáng, hay bạn cần 3 hình ảnh khác nhau? Bằng cách loại dần đi các yếu tố không cần thiết trong các phẩn của thiết kế, bạn có thể tạo ra một thiết kế đẹp, thoáng tinh tế mà không bị trống trải.
9. Căn chỉnh các yếu tố trong thiết kế
Khi thực hiện 1 thiết kế gồm nhiều thành phần trong đó, chúng ta không thể cứ “ném” tất cả chúng vào trang. Vì sao ư? Bởi vì việc sắp xếp các yếu tố này chính là cách nhanh chóng và dễ dàng nhất để biến hình thiết kế của bạn từ một “phức hợp tồi tệ” thành một tác phẩm thanh lịch và sang trọng. Bạn gặp vấn đề trong việc sắp xếp các yếu tố ấy ư? Các bạn có thể tìm đến với Canva để xóa bỏ rắc rối ấy một cách nhanh chóng với một công cụ tự động căn chỉnh siêu tiện dụng. Chỉ cần kéo các phần tử trong thiết kế của bạn xung quanh trang và Canva sẽ sắp xếp chúng vào vị trí hợp lí nhất. Bạn sẽ cảm thấy kì diệu như có ma thuật vậy!
Hãy xem xét ví dụ này – một thiết kế tạp chí của Huck. Sự liên kết mạnh mẽ giữa các yếu tố của nó tạo ra một bố cục sắc nét, gọn gàng và hiệu quả, tạo cảm giác “mãn nhãn” cho người xem. Gắn kết các yếu tố trong thiết kế một cách mạnh mẽ và hợp lý cũng là một cách hay ho giúp bạn tạo ra một “trật tự nhất định” trong thiết kế của mình.
Vì vậy, nếu bạn đang sử dụng rất nhiều hình ảnh, rất nhiều type hoặc rất nhiều yếu tố đồ họa thì liên kết chính là người bạn tốt nhất mà bạn cần chọn để đồng hành.Alignment (căn chỉnh) cũng là yếu tố rất quan trọng khi bạn đối phó với các types ( kiểu bố cục). Có rất nhiều cách để sắp xếp các types nhưng một nguyên tắc nhỏ cho những phần thiết kế dài hơn là “kết dính” chúng với lề trái để tạo cảm giác thỏa mãn nhất cho mắt người xem.
10. Chia thiết kế thành 3 phần
Các quy tắc một phần ba là một kỹ thuật đơn giản mà các nhà thiết kế sử dụng để phân chia các thiết kế của họ thành ba hàng và ba cột. Và tại các điểm nơi mà các đường dọc và đường ngang giao nhau chính là những vị trí mà focal points (tiêu điểm) nên được đặt. Sử dụng quy tắc một phần ba là một cách tuyệt vời để khởi động bố cục của 1 thiết kế vì nó cung cấp cho bạn một cách nhanh chóng, đồng thời dẫn dắt bạn định vị và đóng khung các yếu tố trong thiết kế của bạn. Xem xét thiết kế ở bên của Gajan Vamatheva cho National Geographic. Bạn hãy dành một chút thời gian để tưởng tượng, nơi các dòng một phần ba sẽ giao nhau. Bạn có thể nhận thấy rằng các đường giao nhau sẽ qua tiêu điểm của mỗi hình ảnh – hai người đi bộ trong image đầu tiên, và con chim lớn nhất trong image thứ hai. Các đường cũng sẽ cắt tại các điểm xung quanh các ô chữ. Nhìn kĩ và nắm vững quy tắc, các bạn sẽ thấy những điểm này.
Một cách tuyệt vời để bắt đầu thiết kế của bạn đó chính là sử dụng quy tắc một phần ba để tạo ra một mạng lưới. Lưới hình ảnh có thể giúp bạn sắp xếp các yếu tố đồ họa một cách hợp lý hơn. Bạn cần tập trung vào các focal points để thiết kế đạt bố cục tối ưu. Bạn cũng có thể sử dụng công cụ công cụ lưới của Canva để tạo lưới một cách dễ dàng với nhiều lựa chọn hơn.
Theo Designervn
Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2021
Nắm bắt tâm lý khách hàng, hiểu và chốt bán hàng hiệu quả
Trong tiếp thị bán hàng, ai hiểu tâm lý khách hàng hơn, người đó thắng. Hiểu tâm lý khách hàng để lựa chọn đặc điểm phù hợp nhất của sản phẩm nhằm gây chú ý đến họ.”
“Hãy thôi bàn luận về các sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn. Người ta không màng đến sản phẩm hay dịch vụ đâu. Họ chỉ quan tâm đến chính họ thôi. ”
Vậy làm thế nào để hiểu được khách hàng muốn gì và nhu cầu thực sự của họ là gì đây là một bí quyết mà các saler cần nghiên cứu thật kỹ.
Hiểu khách hàng và nhu cầu của họ. Đặt câu hỏi và lắng nghe để hiểu được nhu cầu thực sự của họ.
Bán để trợ giúp khách hàng, không bán vì tiền
Bạn muốn trợ giúp cho khách hàng thì bạn phải hiểu nhu cầu của họ. Bạn phải nắm được nhu cầu và đáp ứng đúng nhu cầu đó của khách hàng, từ đó sẽ tạo ra doanh số cho bạn. Vì vậy đừng chỉ chăm chăm vào các áp lực doanh số bạn cần phải hoàn thành mà hãy bán hàng bằng cả cái tâm của bạn vì đây là sự phát triển bền vững trong sự nghiệp bán hàng của bạn.
Bạn cần phải thường xuyên tự phân tích, xác định bạn mong muốn đạt được điều gì trong ngắn hạn và dài hạn của sự nghiệp sales của mình. Điều này giúp bạn biết được rằng tại mỗi thời điểm khác nhau bạn cần củng cố điều gì cho bản thân.
Điều tối quan trọng khi trở thành một người bán hàng thành công thì việc đầu tiên bạn phải tin tưởng vào công ty, sản phẩm và dịch vụ của bạn, nếu bạn không tin thì khách hàng của bạn cũng vậy. Nếu bạn có lòng tin vào sản phẩm bạn đang bán thì sự tự tin đó sẽ thể hiện ra ngoài, truyền sự tự tin đó cho khách hàng của bạn.
Dưới đây là sáu nghệ thuật chốt đơn hàng bằng cách tập trung vào hiểu và nắm bắt tâm lý thật sự khiến khách hàng tiềm năng của bạn quyết định mua hàng:
1. Khách hàng quan tâm đến chi tiết, hãy giới thiệu sinh động, thuyết phục các tính năng của sản phẩm:
Dudley cho rằng đôi khi khách hàng chỉ muốn biết đầy đủ thông tin và có thể bỏ đi nếu bạn hỏi quá nhiều về nhu cầu của họ thay vì cung cấp thông tin. Các khách hàng này biết rất nhiều thông tin, họ nghiên cứu kỹ những sản phẩm và dịch vụ cũng như những đối thủ của bạn. Vì vậy, bạn hãy chú ý những dấu hiệu từ họ. Nếu văn phòng của khách hàng treo đầy biểu đồ dữ liệu hoặc họ hỏi về các kết quả đo lường được thì nhiều khả năng là vị khách này đặc biệt hứng thú với các chi tiết sản phẩm hoặc dịch vụ, hơn là tạo mối quan hệ với bạn.
2. Khách hàng không biết mình cần gì, bạn hãy là nhà tư vấn tận tâm
Một số khách hàng không biết chính xác họ đang muốn tìm thứ gì. Carrie Chitsey đã phát hiện ra điều này không lâu sau khi cô thành lập 3seventy – một công ty quản lý thông tin quan hệ khách hàng về điện thoại di động có trụ sở tại Austin Texas năm 2008. Ban đầu, Chitsey tập trung vào việc bán sản phẩm công nghệ của công ty, nhưng sau 8 tháng điều hành kinh doanh, cô nhận ra rằng các khách hàng thường không biết họ cần gì. Dudley cho biết những khách hàng tiềm năng này cần được hướng dẫn nhiều hơn, đặc biệt trong những vấn đề liên quan đến công nghệ và các sản phẩm khác mà họ không thông thạo. Hiện nay, thay vì tập trung vào một sản phẩm cụ thể, công ty của Chitsey tập trung vào việc tư vấn và phát triển những nền tảng dịch vụ cho khách hàng. Chitsey cho biết thêm, “Trước đây chúng tôi chỉ đơn giản là bán hàng công nghệ, nhưng nay chúng tôi chuyển sang tập trung nhiều hơn vào việc phân tích nhu cầu của khách.”
3. Khách hàng chú trọng vào mối quan hệ, hãy sớm thiết lập mối liên kết cá nhân với họ.
Một số khách hàng không chỉ quan tâm đến giao dịch hiện tại. Điều quan trọng nhất đối với họ là sự kết nối lâu dài thiết lập mà bạn thiết lập. Mối liên hệ này mang lại rất nhiều lợi ích cho các giao dịch trong tương lai, nhưng điều này cũng có nghĩa là bạn cần đến các kỹ năng giao tiếp giỏi và dành nhiều thời gian để tìm hiểu từng khách hàng một trước khi chốt giao dịch. Dudley cho rằng khách hàng kiểu này chú trọng vào cách thức thể hiện sự quan tâm của bạn. Để chứng tỏ mình sẵn sàng dành thời gian cho họ, bạn cần đến gặp trực tiếp vị khách hàng và tìm hiểu người này nhiều hơn, chứ không chỉ nhu cầu mua hàng của họ. Sở thích của họ là gì? Khả năng cân bằng giữa công việc và cuộc sống của họ như thế nào? Hãy tỏ ra hiếu kỳ và quan tâm đến những gì họ chia sẻ.
4. Khách hàng quan tâm đến danh tiếng, hãy giới thiệu về những khách hàng VIP của bạn
Danh tiếng của bạn với các khách hàng khác có thể mang đến hoặc phá vỡ một số đơn hàng. Khi Jeff Pedowitz – Chủ tịch kiêm CEO của The Pedowitz Group, một công ty đại diện trong lĩnh vực tiếp thị có trụ sở đặt tại Atlanta Ga., bắt đầu cung cấp các dịch vụ của mình cho các công ty lớn hơn, ông nhận ra tầm quan trọng của các khách hàng có uy tín và nổi tiếng đối với việc phát triển công việc kinh doanh mới của ông. Việc nhắc đến các khách hàng VIP như Google hay Intel có thể giúp ông ký được hợp đồng mới. Pedowitz cho biết, “Nếu tôi nói chuyện với vị giám đốc marketing (CMO) của Dell, tôi biết anh ta sẽ muốn biết công ty tôi có từng làm việc với các công ty công nghệ có quy mô quốc tế nào khác hay chưa. Nếu chúng tôi chỉ làm việc với các công ty nhỏ lẻ, xác suất tôi lấy được hợp đồng này sẽ giảm đi rất nhiều.” Lời chứng thực và giới thiệu từ các khách hàng danh tiếng cũng rất có giá trị.
5. Khách hàng quan tâm đến việc bảo hành, hãy làm nổi bật dịch vụ tuyệt vời của bạn
Điều quan trọng nhất đối với một số khách hàng là tốc độ và chất lượng dịch vụ. Nếu các khách hàng tiềm năng hỏi nhiều về chính sách bảo hành thì nhiều khả năng là họ rất quan tâm đến chuyện gì sẽ xảy ra sau khi họ mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Đây là dấu hiệu cho thấy việc đảm bảo thời gian phản hồi nhanh chóng cực kỳ quan trọng. Khi Christian Burris thành lập công ty Matrix Medical Billing tại Mesa, Ariz vào năm 2007, anh chỉ tập trung vào tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Tuy nhiên, sáu tháng sau, anh nhận thấy thường thì khách hàng quan tâm nhiều nhất đến thời gian phản hồi nhanh chóng. Anh nói, “Khi tiếp tục làm việc với nhiều khách hàng khác nhau, tôi nhận thấy điều quan trọng là họ phải liên lạc được với chúng tôi.” Kết quả là Burris đưa ra một chính sách đảm bảo các khách hàng sẽ nhận được phản hồi trong vòng hai giờ sau khi đưa ra một yêu cầu.
6. Khách hàng mất kiên nhẫn, hãy sớm hoàn thành giao dịch
Hãy quan sát các dấu hiệu đến từ khách hàng để biết được họ có muốn hành động nhanh gọn không. Nếu nhận thấy họ thiếu kiên nhẫn khi bạn đặt câu hỏi, thì đây là lúc bạn nên rút ngắn thời gian. Việc hoàn thành giao dịch nhanh chóng đặc biệt hiệu quả đối với những khách hàng về một vài loại sản phẩm và dịch vụ nào đó. Dudley cho biết, chẳng hạn như trong những giao dịch về bảo hiểm hoặc dịch vụ tài chính, một số khách hàng có thể rất muốn kết thúc giao dịch nhanh chóng. Anh bổ sung thêm là nếu bạn mất quá nhiều thời gian đề hoàn thành hợp đồng thì khách hàng sẽ cho là bạn thiếu tự tin và làm lãng phí thời gian của họ.
Bạn đang gặp phải nhiều khó khăn trong vấn đề bán hàng như không tự tin giao tiếp với khách hàng, không làm chủ được cảm xúc, hoặc rất tự tin nhưng không điều giọng nói, không biết cách truyền đạt tình cảm để thuyết phục khách hàng tốt hơn, Hoặc không biết cách xử lý từ chối của khách hàng để chốt sales hiệu quả hơn. Hãy tham gia khóa học kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để cải thiện kỹ năng – hạnh phúc – thành công trong cuộc sống.
Nguồn: kynang
21 tuyệt chiêu trong cách tư vấn khách hàng đạt hiệu quả tốt nhất
Việc đào tạo nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách cách tư vấn khách hàng đạt hiệu quả nhất luôn là quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Chính bởi vậy, trong bài dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các nhà quản trị 21 tuyệt chiêu để tư vấn khách hàng hiệu quả nhất.
Nội dung bài viết
1. Khách hàng là ai? Khách hàng muốn gì?
2. Lợi ích cuối cùng thuộc về khách hàng
3. Kỹ năng giao tiếp sẽ quyết định tất cả
4. Tránh sử dụng ngôn từ công ty
5. Sử dụng giọng nói của kinh nghiệm và sự hiểu biết
6. Đảm bảo nó có ý nghĩa với các khách hàng
7. Đảm bảo tính đáng nhớ
8. Có sự khơi màn hợp lý
9. Bạn chỉ có thể bán được hàng khi bạn có thể tự thuyết phục mình mua hàng
10. Tạo sức ép lên khách hàng một cách khéo léo
11. Hiểu khách hàng
12. Chuẩn bị và luyện tập bài diễn thuyết thật thu hút và thuyết phục
13. Tư vấn bán hàng với thái độ niềm nở, nhiệt tình
14. Trả lời trực tiếp các thắc mắc của khách hàng một cách rõ ràng
15. Hãy nghĩ rằng bạn luôn luôn có thể tốt hơn
16. Biết được sự khác biệt giữa lợi ích và đặc trưng
17. Sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ nhưng biết kiểm soát
18. Tránh sử dụng những biệt ngữ (từ ngữ khó hiểu)
19. Cố gắng truyền đạt những lợi ích của sản phẩm đến khách hàng một cách ngắn gọn
20. Nhấn mạnh những điều đặc biệt của công ty bạn
21. Trình bày những lợi ích của sản phẩm một cách cụ thể
Để có thể tư vấn khách hàng hiệu quả nhà quản trị cần xác định được một số vấn đề và định hướng cho bộ phận Chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp
1. Khách hàng là ai? Khách hàng muốn gì?
Rõ ràng là bạn sẽ không thể có cách thuyết phục khách hàng nếu như không biết được họ là ai và họ muốn gì. Thử tưởng tượng trong một cuộc giao tiếp mà bạn chỉ thao thao bất tuyệt, tôi là A, tôi muốn B, bạn nên làm C, bạn đừng làm D… sẽ chẳng có một khách hàng nào đủ kiên nhẫn để nghe hết từ A đến Z cả! Và càng tệ hơn nữa là trong khi bạn có thể nói “tất tần tật” về bản thân thì lại “quên” đi khách hàng của bạn là ai, thậm chỉ gọi nhầm tên, địa chỉ của họ.
Nếu cuộc giao tiếp thật sự “rơi” vào tình huống này thì kết quả có lẽ bạn đã thấy trước… Vậy nên, kỹ năng thuyết phục khách hàng trước hết nên là kỹ năng ghi nhớ, ghi nhớ tất cả những thông tin của khách hàng, càng nhiều càng tốt! (tất nhiên chỉ là những thông tin cần thiết liên quan đến quá trình thương thảo)
Tiếp theo, điều quan trọng hơn nữa là sau khi bạn biết họ là ai, bạn phải biết khách hàng của bạn muốn gì. Kinh doanh hiện đại đã chỉ ra rằng muốn thành công bạn phải “bán cái khách hàng cần chứ không phải cái bạn sản xuất”. Và vì vậy, biết khách hàng muốn gì là điều kiện tiên quyết để có thể “đánh đúng tâm lí” và thuyết phục họ.
Hiểu khách hàng để tư vấn khách hàng hiệu quả nhất2. Lợi ích cuối cùng thuộc về khách hàng
Biết được khách hàng muốn gì thì kỹ năng tiếp theo bạn nên có đó là biết cách hướng cuộc hội thoại về kết quả: lợi ích cuối cùng thuộc về khách hàng. Trong một quyển sách nghiên cứu về văn hóa kinh doanh của các nước trên thế giới, tác giả Richard R. Gesteland đã nhấn mạnh rằng ở Nhật Bản (một trong những nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới), khái niệm “Customer is King” (khách hàng là vua) đang dần được thay thế bằng khái niệm “Customer is God” (khách hàng là thượng đế) để nói lên tầm quan trọng của khách hàng trong đời sống kinh doanh.
Vậy nên, trong tổng hòa cuộc giao tiếp, hãy để khách hàng “hiểu” rằng sử dụng dịch vụ hay sản phẩm của bạn sẽ mang lại lợi ích cao nhất cho họ, sẽ không thể có nơi thứ 2 có dịch vụ hoặc giá tốt hơn. Tóm lại, khách hàng phải cảm nhận được “lợi ích tuyệt đối” trong suốt cuộc thương thảo.
3. Kỹ năng giao tiếp sẽ quyết định tất cả
Sẽ không quá khi nói rằng kỹ năng giao tiếp sẽ quyết định việc thuyết phục khách hàng của bạn. Các “thủ thuật” về ánh mắt, cách chào hỏi, cách bắt tay, cách mỉm cười, cách nói chuyện… sẽ “ghi dấu” hình ảnh của bạn trong mắt khách hàng. Một ánh mắt thân thiện, một nụ cười “vừa phải” sẽ làm bạn đẹp hơn rất nhiều trong mắt người đối diện.
Mỗi nhân viên tư vấn khách hàng đều cần có kỹ năng giao tiếp tốt
Dáng điệu của bạn cũng nên để lại sự tự tin cần thiết để khách hàng có đủ niềm tin vào những điều bạn nói. Ngoài ra, những kỹ năng giao tiếp khác cũng cần được chú trọng, bởi vì bạn không nên (và không được phép) để lại bất kì một sai sót nào trong quá trình tiếp xúc. Bởi lẽ, một khi những “ấn tượng ban đầu” này tốt đẹp thì xem như bạn đã thành công một nửa, còn ngược lại, có lẽ sẽ rất khó khăn cho cuộc thương thảo của bạn.
4. Tránh sử dụng ngôn từ công ty
Thật đáng tiếc, điều này có thể khiến các nhân viên bán hàng dành những quãng thời gian quý báu của họ vào việc nỗ lực xác định và giải thích bản thân nội dung thông điệp mà không diễn tả được giá trị kinh doanh tới các khách hàng.
Thay vào đó, bạn cần phải kể một câu chuyện khai phá các thách thức kinh doanh và phương pháp của công ty bạn để giải quyết những vấn đề đó. Khi nó bắt đầu trở nên thích hợp trong cuộc thảo luận, bạn sẽ phác họa nó trong các cụm từ viết tắt và kết nối nó giữa những bức tranh và các giải pháp. Tiếp theo, hãy biểu lộ rằng: “Tại công ty XYZ, chúng tôi gọi đó là….”.
5. Sử dụng giọng nói của kinh nghiệm và sự hiểu biết
Bạn sẽ khó có thể tạo dựng được những cuộc hội thoại ý nghĩa với khách hàng nếu không nắm rõ nhiều thông tin về họ. Thật tuyệt vời nếu bạn chia sẻ được với các khách hàng các thông tin riêng tư thân cẩn.
Bên cạnh đó, bạn cần ăn khớp rõ ràng với những gì mà CEO của công ty mong đợi ở bạn. Để được như vậy, vai trò của bạn sẽ như một nhà chiến lược và khích lệ trong hội thoại với khách hàng. Hơn tất cả, bạn cần làm chủ cuộc trò chuyện, ra được những quyết định thích hợp nhất và đảm bảo rằng các khách hàng luôn cảm thấy thích thú với những thông tin, kết luận của bạn.
Sự hiểu biết giúp khách hàng tin tưởng nhân viên tư vấn hơn
6. Đảm bảo nó có ý nghĩa với các khách hàng
Có hai đề xuất ở đây. Thứ nhất, bạn hãy giữ các luận điểm được ngắn gọn và có mục tiêu rõ ràng – ví dụ, “Chúng tôi nỗ lực để giải quyết ba thách thức kinh doanh then chốt” – nhằm giúp đỡ các khách hàng của bạn hình dung được một bức tranh tổng thể nhất.
Bạn cần nhớ rằng rất có thể các khách hàng sẽ phải mang câu truyện của bạn tới đồng nghiệp hay người thân của họ trước khi ra quyết định mua sắm. Vì vậy, việc giữ những luận điểm được đơn giản để các khách hàng sau đó có thể thuật lại với những người khác xung quanh luôn thật tuyệt vời để thúc đẩy doanh số bán hàng.
Thứ hai, bạn hãy sử dụng các ví dụ minh hoạ. Hội thoại với khách hàng là cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy và bộc lộ những dữ liệu nghiên cứu về các câu truyện kinh doanh thành công của công ty bạn theo cách thức mang tính cá nhân nhiều hơn. Thậm chí nếu bạn không thể sử dụng các tên công ty riêng biệt, bạn hãy trích dẫn các tình huống nơi mà công ty bạn có thể minh hoạ nên một bức tranh thành công nhất.
7. Đảm bảo tính đáng nhớ
Kỹ thuật bán hàng có thể rất phức tạp. Tất cả chúng ta phải biết cách tạo dựng ấn tượng thông qua lời ăn tiếng nói của mình. Và để xây dựng một cuộc nói chuyện thụ vị với khách hàng, trước tiên bạn phải xác định rõ những gì tương thích nhất.
Gây ấn tượng với khách hàng để xây dựng được cuộc nói chuyện thú vị
Sẽ rất quan trọng với việc nắm vững các quy tắc diễn thuyết cơ bản. Hãy đảm bảo câu văn ngắn gọn và các kỹ thuật khích lệ hợp lý, chẳng hạn như nghệ thuật lặp lại âm đầu và luyến âm để xây dựng ý nghĩa lời nói. Tránh những thuật ngữ, câu nói hay các viết tắt dài dòng mà các khách hàng cần hỏi thêm để có thể hiểu rõ.
8. Có sự khơi màn hợp lý
Hãy xây dựng những cuộc hội thoại giới thiệu đầy ý nghĩa với khách hàng như một bước đi đầu tên trong chuỗi các hành động bán hàng theo một cách thứ logic và có trọng điểm. Mỗi sự trao đổi nên có điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng. Và bạn cần hiểu rõ mục tiêu của từng cuộc nói chuyện với khách hàng cùng những hành động thích hợp sau đó.
Bằng việc xây dựng một con đường đi đúng hướng, trên cương vị nhân viên bán hàng, bạn đang đảm bảo rằng các chương trình và chiến lược tiếp thị kinh doanh của công ty luôn thích hợp nhất với phương pháp bán hàng.
Có thể thấy, một nhân viên bán hàng giỏi là một nhân viên luôn biết cách xây dựng được những cuộc hội thảo đầy ý nghĩa và có mục tiêu với các khách hàng. Nhưng đề thực sự thành công, bạn cần phải quan tâm thấu đáo tới tất cả các nhu cầu của công ty cũng như của khách hàng, làm sao để hai nhu cầu này hài hoà với nhau.
9. Bạn chỉ có thể bán được hàng khi bạn có thể tự thuyết phục mình mua hàng
Nếu bạn không tự bán được hàng cho chính mình, thì nhiều khả năng, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc bán sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng.
10. Tạo sức ép lên khách hàng một cách khéo léo
Đôi khi, việc tạo ra sức ép cho khách hàng cũng là một điều tốt, bởi vì điều đó sẽ giúp khách hàng thực sự nghiêm túc cân nhắc lựa chọn của họ. Bạn có thể nói với các khách hàng tiềm năng rằng đối thủ của họ cũng đang thương lượng mua hàng của bạn. Tuy nhiên chỉ nên đề cập đến điều này một lần như một sự vô tình chứ không nên nhấn mạnh và nhắc lại nhiều lần sẽ dễ làm khách hàng cảm thấy khó chịu và chắc chắn là khi họ cảm thấy không thoải mái, họ sẽ không bao giờ mua hàng của bạn.
11. Hiểu khách hàng
Hãy tìm hiểu kĩ về khách hàng tiềm năng của công ty bạn, khách hàng tiềm năng về nhóm sản phẩm và dịch vụ, nắm được yêu cầu và mong muốn của họ khách hàng.
Thấu hiểu khách hàng để tư vấn khách hàng hiệu quả
12. Chuẩn bị và luyện tập bài diễn thuyết thật thu hút và thuyết phục
Hãy lên danh sách những điều mà bạn cần nói với khách hàng, hãy chuẩn bị sao cho những điều bạn nói phải thật thuyết phục, sau đó hãy luyện tập và ghi nhớ. Luyện tập nhiều lần 1 mình và với các đồng nghiệp khác.
13. Tư vấn bán hàng với thái độ niềm nở, nhiệt tình
Bí quyết tư vấn bán hàng hiệu quả là hãy cố gắng tạo không khí vui vẻ, dễ chịu, và cảm giác thoải mái cho người nghe, tránh tạo cảm giác gò bó và kiểu cách.
14. Trả lời trực tiếp các thắc mắc của khách hàng một cách rõ ràng
Khi nhận được câu hỏi từ phía khách hàng, bạn hãy trả lời một cách thẳng thắn và cụ thể, nếu bạn không trả lời thì uy tín của bạn sẽ giảm và điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến cơ hội bán hàng của bạn. Và để trả lời thật lưu loát, bạn phải thật sự hiểu về sản phẩm và dịch vụ của bạn đang bán.
15. Hãy nghĩ rằng bạn luôn luôn có thể tốt hơn
Bán hàng là một nghệ thuật, không phải là một môn khoa học. Điều này nghĩa là nó không bao giờ hoàn hảo và luôn luôn có thể cải thiện được.Tóm lại, bán hàng là một chức năng quan trọng không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp, nó đồng thời là một môn nghệ thuật thực thụ, đòi hỏi bạn cần trau dồi kỹ năng hàng ngày. Với những lời khuyên trên, bạn hoàn toàn có thể tự tin tiếp xúc với khách hàng và tin tưởng vào khả năng tăng doanh số bán hàng của mình.
Luôn hoàn thiện bản thân để trở thành nhân viên tư vấn tốt nhất16. Biết được sự khác biệt giữa lợi ích và đặc trưng
Đặc trưng là cái mà một sản phẩm hoặc dịch vụ “có” hoặc “làm được”. Lợi ích là việc sản phẩm hoặc dịch vụ có ý nghĩa như thế nào đến người tiêu dùng.
Sai : “ Chiếc xe có thiết kế mui xe an toàn” (chức năng)
Đúng: “Chiếc xe này bảo vệ gia đình của anh/chị” (lợi ích)
17. Sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ nhưng biết kiểm soát
Khách hàng sẽ ghi nhớ những lợi ích từ sản phẩm lâu hơn và dễ dàng hơn nếu như nó được thể hiện 1 cách đơn giản, dễ hiểu, từ ngữ mạnh mẽ mà có thể gợi lên cảm xúc của khách hàng.
Sai: “Chiếc mui xe này cung cấp sự an toàn nếu như có tai nạn”
Đúng: “Lỡ như có gặp tai nan xáy ra, thì anh/chị sẽ được bản vệ an toàn bởi thiết kế mui xe này”
18. Tránh sử dụng những biệt ngữ (từ ngữ khó hiểu)
Đừng sử dụng những lời nói chào mời rập khuôn hoặc những từ ngữ quá chuyên môn và khó hiểu
Sai: “ Sự vận hành mạnh mẽ của 80210 protocol !!!!!”
Đúng: “Anh/chị có thể kết nối hầu hết ở khắp mọi nơi”
19. Cố gắng truyền đạt những lợi ích của sản phẩm đến khách hàng một cách ngắn gọn
Hầu hết mọi người chỉ có thể giữ được 2 đến 3 ý nghĩ trong đầu tại cùng 1 thời điểm trong trí nhớ của họ. Một danh sách thật dài những lợi ích sẽ khiến họ cảm thấy bối rối.
Sai: “Sau đây là top 10 lợi ích của việc sử dụng sản phẩm của chúng tôi:…”
Đúng: “Hai điều quan trọng nhất mà anh/chị nên lưu ý là:…”
20. Nhấn mạnh những điều đặc biệt của công ty bạn
Những lợi ích mà mang đặc điểm chung chung đến sản phẩm của bạn có thể thuyết phục khách hàng mua hàng… nhưng điều đó chưa đủ! Hãy tận dụng những ích lợi thật sự khác biệt của công ty bạn để khách hàng có thể nhận thấy được bạn khác gì so với những thương hiệu khác
Sai: “ Phần mềm của chúng tôi giúp công ty anh/chị sản xuất hiệu quả hơn”
Đúng: “ Khách hàng của chúng tôi nói rằng trung bình 30% việc giảm chi phí, thì gấp khoảng 2 lần trung bình của ngành công nghiệp”.
Nói đến những điểm đặc biệt của doanh nghiệp là cách thuyết phục khách hàng hiệu quả21. Trình bày những lợi ích của sản phẩm một cách cụ thể
Khách hàng sẽ phớt lờ những lợi ích mang tính trìu trượng hoặc sử dụng những tính từ, trạng từ gây khó hiểu. Chỉ những gì cụ thể và rõ rang thì mới thuyết phục và làm cho người khác nhớ lâu hơn.
Sai: “Chúng tôi có thể giúp cắt giảm triệt để chi phí hàng tồn kho của anh/chị.”
Đúng: “Chúng tôi giảm chi phí tồn kho xuống gần khoảng 25%”
Toàn bộ những kiến thức trên là một cẩm nang hoàn chỉnh trong cách tư vấn khách hàng mang đến hiệu quả tối ưu nhất, giúp khai thác hiệu quả khách hàng mới và giữ chân được những khách hàng cũ.
ERPViet