GIỮ KHÁT VỌNG - TẠO THÀNH CÔNG

Khát Vọng là Động Lực

GIỮ KHÁT VỌNG - TẠO THÀNH CÔNG

Khát Vọng là Động Lực

SỰ TUẦN HOÀN CỦA BỐN MÙA

Sự luân hồi của vũ trụ - Sự cân bằng của tự nhiên...

THIỀN ĐỊNH SINH RA TRÍ TUỆ

Thực hành thiền định - Bí quyết cho trí tuệ sáng suốt và tâm hồn bình an...

THIỀN ĐỊNH SINH RA TRÍ TUỆ

Thực hành thiền định - Bí quyết cho trí tuệ sáng suốt và tâm hồn bình an...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ thuật bán hàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ thuật bán hàng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 4 tháng 11, 2021

12 Nguyên tắc không thể bỏ qua để bán hàng hiệu quả trên Shopee

Shopee hiện đang là một sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam với mức cạnh tranh gay gắt. Muốn bán hàng hiệu quả, bạn cần phải ghi nhớ 12 nguyên tắc sau:

Nội dung bài viết: 

1. Khách hàng đánh giá tốt là được, những thứ khác có hay không không quan trọng

2. Dù khách hàng đánh giá tốt – xấu, hãy tương tác tích cực – ôn hòa

3. Lượt đánh giá, like và follow quyết định tới mức độ hiển thị sản phẩm trên Shopee

4. Tối ưu tìm kiếm cho từng sản phẩm

5. Điểm đánh giá lớn nhưng cần tự nhiên

6. Mô tả cho sản phẩm càng chi tiết càng tốt

7. Đầu tư cho hình ảnh sản phẩm

8. Đừng chỉ nghĩ bán hàng trên Shopee

9. Đừng chạy đua về giá

10. Kiểm soát kho hàng  

11. Bán các sản phẩm độc đáo

12. Chú ý tới các chương trình Shopee dành cho người bán

12 Nguyên tắc không thể bỏ qua để bán hàng hiệu quả trên Shopee

1. Khách hàng đánh giá tốt là được, những thứ khác có hay không không quan trọng

Khách hàng khi mua hàng trên Shopee thường có thói quen tìm kiếm và vào các shop có lượt đánh giá cao để mua hàng.
Khi bạn chưa có đủ tự tin trong việc lựa chọn sản phẩm, bạn nhờ đến tư vấn của người khác và khách hàng mua cũng vậy. Họ sẽ nhờ tới các bằng chứng xã hội: các bình luận, đánh giá của khách hàng mua trước đó để đi đến quết định cuối cùng.
Đây cũng là kinh nghiệm bán hàng trên Shopee hay cả các sàn thương mại điện tử khác mà bạn cần nhớ rõ.

Khách hàng đánh giá tốt là được, những thứ khác có hay không không quan trọng

2. Dù khách hàng đánh giá tốt – xấu, hãy tương tác tích cực – ôn hòa

Khách hàng khen sản phẩm thì vào cảm ơn. Khách hàng chê giao hàng chậm thì vào xin lôi. Nếu khách hàng phản ánh sản phẩm không được như mong đợi thì vào xin lỗi, phản hồi và hỏi xem khách hàng có muốn đổi trả hàng miễn phí không….
Thái độ của bạn chính là thước đo quan trọng nhất để khách hàng đánh giá có nên mua hàng hay không.

3. Lượt đánh giá, like và follow quyết định tới mức độ hiển thị sản phẩm trên Shopee

Sau mỗi đơn hàng thành công, khách hàng có quyền để lại một đánh giá hay nhận xét về sản phẩm – dịch vụ của bạn. Vậy nên, bạn có thể chủ động hỏi thăm khách hàng, đem tới cho họ sự hài lòng cao nhất, nhờ khách hàng này vote 5 sao cho bạn và đưa ra các nhận xét tích cực cho gian hàng của bạn.
Nếu tỷ lệ đánh giá tốt cao, bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi:
Tăng khả năng hiển thị sản phẩm trên trang chủ.
Tăng khả năng hiển thị sản phẩm trong tìm kiếm.
Nhận được nhiều ưu đãi khi tham gia vào các chương trình khuyến mãi của Shopee.

Lượt đánh giá, like và follow quyết định tới mức độ hiển thị sản phẩm trên Shopee

4. Tối ưu tìm kiếm cho từng sản phẩm

Khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm trên Shopee, các sản phẩm được hiện ra không phải là ngẫu nhiên mà được sắp xếp theo các quy ước của Shopee. Shopee sử dụng các thuật toán để đánh giá các Shop. Shop nào được đánh giá cao sẽ được ưu tiên hiển thị.
Các tiêu chí đánh giá:
Tốc độ xử lý đơn hàng.
Tỉ lệ hủy đơn hàng do người bán.
Tỉ lệ giao hàng, giao thiếu.
Tỉ lệ vi phạm chất lượng sản phẩm.
Điểm đánh giá từ khách hàng.

Tối ưu tìm kiếm cho từng sản phẩm

5. Điểm đánh giá lớn nhưng cần tự nhiên

Nghi ngờ là một trong các đặc tính của con người. Khi vào gian hàng mà chỉ có những đánh giá tích cực nhưng cụt lủn, sẽ không đem lại niềm tin cho khách hàng. Thế nên, hãy cố gắng kích thích khách hàng đánh giá, càng chi tiết càng tốt. Các đánh giá nên thể hiện được sản phẩm – dịch vụ của bạn tốt, vận chuyển nhanh…

6. Mô tả cho sản phẩm càng chi tiết càng tốt

Mô tả của sản phẩm cần chi tiết; cung cấp cho khách hàng các thông tin liên quan tới lợi ích, cách sử dụng sản phẩm, chính sách bảo hành, đổi trả… Khi khách hàng đã biết sản phẩm của bạn thỏa mãn được các nhu cầu của họ, họ sẽ sẵn sàng đặt hàng và tỷ lệ đơn hoàn sẽ giảm xuống.
Nên viết mô tả sản phẩm dưới dạng chuẩn SEO. Khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm của bạn trên google, bạn sẽ dễ dàng lọt top hơn đối thủ cạnh tranh.

Mô tả cho sản phẩm càng chi tiết càng tốt

7. Đầu tư cho hình ảnh sản phẩm

Khi bạn bán hàng trên Shopee, khách hàng sẽ không thể cầm nắm hay sờ trực tiếp để cảm nhận. Vì vậy, hình ảnh chính là yếu tố kích thích khách hàng khi muốn mua hàng. Bạn cần đầu tư nhiều hơn cho hình ảnh, chụp đầy đủ các góc, từ chi tiết tới tổng quan.
Như vậy, khách hàng sẽ dễ dàng hình dung ra được sản phẩm của bạn. đây sẽ là một điểm nhấn giúp thu hút khách hàng của bạn hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Đầu tư cho hình ảnh sản phẩm

8. Đừng chỉ nghĩ bán hàng trên Shopee

Nếu khách hàng đã muốn mua một sản phẩm, họ đâu phải chỉ có thể tìm kiếm trên Shopee. Họ có thể mua qua nhiều kênh khác: website, cửa hàng, facebook hay các sàn thương mại điện tử khác…
Thế nên, bạn có thể mở rộng kênh bán của mình.

Đừng chỉ nghĩ bán hàng trên Shopee

9. Đừng chạy đua về giá

Đừng bao giờ nghĩ về việc xây dựng nền tảng cạnh tranh dựa trên giá. Giá chỉ là một trong các yếu tố ảnh hưởng, bạn nên tập trung vào việc trả lời tất cả các tin nhắn của khách hàng, đầu tư cho nội dung và sản phẩm; xây dựng thương hiệu của bạn lớn mạnh và lâu dài.

Đừng chạy đua về giá

10. Kiểm soát kho hàng  

Đầu tiên, cần kiểm soát hàng tồn kho của bạn, tránh tình trạng hết hàng hay bị động về đơn hàng.
Khi hết hàng, bạn sẽ phải hủy đơn hàng với khách hàng của bạn. Nếu tỷ lệ hủy đơn này cao (>10%) sẽ bị sao quả tạ của Shopee chiếu và bị hạn chế nhiều lợi ích khi bán hàng trên đây.
Đó là chưa kể xuất hiện tình trạng phá giá, thay đổi nhu cầu và nhận thức của khách hàng, nhất là hiện nay, Shopee cũng có các chính sách quản lý tình trạng này.

Kiểm soát kho hàng

11. Bán các sản phẩm độc đáo

Nếu bạn bán các sản phẩm đại trà, cần xây dựng các giá trị khác biệt cho chính sản phẩm của bạn: thêm giá trị giă tăng cho nó. Thực tế vẫn là một sản phẩm cũ nhưng được bạn thay đổi tên gọi hay bề ngoài, khiến nó khác biệt hơn.

Bán các sản phẩm độc đáo

12. Chú ý tới các chương trình Shopee dành cho người bán

Shopee luôn có rất nhiều các chương trình dành cho người bán – kênh marketing. Khi tham gia các chương trình này sẽ giúp bạn thu hút được lượng tương tác, lượng follow lớn cho tài khoản Shopee của mình.

Chú ý tới các chương trình Shopee dành cho người bán



Nguồn: Plus24h

Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2021

Nắm bắt tâm lý khách hàng, hiểu và chốt bán hàng hiệu quả

Trong tiếp thị bán hàng, ai hiểu tâm lý khách hàng hơn, người đó thắng. Hiểu tâm lý khách hàng để lựa chọn đặc điểm phù hợp nhất của sản phẩm nhằm gây chú ý đến họ.”

“Hãy thôi bàn luận về các sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn. Người ta không màng đến sản phẩm hay dịch vụ đâu. Họ chỉ quan tâm đến chính họ thôi. ”

Vậy làm thế nào để hiểu được khách hàng muốn gì và nhu cầu thực sự của họ là gì đây là một bí quyết mà các saler cần nghiên cứu thật kỹ.

NẮM BẮT TÂM LÝ KHÁCH HÀNG, HIỂU VÀ CHỐT BÁN HÀNG HIỆU QUẢ

Hiểu khách hàng và nhu cầu của họ. Đặt câu hỏi và lắng nghe để hiểu được nhu cầu thực sự của họ. 

Bán để trợ giúp khách hàng, không bán vì tiền

Bạn muốn trợ giúp cho khách hàng thì bạn phải hiểu nhu cầu của họ. Bạn phải nắm được nhu cầu và đáp ứng đúng nhu cầu đó của khách hàng, từ đó sẽ tạo ra doanh số cho bạn. Vì vậy đừng chỉ chăm chăm vào các áp lực doanh số bạn cần phải hoàn thành mà hãy bán hàng bằng cả cái tâm của bạn vì đây là sự phát triển bền vững trong sự nghiệp bán hàng của bạn.

Bạn cần phải thường xuyên tự phân tích, xác định bạn mong muốn đạt được điều gì trong ngắn hạn và dài hạn của sự nghiệp sales của mình. Điều này giúp bạn biết được rằng tại mỗi thời điểm khác nhau bạn cần củng cố điều gì cho bản thân.

Điều tối quan trọng khi trở thành một người bán hàng thành công thì việc đầu tiên bạn phải tin tưởng vào công ty, sản phẩm và dịch vụ của bạn, nếu bạn không tin thì khách hàng của bạn cũng vậy. Nếu bạn có lòng tin vào sản phẩm bạn đang bán thì sự tự tin đó sẽ thể hiện ra ngoài, truyền sự tự tin đó cho khách hàng của bạn.

Dưới đây là sáu nghệ thuật chốt đơn hàng bằng cách tập trung vào hiểu và nắm bắt tâm lý thật sự khiến khách hàng tiềm năng của bạn quyết định mua hàng:

1. Khách hàng quan tâm đến chi tiết, hãy giới thiệu sinh động, thuyết phục các tính năng của sản phẩm:

Khách hàng quan tâm đến chi tiết, hãy giới thiệu sinh động, thuyết phục các tính năng của sản phẩm:

Dudley cho rằng đôi khi khách hàng chỉ muốn biết đầy đủ thông tin và có thể bỏ đi nếu bạn hỏi quá nhiều về nhu cầu của họ thay vì cung cấp thông tin. Các khách hàng này biết rất nhiều thông tin, họ nghiên cứu kỹ những sản phẩm và dịch vụ cũng như những đối thủ của bạn. Vì vậy, bạn hãy chú ý những dấu hiệu từ họ. Nếu văn phòng của khách hàng treo đầy biểu đồ dữ liệu hoặc họ hỏi về các kết quả đo lường được thì nhiều khả năng là vị khách này đặc biệt hứng thú với các chi tiết sản phẩm hoặc dịch vụ, hơn là tạo mối quan hệ với bạn.

2. Khách hàng không biết mình cần gì, bạn hãy là nhà tư vấn tận tâm

Một số khách hàng không biết chính xác họ đang muốn tìm thứ gì. Carrie Chitsey đã phát hiện ra điều này không lâu sau khi cô thành lập 3seventy – một công ty quản lý thông tin quan hệ khách hàng về điện thoại di động có trụ sở tại Austin Texas năm 2008. Ban đầu, Chitsey tập trung vào việc bán sản phẩm công nghệ của công ty, nhưng sau 8 tháng điều hành kinh doanh, cô nhận ra rằng các khách hàng thường không biết họ cần gì. Dudley cho biết những khách hàng tiềm năng này cần được hướng dẫn nhiều hơn, đặc biệt trong những vấn đề liên quan đến công nghệ và các sản phẩm khác mà họ không thông thạo. Hiện nay, thay vì tập trung vào một sản phẩm cụ thể, công ty của Chitsey tập trung vào việc tư vấn và phát triển những nền tảng dịch vụ cho khách hàng. Chitsey cho biết thêm, “Trước đây chúng tôi chỉ đơn giản là bán hàng công nghệ, nhưng nay chúng tôi chuyển sang tập trung nhiều hơn vào việc phân tích nhu cầu của khách.”

3. Khách hàng chú trọng vào mối quan hệ, hãy sớm thiết lập mối liên kết cá nhân với họ.

Một số khách hàng không chỉ quan tâm đến giao dịch hiện tại. Điều quan trọng nhất đối với họ là sự kết nối lâu dài thiết lập mà bạn thiết lập. Mối liên hệ này mang lại rất nhiều lợi ích cho các giao dịch trong tương lai, nhưng điều này cũng có nghĩa là bạn cần đến các kỹ năng giao tiếp giỏi và dành nhiều thời gian để tìm hiểu từng khách hàng một trước khi chốt giao dịch. Dudley cho rằng khách hàng kiểu này chú trọng vào cách thức thể hiện sự quan tâm của bạn. Để chứng tỏ mình sẵn sàng dành thời gian cho họ, bạn cần đến gặp trực tiếp vị khách hàng và tìm hiểu người này nhiều hơn, chứ không chỉ nhu cầu mua hàng của họ. Sở thích của họ là gì? Khả năng cân bằng giữa công việc và cuộc sống của họ như thế nào? Hãy tỏ ra hiếu kỳ và quan tâm đến những gì họ chia sẻ.

4. Khách hàng quan tâm đến danh tiếng, hãy giới thiệu về những khách hàng VIP của bạn

Danh tiếng của bạn với các khách hàng khác có thể mang đến hoặc phá vỡ một số đơn hàng. Khi Jeff Pedowitz – Chủ tịch kiêm CEO của The Pedowitz Group, một công ty đại diện trong lĩnh vực tiếp thị có trụ sở đặt tại Atlanta Ga., bắt đầu cung cấp các dịch vụ của mình cho các công ty lớn hơn, ông nhận ra tầm quan trọng của các khách hàng có uy tín và nổi tiếng đối với việc phát triển công việc kinh doanh mới của ông. Việc nhắc đến các khách hàng VIP như Google hay Intel có thể giúp ông ký được hợp đồng mới. Pedowitz cho biết, “Nếu tôi nói chuyện với vị giám đốc marketing (CMO) của Dell, tôi biết anh ta sẽ muốn biết công ty tôi có từng làm việc với các công ty công nghệ có quy mô quốc tế nào khác hay chưa. Nếu chúng tôi chỉ làm việc với các công ty nhỏ lẻ, xác suất tôi lấy được hợp đồng này sẽ giảm đi rất nhiều.” Lời chứng thực và giới thiệu từ các khách hàng danh tiếng cũng rất có giá trị.

5. Khách hàng quan tâm đến việc bảo hành, hãy làm nổi bật dịch vụ tuyệt vời của bạn

Điều quan trọng nhất đối với một số khách hàng là tốc độ và chất lượng dịch vụ. Nếu các khách hàng tiềm năng hỏi nhiều về chính sách bảo hành thì nhiều khả năng là họ rất quan tâm đến chuyện gì sẽ xảy ra sau khi họ mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Đây là dấu hiệu cho thấy việc đảm bảo thời gian phản hồi nhanh chóng cực kỳ quan trọng. Khi Christian Burris thành lập công ty Matrix Medical Billing tại Mesa, Ariz vào năm 2007, anh chỉ tập trung vào tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Tuy nhiên, sáu tháng sau, anh nhận thấy thường thì khách hàng quan tâm nhiều nhất đến thời gian phản hồi nhanh chóng. Anh nói, “Khi tiếp tục làm việc với nhiều khách hàng khác nhau, tôi nhận thấy điều quan trọng là họ phải liên lạc được với chúng tôi.” Kết quả là Burris đưa ra một chính sách đảm bảo các khách hàng sẽ nhận được phản hồi trong vòng hai giờ sau khi đưa ra một yêu cầu.

6. Khách hàng mất kiên nhẫn, hãy sớm hoàn thành giao dịch

Hãy quan sát các dấu hiệu đến từ khách hàng để biết được họ có muốn hành động nhanh gọn không. Nếu nhận thấy họ thiếu kiên nhẫn khi bạn đặt câu hỏi, thì đây là lúc bạn nên rút ngắn thời gian. Việc hoàn thành giao dịch nhanh chóng đặc biệt hiệu quả đối với những khách hàng về một vài loại sản phẩm và dịch vụ nào đó. Dudley cho biết, chẳng hạn như trong những giao dịch về bảo hiểm hoặc dịch vụ tài chính, một số khách hàng có thể rất muốn kết thúc giao dịch nhanh chóng. Anh bổ sung thêm là nếu bạn mất quá nhiều thời gian đề hoàn thành hợp đồng thì khách hàng sẽ cho là bạn thiếu tự tin và làm lãng phí thời gian của họ.

Bạn đang gặp phải nhiều khó khăn trong vấn đề bán hàng như không tự tin giao tiếp với khách hàng, không làm chủ được cảm xúc, hoặc rất tự tin nhưng không điều giọng nói, không biết cách truyền đạt tình cảm để thuyết phục khách hàng tốt hơn, Hoặc không biết cách xử lý từ chối của khách hàng để chốt sales hiệu quả hơn. Hãy tham gia khóa học kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để cải thiện kỹ năng – hạnh phúc – thành công trong cuộc sống.


Nguồn: kynang

21 tuyệt chiêu trong cách tư vấn khách hàng đạt hiệu quả tốt nhất

Việc đào tạo nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc khách cách tư vấn khách hàng đạt hiệu quả nhất luôn là quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Chính bởi vậy, trong bài dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các nhà quản trị 21 tuyệt chiêu để tư vấn khách hàng hiệu quả nhất.

Nội dung bài viết

1. Khách hàng là ai? Khách hàng muốn gì?

2. Lợi ích cuối cùng thuộc về khách hàng

3. Kỹ năng giao tiếp sẽ quyết định tất cả

4. Tránh sử dụng ngôn từ công ty

5. Sử dụng giọng nói của kinh nghiệm và sự hiểu biết

6. Đảm bảo nó có ý nghĩa với các khách hàng

7. Đảm bảo tính đáng nhớ

8. Có sự khơi màn hợp lý

9. Bạn chỉ có thể bán được hàng khi bạn có thể tự thuyết phục mình mua hàng

10. Tạo sức ép lên khách hàng một cách khéo léo

11. Hiểu khách hàng

12. Chuẩn bị và luyện tập bài diễn thuyết thật thu hút và thuyết phục

13. Tư vấn bán hàng với thái độ niềm nở, nhiệt tình

14. Trả lời trực tiếp các thắc mắc của khách hàng một cách rõ ràng

15. Hãy nghĩ rằng bạn luôn luôn có thể tốt hơn

16. Biết được sự khác biệt giữa lợi ích và đặc trưng

17. Sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ nhưng biết kiểm soát

18. Tránh sử dụng những biệt ngữ (từ ngữ khó hiểu)

19. Cố gắng truyền đạt những lợi ích của sản phẩm đến khách hàng một cách ngắn gọn

20. Nhấn mạnh những điều đặc biệt của công ty bạn

21. Trình bày những lợi ích của sản phẩm một cách cụ thể

Để có thể tư vấn khách hàng hiệu quả nhà quản trị cần xác định được một số vấn đề và định hướng cho bộ phận Chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp

Tuyệt chiêu tư vấn khách hàng
   Tuyệt chiêu tư vấn khách hàng

1. Khách hàng là ai? Khách hàng muốn gì?

Rõ ràng là bạn sẽ không thể có cách thuyết phục khách hàng nếu như không biết được họ là ai và họ muốn gì. Thử tưởng tượng trong một cuộc giao tiếp mà bạn chỉ thao thao bất tuyệt, tôi là A, tôi muốn B, bạn nên làm C, bạn đừng làm D… sẽ chẳng có một khách hàng nào đủ kiên nhẫn để nghe hết từ A đến Z cả! Và càng tệ hơn nữa là trong khi bạn có thể nói “tất tần tật” về bản thân thì lại “quên” đi khách hàng của bạn là ai, thậm chỉ gọi nhầm tên, địa chỉ của họ.

Nếu cuộc giao tiếp thật sự “rơi” vào tình huống này thì kết quả có lẽ bạn đã thấy trước… Vậy nên, kỹ năng thuyết phục khách hàng trước hết nên là kỹ năng ghi nhớ, ghi nhớ tất cả những thông tin của khách hàng, càng nhiều càng tốt! (tất nhiên chỉ là những thông tin cần thiết liên quan đến quá trình thương thảo)

Tiếp theo, điều quan trọng hơn nữa là sau khi bạn biết họ là ai, bạn phải biết khách hàng của bạn muốn gì. Kinh doanh hiện đại đã chỉ ra rằng muốn thành công bạn phải “bán cái khách hàng cần chứ không phải cái bạn sản xuất”. Và vì vậy, biết khách hàng muốn gì là điều kiện tiên quyết để có thể “đánh đúng tâm lí” và thuyết phục họ.

Hiểu khách hàng để tư vấn khách hàng hiệu quả nhất
Hiểu khách hàng để tư vấn khách hàng hiệu quả nhất                     

2. Lợi ích cuối cùng thuộc về khách hàng

Biết được khách hàng muốn gì thì kỹ năng tiếp theo bạn nên có đó là biết cách hướng cuộc hội thoại về kết quả: lợi ích cuối cùng thuộc về khách hàng. Trong một quyển sách nghiên cứu về văn hóa kinh doanh của các nước trên thế giới, tác giả Richard R. Gesteland đã nhấn mạnh rằng ở Nhật Bản (một trong những nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới), khái niệm “Customer is King” (khách hàng là vua) đang dần được thay thế bằng khái niệm “Customer is God” (khách hàng là thượng đế) để nói lên tầm quan trọng của khách hàng trong đời sống kinh doanh.

Vậy nên, trong tổng hòa cuộc giao tiếp, hãy để khách hàng “hiểu” rằng sử dụng dịch vụ hay sản phẩm của bạn sẽ mang lại lợi ích cao nhất cho họ, sẽ không thể có nơi thứ 2 có dịch vụ hoặc giá tốt hơn. Tóm lại, khách hàng phải cảm nhận được “lợi ích tuyệt đối” trong suốt cuộc thương thảo.

3. Kỹ năng giao tiếp sẽ quyết định tất cả

Sẽ không quá khi nói rằng kỹ năng giao tiếp sẽ quyết định việc thuyết phục khách hàng của bạn. Các “thủ thuật” về ánh mắt, cách chào hỏi, cách bắt tay, cách mỉm cười, cách nói chuyện… sẽ “ghi dấu” hình ảnh của bạn trong mắt khách hàng. Một ánh mắt thân thiện, một nụ cười “vừa phải” sẽ làm bạn đẹp hơn rất nhiều trong mắt người đối diện.

Mỗi nhân viên tư vấn khách hàng đều cần có kỹ năng giao tiếp tốt

Mỗi nhân viên tư vấn khách hàng đều cần có kỹ năng giao tiếp tốt

Dáng điệu của bạn cũng nên để lại sự tự tin cần thiết để khách hàng có đủ niềm tin vào những điều bạn nói. Ngoài ra, những kỹ năng giao tiếp khác cũng cần được chú trọng, bởi vì bạn không nên (và không được phép) để lại bất kì một sai sót nào trong quá trình tiếp xúc. Bởi lẽ, một khi những “ấn tượng ban đầu” này tốt đẹp thì xem như bạn đã thành công một nửa, còn ngược lại, có lẽ sẽ rất khó khăn cho cuộc thương thảo của bạn.

4. Tránh sử dụng ngôn từ công ty

Thật đáng tiếc, điều này có thể khiến các nhân viên bán hàng dành những quãng thời gian quý báu của họ vào việc nỗ lực xác định và giải thích bản thân nội dung thông điệp mà không diễn tả được giá trị kinh doanh tới các khách hàng.

Thay vào đó, bạn cần phải kể một câu chuyện khai phá các thách thức kinh doanh và phương pháp của công ty bạn để giải quyết những vấn đề đó. Khi nó bắt đầu trở nên thích hợp trong cuộc thảo luận, bạn sẽ phác họa nó trong các cụm từ viết tắt và kết nối nó giữa những bức tranh và các giải pháp. Tiếp theo, hãy biểu lộ rằng: “Tại công ty XYZ, chúng tôi gọi đó là….”.

5. Sử dụng giọng nói của kinh nghiệm và sự hiểu biết

Bạn sẽ khó có thể tạo dựng được những cuộc hội thoại ý nghĩa với khách hàng nếu không nắm rõ nhiều thông tin về họ. Thật tuyệt vời nếu bạn chia sẻ được với các khách hàng các thông tin riêng tư thân cẩn.

Bên cạnh đó, bạn cần ăn khớp rõ ràng với những gì mà CEO của công ty mong đợi ở bạn. Để được như vậy, vai trò của bạn sẽ như một nhà chiến lược và khích lệ trong hội thoại với khách hàng. Hơn tất cả, bạn cần làm chủ cuộc trò chuyện, ra được những quyết định thích hợp nhất và đảm bảo rằng các khách hàng luôn cảm thấy thích thú với những thông tin, kết luận của bạn.

Sự hiểu biết giúp khách hàng tin tưởng nhân viên tư vấn hơn

Sự hiểu biết giúp khách hàng tin tưởng nhân viên tư vấn hơn

6. Đảm bảo nó có ý nghĩa với các khách hàng

Có hai đề xuất ở đây. Thứ nhất, bạn hãy giữ các luận điểm được ngắn gọn và có mục tiêu rõ ràng – ví dụ, “Chúng tôi nỗ lực để giải quyết ba thách thức kinh doanh then chốt” – nhằm giúp đỡ các khách hàng của bạn hình dung được một bức tranh tổng thể nhất.

Bạn cần nhớ rằng rất có thể các khách hàng sẽ phải mang câu truyện của bạn tới đồng nghiệp hay người thân của họ trước khi ra quyết định mua sắm. Vì vậy, việc giữ những luận điểm được đơn giản để các khách hàng sau đó có thể thuật lại với những người khác xung quanh luôn thật tuyệt vời để thúc đẩy doanh số bán hàng.

Thứ hai, bạn hãy sử dụng các ví dụ minh hoạ. Hội thoại với khách hàng là cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy và bộc lộ những dữ liệu nghiên cứu về các câu truyện kinh doanh thành công của công ty bạn theo cách thức mang tính cá nhân nhiều hơn. Thậm chí nếu bạn không thể sử dụng các tên công ty riêng biệt, bạn hãy trích dẫn các tình huống nơi mà công ty bạn có thể minh hoạ nên một bức tranh thành công nhất.

7. Đảm bảo tính đáng nhớ

Kỹ thuật bán hàng có thể rất phức tạp. Tất cả chúng ta phải biết cách tạo dựng ấn tượng thông qua lời ăn tiếng nói của mình. Và để xây dựng một cuộc nói chuyện thụ vị với khách hàng, trước tiên bạn phải xác định rõ những gì tương thích nhất.

Gây ấn tượng với khách hàng để xây dựng được cuộc nói chuyện thú vị

Gây ấn tượng với khách hàng để xây dựng được cuộc nói chuyện thú vị

Sẽ rất quan trọng với việc nắm vững các quy tắc diễn thuyết cơ bản. Hãy đảm bảo câu văn ngắn gọn và các kỹ thuật khích lệ hợp lý, chẳng hạn như nghệ thuật lặp lại âm đầu và luyến âm để xây dựng ý nghĩa lời nói. Tránh những thuật ngữ, câu nói hay các viết tắt dài dòng mà các khách hàng cần hỏi thêm để có thể hiểu rõ.

8. Có sự khơi màn hợp lý

Hãy xây dựng những cuộc hội thoại giới thiệu đầy ý nghĩa với khách hàng như một bước đi đầu tên trong chuỗi các hành động bán hàng theo một cách thứ logic và có trọng điểm. Mỗi sự trao đổi nên có điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng. Và bạn cần hiểu rõ mục tiêu của từng cuộc nói chuyện với khách hàng cùng những hành động thích hợp sau đó.

Bằng việc xây dựng một con đường đi đúng hướng, trên cương vị nhân viên bán hàng, bạn đang đảm bảo rằng các chương trình và chiến lược tiếp thị kinh doanh của công ty luôn thích hợp nhất với phương pháp bán hàng.

Có thể thấy, một nhân viên bán hàng giỏi là một nhân viên luôn biết cách xây dựng được những cuộc hội thảo đầy ý nghĩa và có mục tiêu với các khách hàng. Nhưng đề thực sự thành công, bạn cần phải quan tâm thấu đáo tới tất cả các nhu cầu của công ty cũng như của khách hàng, làm sao để hai nhu cầu này hài hoà với nhau.

9. Bạn chỉ có thể bán được hàng khi bạn có thể tự thuyết phục mình mua hàng

Nếu bạn không tự bán được hàng cho chính mình, thì nhiều khả năng, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc bán sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng.

10. Tạo sức ép lên khách hàng một cách khéo léo

Đôi khi, việc tạo ra sức ép cho khách hàng cũng là một điều tốt, bởi vì điều đó sẽ giúp khách hàng thực sự nghiêm túc cân nhắc lựa chọn của họ. Bạn có thể nói với các khách hàng tiềm năng rằng đối thủ của họ cũng đang thương lượng mua hàng của bạn. Tuy nhiên chỉ nên đề cập đến điều này một lần như một sự vô tình chứ không nên nhấn mạnh và nhắc lại nhiều lần sẽ dễ làm khách hàng cảm thấy khó chịu và chắc chắn là khi họ cảm thấy không thoải mái, họ sẽ không bao giờ mua hàng của bạn.

11. Hiểu khách hàng

Hãy tìm hiểu kĩ về khách hàng tiềm năng của công ty bạn, khách hàng tiềm năng về nhóm sản phẩm và dịch vụ, nắm được yêu cầu và mong muốn của họ khách hàng.

Thấu hiểu khách hàng để tư vấn khách hàng hiệu quả

Thấu hiểu khách hàng để tư vấn khách hàng hiệu quả

12. Chuẩn bị và luyện tập bài diễn thuyết thật thu hút và thuyết phục

Hãy lên danh sách những điều mà bạn cần nói với khách hàng, hãy chuẩn bị sao cho những điều bạn nói phải thật thuyết phục, sau đó hãy luyện tập và ghi nhớ. Luyện tập nhiều lần 1 mình và với các đồng nghiệp khác.

13. Tư vấn bán hàng với thái độ niềm nở, nhiệt tình

Bí quyết tư vấn bán hàng hiệu quả là hãy cố gắng tạo không khí vui vẻ, dễ chịu, và cảm giác thoải mái cho người nghe, tránh tạo cảm giác gò bó và kiểu cách.

14. Trả lời trực tiếp các thắc mắc của khách hàng một cách rõ ràng

Khi nhận được câu hỏi từ phía khách hàng, bạn hãy trả lời một cách thẳng thắn và cụ thể, nếu bạn không trả lời thì uy tín của bạn sẽ giảm và điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến cơ hội bán hàng của bạn. Và để trả lời thật lưu loát, bạn phải thật sự hiểu về sản phẩm và dịch vụ của bạn đang bán.

15. Hãy nghĩ rằng bạn luôn luôn có thể tốt hơn

Bán hàng là một nghệ thuật, không phải là một môn khoa học. Điều này nghĩa là nó không bao giờ hoàn hảo và luôn luôn có thể cải thiện được.Tóm lại, bán hàng là một chức năng quan trọng không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp, nó đồng thời là một môn nghệ thuật thực thụ, đòi hỏi bạn cần trau dồi kỹ năng hàng ngày. Với những lời khuyên trên, bạn hoàn toàn có thể tự tin tiếp xúc với khách hàng và tin tưởng vào khả năng tăng doanh số bán hàng của mình.

Luôn hoàn thiện bản thân để trở thành nhân viên tư vấn tốt nhất
Luôn hoàn thiện bản thân để trở thành nhân viên tư vấn tốt nhất

16. Biết được sự khác biệt giữa lợi ích và đặc trưng

Đặc trưng là cái mà một sản phẩm hoặc dịch vụ “có” hoặc “làm được”. Lợi ích là việc sản phẩm hoặc dịch vụ có ý nghĩa như thế nào đến người tiêu dùng.

Sai : “ Chiếc xe có thiết kế mui xe an toàn” (chức năng)

Đúng: “Chiếc xe này bảo vệ gia đình của anh/chị” (lợi ích)

17. Sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ nhưng biết kiểm soát

Khách hàng sẽ ghi nhớ những lợi ích từ sản phẩm lâu hơn và dễ dàng hơn nếu như nó được thể hiện 1 cách đơn giản, dễ hiểu, từ ngữ mạnh mẽ mà có thể gợi lên cảm xúc của khách hàng.

Sai: “Chiếc mui xe này cung cấp sự an toàn nếu như có tai nạn”

Đúng: “Lỡ như có gặp tai nan xáy ra, thì anh/chị sẽ được bản vệ an toàn bởi thiết kế mui xe này”

18. Tránh sử dụng những biệt ngữ (từ ngữ khó hiểu)

Đừng sử dụng những lời nói chào mời rập khuôn hoặc những từ ngữ quá chuyên môn và khó hiểu

Sai: “ Sự vận hành mạnh mẽ của 80210 protocol !!!!!”

Đúng: “Anh/chị có thể kết nối hầu hết ở khắp mọi nơi”

19. Cố gắng truyền đạt những lợi ích của sản phẩm đến khách hàng một cách ngắn gọn

Hầu hết mọi người chỉ có thể giữ được 2 đến 3 ý nghĩ trong đầu tại cùng 1 thời điểm trong trí nhớ của họ. Một danh sách thật dài những lợi ích sẽ khiến họ cảm thấy bối rối.

Sai: “Sau đây là top 10 lợi ích của việc sử dụng sản phẩm của chúng tôi:…”

Đúng: “Hai điều quan trọng nhất mà anh/chị nên lưu ý là:…”

20. Nhấn mạnh những điều đặc biệt của công ty bạn

Những lợi ích mà mang đặc điểm chung chung đến sản phẩm của bạn có thể thuyết phục khách hàng mua hàng… nhưng điều đó chưa đủ! Hãy tận dụng những ích lợi thật sự khác biệt của công ty bạn để khách hàng có thể nhận thấy được bạn khác gì so với những thương hiệu khác

Sai: “ Phần mềm của chúng tôi giúp công ty anh/chị sản xuất hiệu quả hơn”

Đúng: “ Khách hàng của chúng tôi nói rằng trung bình 30% việc giảm chi phí, thì gấp khoảng 2 lần trung bình của ngành công nghiệp”.

Nói đến những điểm đặc biệt của doanh nghiệp là cách thuyết phục khách hàng hiệu quả
Nói đến những điểm đặc biệt của doanh nghiệp là cách thuyết phục khách hàng hiệu quả

21. Trình bày những lợi ích của sản phẩm một cách cụ thể

Khách hàng sẽ phớt lờ những lợi ích mang tính trìu trượng  hoặc sử dụng những tính từ, trạng từ gây khó hiểu. Chỉ những gì cụ thể và rõ rang thì mới thuyết phục và làm cho người khác nhớ lâu hơn.

Sai: “Chúng tôi có thể giúp cắt giảm triệt để chi phí hàng tồn kho của anh/chị.”

Đúng: “Chúng tôi giảm chi phí tồn kho xuống gần khoảng 25%”

Toàn bộ những kiến thức trên là một cẩm nang hoàn chỉnh trong cách tư vấn khách hàng mang đến hiệu quả tối ưu nhất, giúp khai thác hiệu quả khách hàng mới và giữ chân được những khách hàng cũ.

 

ERPViet

Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2021

8 Bước 'thần thánh' để chinh phục mọi khách hàng

Bán hàng là cả một nghệ thuật đối với mỗi người, chính vì vậy việc học tập kỹ năng của những người thầy bán hàng 'bậc thầy' là điều vô cùng cần thiết đối với những ai muốn trở thành người bán hàng chuyên nghiệp.
Chốt Sale là kỹ năng quan trọng nhất của người bán hàng

1. Thu hút sự quan tâm từ khách hàng

Hãy xác định sản phẩm của mình mang lại cho khách hàng những gì. Hãy dành thời gian để nói cho khách hàng hiểu giá trị của sản phẩm mình đang bán. Hãy chứng tỏ sản phẩm của bạn thực sự hữu ích và bạn muốn đem sức khỏe, sự tốt lành nhất đến cho họ và gia đình họ, chứ không phải là bạn muốn cầm tiền từ túi của họ.

Hãy xóa bỏ ý nghĩ: Bạn là người bán hàng với họ càng nhanh càng tốt, thay vào đó là hãy tìm cách trò chuyện, chăm sóc họ như những người bạn thực thụ để họ có sự tin tưởng với bạn. Bạn sẽ xóa bỏ rào cản và sự đề phòng của khách hàng ngay lập tức.

2. Phát hiện và tìm ra lý do để khách hàng tiếp chuyện với bạn lâu hơn.

Hãy nhớ, tất cả những khách hàng bạn thường gặp đều là khách hàng tiềm năng, chẳng qua vì họ chưa tiếp nhận được những hữu ích và giá trị của sản phẩm nên họ có cảm giác đề phòng.

Chính vì vậy hãy tìm những lý do khiến họ phải dành nhiều thời gian hơn cho bạn. Ví dụ như: Nếu bạn bán khóa học tiếng anh cho các trung tâm tiếng anh, bạn biết một người học tiếng anh bao năm chật vật, gặp rất nhiều sự khó khăn khi đi xin việc làm, luôn bị nhà tuyển dụng từ chối thẳng thừng. Bạn cứ xoáy sâu vào những điều khiến khách hàng thấy tổn thương, tự ái như vậy, bạn nêu được những ưu điểm của khóa học và hiệu quả khi học xong khóa học này.

Chắc chắn cách này sẽ thuyết phục và khiến khách hàng hài lòng với sản phẩm của bạn hơn.

3. Nói về sản phẩm một cách khéo léo

Nhắc đến tên sản phẩm của mình và nói ngắn gọn nhất những điều sản phẩm của mình mang đến cho khách hàng. Hãy chứng minh những ưu điểm của sản phẩm để khách hàng cảm thấy phù hợp với nhu cầu của họ.

Đừng đưa ra những chi tiết vội, bạn hãy nói về cuộc sống của khách hàng sẽ thay đổi như thế nào nếu họ sử dụng sản phẩm của mình.

4. So sánh giá

Hãy dùng những sản phẩm khác trên thị trường để so sánh, mục tiêu làm nổi bật lên những ưu điểm sản phẩm của bạn, đáng với đồng tiền bát gạo của khách hàng bỏ ra. Hãy chọn những sản phẩm cao giá hơn để so sánh là lời khuyên dành cho bạn.

Tuy nhiên, so sánh phải chân thực và đúng, nghiêm cấm không được bôi nhọ hạ thấp sản phẩm của đối thủ.

5. Giá của sản phẩm

Bước này mới là bước bạn nêu giá sản phầm của mình, hãy cho khách hàng thấy rằng giá sản phẩm của bạn tốt hơn và khách hàng nhận được nhiều lợi ích hơn nếu chịu bỏ ra một khoản tiền để sở hữu được sản phẩm tốt.

6. Tăng độ tin cậy của khách hàng với bạn hơn nữa

Hãy ghi lại những cảm nghĩ của khách hàng về sản phẩm, chú ý những người có địa vị càng cao tiếng nói càng tốt, hãy mở cho khách hàng của bạn nghe, điều này sẽ tăng độ thuyết phục và đánh đổ khách hàng nhanh chóng hơn.

7. Tặng quà

Từ nhỏ con người sinh ra đã rất thích quà, chính vì vậy, quà tặng là điều khiến khách hàng rất lưu tâm. Hãy nói với khách hàng về chương trình quà tặng và giá trị của những món quà đó. Ắt hẳn nó sẽ hữu ích và kích cầu nhiều hơn cho bạn đấy.

8. Gây ấn tượng với khách hàng vào những dịp đặc biệt

Sẽ chẳng thiếu những ngày lễ ở Việt Nam để bạn đưa ra những chương trình khuyến mãi, như ngày 8-3, 20-11,... nhưng hãy tìm những lý do thực sự khiến khách hàng chú ý sự hiện diện của công ty bạn hơn như : sinh nhật công ty, kỷ niệm bất cứ ngày nào đó ở công ty.

Ví dụ: Bạn làm ở lĩnh vực thời trang, nhân kỷ niệm ngày sinh nhật công ty bạn cũng có thể đưa ra những chương trình giảm giá sản phẩm, điều này khiến cho khách hàng thấy rất ý nghĩa và hứng thú khi mua hàng.

Nhằm giúp cho các doanh nghiệp có thể giữ được những khách hàng cũ và tìm kiếm thêm khách hàng mới một cách dễ dàng hơn, nâng cao hiệu suất bán hàng, trường SAM đã nghiên cứu và thiết kế chương trình đào tạo khóa học "Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp" dành cho tất cả những người bán hàng, bao gồm các ngành hàng khác nhau, để đào tạo kỹ năng và giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong hoạt động bán hàng.


Nguồn: Sam


Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2021

10 thủ thuật bán hàng giúp chinh phục khách hàng

Bán hàng cần phải có nghệ thuật, người bán hàng là nhà nghệ sỹ. Bỏ túi ngay 10 thủ thuật bán hàng dưới đây, bạn sẽ làm chủ được tâm lý mua hàng của khách.

Các nội dung chính

  1. Sắp xếp hàng hóa ngược chiều kim đồng hồ
  2. Làm mới sản phẩm
  3. Tận dụng sự kì diệu của con số 9
  4. Thủ thuật sắp xếp món hàng theo sự tương phản
  5. Thủ thuật bán hàng theo combo
  6. Tạo thương hiệu và xây dựng hình ảnh sản phẩm bắt mắt
  7. Nắm bắt nhu cầu ưa rẻ của người tiêu dùng
  8. Tạo xe mua hàng lớn
  9. Xếp mặt hàng hấp dẫn thú vị trên đường có gờ
10. Bắt buộc người tiêu dùng phải đổi sản phẩm

1. Sắp xếp hàng hóa ngược chiều kim đồng hồ

Khi vào siêu thị, khách hàng đi ngược chiều kim đồng hồ sẽ lấy nhiều hàng hóa hơn. Bởi đa phần dân số trên thế giới đều thuận tay phải. Nếu đi ngược chiều kim đồng hồ họ sẽ tiện tay cầm lên xem và muốn mua nó nếu họ cần.

Nếu sắp xếp hàng theo theo chiều kim đồng hồ, việc sử dụng tay trái sẽ tạo ra bất tiện cho khách hàng. Sự bất tiện này tạo ra một khoảng thời gian trống đủ để khiến họ tỉnh táo lại và không mua món hàng đó nữa.

2. Làm mới sản phẩm

Khi sản phẩm đã quá quen thuộc, khách hàng sẽ thấy nhàm chán, đặc biệt khi đó là đồ ăn. Với đồ ăn, bạn có thể làm mới theo 2 cách.

Cách 1: Thay đổi tên sản phẩm một cách mỹ miều hơn. Ví dụ Cơm Tấm => Cơm Tấm Sườn Non mẹ nấu.

Cách 2: Đổi mới công thức sản phẩm. Bạn có thể thêm một chút gia vị khác lạ làm thay đổi hương vị, màu sắc của món ăn.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn phải tuân thủ nguyên tắc an toàn, sạch sẽ, đảm bảo sức khỏe cho người dùng.

3. Tận dụng sự kì diệu của con số 9

Theo nghiên cứu, để mức giá 149.000đ, 199.000đ sẽ được nhiều người lựa chọn hơn so với 150.000đ và 200.000đ. Đừng làm tròn số, hãy để thiếu 1 đơn vị để khách hàng có thể thấy rằng sản phẩm này rẻ, chưa tới 200.000đ nhưng thực chất số tiền họ bỏ ra vẫn tương đương với 200.000đ là vì thế.

Tận dụng sự kì diệu của con số 9
Áp dụng chiến lược giá với con số 9 là một trong những bí quyết bán hàng hiệu quả.

Đây là 1 trong 10 thủ thuật bán hàng được các siêu thị, cửa hàng áp dụng nhất hiện nay, dù là bán hàng online hay bán hàng offline đều thành công. Chắc chắn ngay khi xem sản phẩm, tâm lý của người Việt Nam sẽ chú ý đến giá cả đầu tiên. Nếu giá cả hấp dẫn, sản phẩm ổn thì chẳng ngại gì mà không rước về.

4. Thủ thuật sắp xếp món hàng theo sự tương phản

Hầu hết các siêu thị, cửa hàng đều sắp xếp những món hàng đắt tiền, hấp dẫn ở khu vực đầu tiên. Đó là địa điểm khách hàng nhìn đầu tiên, quan sát ngay lúc mới bước chân vào. Nếu những món hàng này hấp dẫn, kích thích họ thì sẽ mua ngay lập tức. Lựa chọn hàng đắt tiền đầu tiên sẽ khiến họ an tâm hơn vì nó vừa sức với số tiền mình đang có. Nếu để món đắt ở tít trong cùng, khi khách lựa chọn xong những món đồ lặt vặt, nếu nhìn thấy mà thích sẽ e ngại rằng số tiền còn lại không đủ để mua chúng.

Hơn nữa, một thủ thuật bán hàng khác mà bạn cần phải tận dụng đó là tạo sự tương phản giữa giá trị các mặt hàng. Nếu muốn bán một chiếc váy 2 triệu. Bạn nên để chúng bên cạnh các váy áo có giá trị 2,5 triệu trở lên để khách hàng nghĩ rằng chiếc váy này rẻ nhất trong số đó.

5. Thủ thuật bán hàng theo combo

Giả sử gian hàng A bán chiếc túi xách nữ giá 399.000đ, gian hàng B bán combo chiếc túi xách đó với chiếc ví cầm tay giá 419.000đ thì chắc chắn khách hàng sẽ lựa chọn gian hàng B nhiều hơn.

Hoặc các đại lý cũng có thể sử dụng chương trình khuyến mại mua 1 tặng 1. Có thể lấy 1 món hàng sắp hết hạn hoặc món đồ có giá trị nhỏ đi kèm cùng combo đó để đánh trúng tâm lý thích hàng rẻ, hàng giảm giá của người tiêu dùng.

6. Tạo thương hiệu và xây dựng hình ảnh sản phẩm bắt mắt

1 thủ thuật quan trọng trong 10 thủ thuật bán hàng này chính là việc xây dựng thương hiệu. Một món đồ nhập có thể rất rẻ, nhưng nếu được gia công đóng hộp, chai, làm nhãn mác, bao bì đẹp, bắt mắt sẽ tạo cảm giác sang hơn. Hàng sang sẽ kết hợp cùng túi đựng đồ sang, đẹp cũng như gian hàng hút mắt. Như vậy, dù bạn có bán hàng có giá trị như cửa hàng bình dân nhưng bạn hơn người ta ở chỗ tạo dựng được thương hiệu thì sẽ lời hơn gấp đôi, thậm chí gấp 3,4 lần.

7. Nắm bắt nhu cầu ưa rẻ của người tiêu dùng

Khách hàng Việt Nam đại đa số đều rất thích hàng rẻ, hàng khuyến mại. Do đó, cần nắm bắt tâm lý số đông này để bán hàng sẽ mang lại lợi nhuận rất cao. Minh chứng là các quán ăn, quán vui chơi đều in giá rất vừa phải trên menu. Nhưng bên dưới họ lại để dòng chữ rất nhỏ là chưa tính thuế VAT. Đó cũng là một mánh khóe, thủ thuật bán hàng rất thông minh được các nhà đầu tư áp dụng.

Ngoài mặt hàng ăn uống, các ngành nghề khác cũng có thể áp dụng. Điển hình là bán hàng online. Nếu bạn để giá của bên mình thấp hơn so với bên khác nhưng lại là giá chưa tính thuế VAT thì khách hàng vẫn cứ nghiêng về sản phẩm bên bạn hơn.

8. Tạo xe mua hàng lớn

Trong siêu thị, bạn sẽ chẳng thấy một chiếc xe hay giỏ hàng nào bé đâu. Những chiếc xe đẩy có thể nằm vừa 1 đứa trẻ sẽ giúp các bậc phụ huynh vừa mua sắm vừa trông con rất tiện lợi. Hơn nữa, giỏ xe hàng to sẽ làm khách hàng cảm thấy đồ mua quá ít, chưa đầy mà muốn mua thêm.

Tạo xe mua hàng lớn
Xe mua hàng lớn sẽ giúp khách hàng mua nhiều hàng hơn.

9. Xếp mặt hàng hấp dẫn thú vị trên đường có gờ

Những gờ nổi cũng có trong cửa hàng siêu thị chứ không chỉ có trên đường phố. Gờ có tác dụng giúp người mua hàng sử dụng xe đẩy đi chậm hơn. Như vậy có thể quan sát rõ ràng được những mặt hàng ở hai bên kệ. Nếu họ yêu thích và cần, họ sẽ mua ngay và bạn lại bán thêm được đồ rồi đó!

10. Bắt buộc người tiêu dùng phải đổi sản phẩm

Nếu bán hàng rởm thì sẽ bị tẩy chay. Nhưng nếu bán hàng tốt sẽ rất được khách hàng yêu thích. Thế nhưng điều khiến các nhà buôn bán bị buồn bởi hàng quá tốt, dùng lâu hỏng thì họ sẽ không có cơ hội bán hàng mới. Vậy bài toán đặt ra là cần phải làm mới sản phẩm của mình. Tạo những thay đổi nho nhỏ đều kích thích họ. Ví dụ có thể thay đổi màu sắc, kích thước, kiểu dáng để thu hút khách hàng.

Trên đây là 10 thủ thuật bán hàng được các đại lý áp dụng hiện nay và mang lại hiệu quả tốt trong việc kinh doanh. Nếu kinh doanh chỉ nguyên vốn chưa đủ, cần phải khéo léo vận dụng các thủ thuật để việc làm ăn được thuận lợi hơn. Chúc các bạn may mắn và thành công!


Nguồn: Sapo