GIỮ KHÁT VỌNG - TẠO THÀNH CÔNG

Khát Vọng là Động Lực

GIỮ KHÁT VỌNG - TẠO THÀNH CÔNG

Khát Vọng là Động Lực

SỰ TUẦN HOÀN CỦA BỐN MÙA

Sự luân hồi của vũ trụ - Sự cân bằng của tự nhiên...

THIỀN ĐỊNH SINH RA TRÍ TUỆ

Thực hành thiền định - Bí quyết cho trí tuệ sáng suốt và tâm hồn bình an...

THIỀN ĐỊNH SINH RA TRÍ TUỆ

Thực hành thiền định - Bí quyết cho trí tuệ sáng suốt và tâm hồn bình an...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Các khái niệm cơ bản về MKT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Các khái niệm cơ bản về MKT. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 9 tháng 12, 2021

Các lý thuyết Cốt Lõi, Đầy Đủ, Quan Trọng nhất về Google Ads

Dưới đây là các lý thuyết đi kèm bài thực hành rất cốt lõi về chạy Google Ads - Được chuyên gia, thạc sĩ Nguyễn Hữu Lam và Thanh Thịnh Bùi (Chuyên gia Đào tạo  Digital Marketing hàng đầu tại Việt Nam) chia sẻ:


1. Cấu trúc tài khoản quảng cáo Google Ads và cách tạo

2. 3 Lý thuyết gốc trong quảng cáo Google Ads (Cực quan trọng)

3. Cách chia nhóm từ khóa trong quảng cáo Google Ads

4. Thực hành tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads từ A-Z

5. Cách chạy quảng cáo Google Display Network - GDN, Mạng hiển thị (P1)

6. Phần mềm chặn Click tặc, Click ảo khi quảng cáo Google Ads (Hiệu quả)


7. Cách chạy quảng cáo Google Shopping mới nhất 2021 - Thanh Thịnh Bùi



Editing&Design: Ngô Minh Quý

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2021

Inbound Marketing là gì? Khác biệt như thế nào với Outbound Marketing?

Tập trung tạo ra giá trị để thu hút người dùng tự tìm đến doanh nghiệp, sau đó chuyển đổi thành khách hàng chính là nhiệm vụ của Inbound Marketing. Vậy thực chất Inbound Marketing là gì, chiến lược Inbound Marketing được thực hiện như thế nào để làm được điều đó? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết này.

Nội dung chính

1. Inbound Marketing là gì? 

2. Sự khác biệt giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing
    2.1. Outbound Marketing tiếp cận một chiều – Inbound Marketing tương tác hai chiều
    2.2. Dạng nội dung truyền tải giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing
    2.3. Mục đích của Inbound Marketing là thu hút khách hàng – Outbound Marketing là tìm kiếm khách hàng

3. Chiến lược Marketing trong từng giai đoạn của Inbound Marketing
    3.1. Giai đoạn Attract – Thu hút
    3.2. Giai đoạn Engage – Tiếp cận
    3.3. Giai đoạn Delight – Làm hài lòng

4. Doanh nghiệp nên phối hợp giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing như thế nào?
    4.1. Phân phối nội dung trên cả Inbound Marketing và Outbound Marketing
    4.2. Xây dựng website và cả đội ngũ Sale chuyên nghiệp
    4.3. Kết hợp quảng cáo và SEO website

5. Kết luận

1. Inbound Marketing là gì?

Inbound Marketing là chiến lược Marketing được thực hiện dựa trên việc tạo ra các giá trị hữu ích cho người dùng, nhằm mục đích giúp họ chủ động tìm đến sản phẩm của doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động tiếp cận, nuôi dưỡng, tăng tỷ lệ chuyển đổi trên các khách hàng này.

Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên bởi Hubspot – công ty chuyên phát triển các phần mềm hỗ trợ Marketing và bán hàng. Hubspot mô tả quá trình tiếp thị Inbound diễn ra trong ba giai đoạn: Attract(Thu hút) – Engage(Tiếp cận) và Delight(Làm hài lòng). Vì vậy, một chiến lược Inbound Marketing hoàn hảo cần phối hợp nhiều kênh tiếp thị với nhau trong từng giai đoạn. Cách phối hợp sẽ được chúng tôi phân tích cụ thể ở phần sau.

Bây giờ, bạn cần biết vì sao Inbound Marketing lại là chiến lược Marketing dẫn đầu xu hướng.
Inbound Marketing thu hút khách hàng một cách tự nhiên, chủ động và hiệu quả.
Inbound Marketing giúp doanh nghiệp luôn có mặt khi khách hàng cần(Thông qua công cụ tìm kiếm).
Inbound Marketing tạo niềm tin cho khách hàng về thương hiệu.

Tóm lại, Inbound Marketing là quá trình tạo nên các nội dung chất lượng và hữu ích(Nội dung website, nội dung blog, nội dung tài liệu,…) để làm thỏa mãn nhu cầu người dùng, sau đó phối hợp một chuỗi các công cụ tiếp thị khác để biến họ thành khách hàng. Hay nói cách khác, thành phần chính của quá trình này là Content Marketing.

Hành trình chuyển đổi từ người dùng có nhu cầu thành khách hàng được thực hiện một cách tự nguyện, không bị làm phiền bằng những thông tin spam. Inbound Marketing sẽ tiếp cận vào từng giai đoạn mua hàng của người dùng.
Người dùng có nhu cầu hoặc vấn đề cần giải quyết sẽ tự tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ họ cần.
Họ bắt đầu so sánh giữa các thương hiệu với nhau trước khi mua hàng.
Doanh nghiệp sẽ cung cấp các thông tin hữu ích, tạo ra các giá trị để nuôi dưỡng, thuyết phục ý định người dùng lựa chọn sản phẩm của mình.
Inbound Marketing
Ba giai đoạn trong mô hình Inbound Marketing.

2. Sự khác biệt giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing

Nghe qua cái tên Inbound Marketing và Outbound Marketing, bạn cũng có thể mường tượng được đây là hai phương pháp Marketing hoàn toàn trái ngược nhau. Nhưng để đi sâu vào tìm hiểu sự khác nhau giữa hai phương pháp này, bạn cần biết thêm Outbound Marketing là gì?

Outbound Marketing là phương pháp Marketing truyền tải thông điệp đến khách hàng một cách tràn lan, bắt người dùng phải tiếp nhận thông điệp của mình, mặc dù trong số đó có người không phải là khách hàng tiềm năng.

Các hình thức Marketing thuộc Outbound phổ biến như: quảng cáo TVC trên tivi, telesales, đặt banner quảng cáo ngoài trời, quảng cáo Google Display,… Qua đây có thể thấy Outbound Marketing đa phần là các cách Marketing truyền thống, khá quen thuộc với mọi người. Những hình thức này phù hợp với mục đích tăng nhận diện thương hiệu, nhưng hạn chế trong việc kiểm soát nhóm khách hàng tiềm năng, khó tối ưu chi phí.

Ví dụ: Cùng là sản phẩm xe gắn máy: Outbound Marketing được triển khai bằng cách đặt biển quảng cáo ngoài trời, tại những vị trí giao lộ; Inbound Marketing viết bài mô tả về sản phẩm trên website, sau đó dùng SEO để nội dung được hiển thị trên trang nhất kết quả tìm kiếm.

Hãy thử hình dung, nếu bạn là người muốn mua xe máy, thì bạn sẽ chọn mua ngay sản phẩm trên banner quảng cáo, hay đi tìm hiểu về sản phẩm trên internet trước khi quyết định? Chúng tôi chắc với bạn là hơn 90% người dùng sẽ lựa chọn cách tìm kiếm thông tin về sản phẩm trên internet.

Với cách quảng bá sản phẩm trên biển quảng cáo ngoài trời, bất kỳ ai đi qua vị trí giao lộ cũng có thể nhìn thấy sản phẩm này, giúp doanh nghiệp đạt được mục đích tăng nhận diện thương hiệu. Trong khi đó, nội dung tìm thấy trên internet sẽ tập trung được nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, giúp doanh nghiệp chọn lọc được những khách hàng đang có nhu cầu để chăm sóc.

Bây giờ chúng ta cùng đi sâu hơn vào những điểm khác biệt giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing, để thấy được đâu là cách Marketing hiệu quả hơn.

Sự khác biệt giữa Inbound Marketing và Outbound MarketingInbound Marketing và Outbound Marketing là hai phương pháp hoàn toàn trái ngược nhau.

2.1. Outbound Marketing tiếp cận một chiều – Inbound Marketing tương tác hai chiều

Sở dĩ chúng tôi nhận định như vậy vì hành vi của người dùng đã thay đổi, họ muốn chủ động kiểm soát thông tin mà mình cần, thay vì phải tiếp nhận những không tin không đúng nhu cầu.
Với Outbound Marketing doanh nghiệp chủ động truyền tải thông điệp một chiều đến người dùng: doanh nghiệp cung cấp thông tin => người dùng. Lúc này người dùng bắt buộc phải tiếp nhận thông tin, mặc dù họ cảm thấy không hứng thú với điều đó.

Ví dụ: Khi đang xem một chương trình trên tivi, bạn sẽ bị gián đoạn bởi các đoạn quảng cáo chen ngang. Điều này tạo cho người xem cảm giác khó chịu khi phải tiếp nhận thông tin mình không mong muốn. Đôi khi còn gây phản tác dụng là mỗi khi có quảng cáo, người xem sẽ chuyển kênh hoặc tắt tivi.

Outbound Marketing tiếp cận một chiều – Inbound Marketing tương tác hai chiềuOutbound Marketing chỉ truyền tải thông tin một chiều đến khách hàng.

Ngược lại, Inbound Marketing sẽ tiếp thị từ chính nhu cầu của khách hàng. Lúc này, quá trình tương tác hai chiều sẽ diễn ra: người dùng có nhu cầu <=> doanh nghiệp sẽ đáp ứng. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là tạo ra những nội dung hữu ích để phục vụ nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng, từ đó thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.

Ví dụ: Cũng với video được quảng cáo qua tivi bên trên, nhưng doanh nghiệp lựa chọn cách triển khai Inbound Marketing là đăng video này trên kênh Youtube của doanh nghiệp. Bây giờ, khi khách hàng có nhu cầu về sản phẩm sẽ tìm kiếm trực tiếp trên các kênh liên quan. Nếu nội dung của video đủ hấp dẫn và lôi cuốn, thì khách hàng sẽ để lại thông tin liên hệ.

Qua đây bạn có thể thấy, Inbound Marketing đang nắm bắt kịp thời xu hướng của người dùng là chỉ giải đáp thông tin khi khách hàng cần. Outbound Marketing có thể gây spam thông tin, không đúng đối tượng khách hàng, lãng phí tài nguyên.

2.2. Dạng nội dung truyền tải giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing

Đa số các thông điệp được gửi từ Outbound Marketing thường cung cấp đến 80% các thông tin liên quan trực tiếp tới sản phẩm, 20% là những nội dung hữu ích. Ngược lại, bên cạnh các thông tin cơ bản về sản phẩm (chiếm từ 10 – 20% trên website), Inbound Marketing còn tập trung phát triển nội dung hữu ích ở nhiều chủ đề khác trong ngành, để chăm sóc và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.

Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn bán sản phẩm là bình giữ nhiệt. Nếu là Outbound Marketing, thì đa phần các thông tin được quảng bá sẽ là: công dụng, các thông số kỹ thuật, màu sắc,.. của sản phẩm. Tuy nhiên khi triển khai bằng hình thức Inbound Marketing, bạn có thể lên một chuỗi các nội dung liên quan như:

Ưu nhược điểm khi dùng bình giữ nhiệt.
Cách vệ sinh bình giữ nhiệt.
Phân loại bình giữ nhiệt.
….

Những nội dung này không liên quan trực tiếp đến mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp, nhưng nó có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận và nuôi dưỡng được những khách hàng tiềm năng.

2.3. Mục đích của Inbound Marketing là thu hút khách hàng – Outbound Marketing là tìm kiếm khách hàng

Outbound Marketing làm mọi cách để “đập thông tin” vào mắt người dùng nhằm tạo sự chú ý, mong muốn tìm ra khách hàng tiềm năng trong số những người nhìn thấy nội dung được quảng bá.

Ví dụ: Một list danh sách khoảng 100 số điện thoại được doanh nghiệp mua lại từ bên thứ 3 để triển khai Outbound Marketing, áp dụng cách gọi điện trực tiếp từng người, tư vấn về sản phẩm để tìm kiếm khách hàng. Chắc chắn với 100 số điện thoại này, người gọi không hề biết đâu là người có nhu cầu về sản phẩm. Mọi hoạt động Outbound Marketing lúc này như “mò kim đáy bể”, và trông chờ vào may mắn để tìm ra ít nhất 1 người trong danh sách này có hứng thú về sản phẩm mà bạn tư vấn.

  Mục đích của Inbound Marketing là thu hút khách hàng – Outbound Marketing là tìm kiếm khách hàng  Telesale là một hình thức của Outbound Marketing.

Inbound Marketing không sử dụng tài nguyên một cách lãng phí để tiếp cận những người không có nhu cầu như vậy. Ngược lại, nó tập trung vào việc thu hút khách hàng tự tìm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Inbound Marketing còn lấy khách hàng làm trung tâm, triển khai mọi hoạt động Marketing đều dựa trên nhu cầu của khách hàng.

Ví dụ: Bạn sáng tạo các nội dung hữu ích trên website dựa theo những từ khóa được khách hàng quan tâm và tìm kiếm nhiều. Sau đó sử dụng SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) để đưa những nội dung này lên top Google, khi khách hàng tìm kiếm về các thông tin này nội dung của bạn sẽ “trả lời” truy vấn, thu hút người đọc để lại thông tin liên hệ.

Inbound Marketing luôn đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng ở mọi thời điểm.
Inbound Marketing luôn đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng ở mọi thời điểm.

Bạn có thể xem qua bảng sau để thấy chi tiết hơn về sự khác biệt giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing:

Đặc điểm

Inbound Marketing

Outbound Marketing

Tính tương tác

Hai chiều giữa doanh nghiệp và người dùng

Một chiều từ doanh nghiệp đến người dùng

Kênh triển khai

SEO, Content Marketing, Social Media, Email Marketing có chọn lọc,…

Tivi, banner, telesale, báo chí,…

Nội dung

Cung cấp hàng loạt thông tin hữu ích, có giá trị xoay quanh nhiều chủ đề trong ngành cho người dùng

Đa phần là các thông tin liên quan trực tiếp đến sản phẩm, dịch vụ. Số lượng thông tin hữu ích có hạn.

Đối tượng khách hàng

Chỉ những khách hàng có nhu cầu liên quan đến sản phẩm, dịch vụ

Đa dạng, tất cả các khách hàng

Tiếp cận khách hàng tiềm năng tốt hơn và chính xác hơn.Tiết kiệm chi phí thực hiện.Từ những điểm khác biệt trên, bạn có thể thấy Inbound Marketing mang những ưu điểm như:
Đáp ứng sở thích xem những thông tin tự nhiên hơn quảng cáo của khách hàng.
Lợi ích mang lại bền vững theo thời gian.

Bên cạnh đó, bạn cũng thấy lợi thế của Outbound Marketing là tiếp cận được nhiều người dùng hơn, làm tăng mức độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp. Vì vậy, bạn không nên loại bỏ Outbound Marketing khỏi chiến lược Marketing của mình.

3. Chiến lược Marketing trong từng giai đoạn của Inbound Marketing

Với nội dung chúng tôi cung cấp bạn có thể định nghĩa được Inbound Marketing là gì. Nhưng nếu muốn thực thi được một chiến lược Inbound Marketing xuyên suốt từ giai đoạn thu hút khách hàng đến khi họ thực hiện chuyển đổi, thì đây không phải là điều dễ dàng. Trong từng giai đoạn, bạn cần biết nên sử dụng công cụ nào, phối hợp ra sao để mang lại hiệu quả tốt nhất.

3.1. Giai đoạn Attract – Thu hútGiai đoạn Attract – Thu hút

Giai đoạn Attract trong mô hình Inbound Marketing.

Thu hút ở đây không phải cứ tiếp cận càng nhiều người càng tốt, với Inbound Marketing chỉ cần thu thút đúng đối tượng, đúng nhóm người có nhu cầu và có khả năng trở thành khách hàng tiềm năng là thành công. Mặc khác, thu hút cũng không nhất thiết phải chen ngang vào giữa quá trình của người dùng, mà chỉ cần xuất hiện đúng lúc họ cần. Chúng tôi lý giải điều này để bạn phân biệt được giữa thu hút và cố tình gây sự chú ý là hoàn toàn khác nhau.

Lúc này muốn thu hút được đúng đối tượng khách hàng bạn cần “chạm được điểm đau” của họ (xuất hiện khi khách hàng cần), sau đó “xoa dịu và chữa lành” nó (cung cấp thông tin có giá trị). Để làm được điều này, bạn cần có chiến lược xây dựng nội dung và quảng bá đúng đắn qua các hoạt động:
Content Marketing: trong mọi chiến dịch Marketing nội dung luôn là yếu tố cốt lõi, và trong Inbound Marketing nó cũng không ngoại lệ. Nội dung có thể chia thành nhiều loại (mô tả sản phẩm, chăm sóc khách hàng, cung cấp thông tin…), nhưng dù ở hình thức nào thì trong Inbound Marketing bạn cũng phải đảm bảo nội dung đáp ứng được nhu cầu của người dùng, giải đáp được những truy vấn của họ. Do đó muốn làm Inbound Marketing tốt, thì ngoài những nội dung cơ bản về sản phẩm, dịch vụ, website của bạn nên có mục blog để “làm giàu” mọi thông tin liên quan đến lĩnh vực của mình. Sau đó, sử dụng những nội dung này để thu hút truy cập từ những khách hàng quan tâm.

Ví dụ: Trên website https://bebetvnews.blogspot.com/, ngoài danh mục sản phẩm hàng hóa, còn có mục blog chứa các thông tin liên quan đến các lĩnh vực như: SEO & Google, Website & Marketing Online, Content Marketing, Tips… để cung cấp các nội dung hữu ích cho khách hàng. Đây là những nội dung thu về lượng traffic chính cho website bebetvnews.blogspot.com. Nội dung trên website bebetvnews.blogspot.com được đăng tải trên fanpage, instagram, youtube, twitter, likedin, pinterest, tumblr…

Trong giai đoạn thu hút này, để hấp dẫn được đúng khách hàng tiềm năng bạn cần lấy nội dung làm yếu tố cốt lõi, sau đó kết hợp với SEO và các kênh mạng xã hội khác để tăng nhận diện thương hiệu, tăng lượng truy cập của khách hàng đến website.

3.2. Giai đoạn Engage – Tiếp cậnGiai đoạn Engage – Tiếp cận

Giai đoạn Engage trong mô hình Inbound Marketing.

Sau khi đã thu hút được khách hàng vào website, bạn chuyển sang giai đoạn hai là tiếp cận, kết nối và tương tác với nhóm khách hàng tiềm năng để nuôi dưỡng, tạo ra chuyển đổi. Nhiệm vụ lúc này của bạn chính là làm sao để khách hàng để lại thông tin, hoặc tiếp tục tham gia vào quá trình tiếp thị và bán hàng của doanh nghiệp.

Tại đây, bạn có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để thu thập dữ liệu từ nhiều nhóm khách hàng như:
Sử dụng Landing page bán hàng: cách này giúp bạn tiếp cận được những khách hàng quan tâm, muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm trước khi quyết định có tiếp tục hành trình mua hàng không. Thông qua nội dung thu hút khách truy cập, bạn dẫn dắt khéo léo để kéo khách hàng về Landing page bán hàng. Tại đây, hãy thiết kế nội dung và bố cục thật lôi cuốn, mang tính thúc đẩy đến hành vi của người dùng chuyển thành khách hàng.
Sử dụng biểu mẫu: Biểu mẫu, hay form đăng ký thông tin nhận tư vấn được gắn trực tiếp trên website cực kỳ hiệu quả với những khách hàng có nhu cầu muốn mua sản phẩm.
Sử dụng CTA: với lời kêu gọi hành động, bạn có thể ứng dụng ở nhiều trường hợp khác nhau. Chẳng hạn như:
+ Đặt CTA dẫn về Landing page bên trên, dành cho những khách hàng muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm, dịch vụ.
+ Đặt CTA kêu gọi khách hàng đăng ký thông tin trực tiếp trên trang blog hoặc trang bất kỳ, dành cho những khách hàng thật sự quan tâm và muốn mua sản phẩm.
+ Đặt CTA khuyến khích người dùng nhận tài liệu miễn phí, tham gia sự kiện,… giúp tiếp cận những khách hàng chưa có nhu cầu về sản phẩm, để doanh nghiệp có thể nuôi dưỡng dần.
+ Đặt CTA kêu gọi để lại thông tin trên các kênh social khác.

Hoàn thành giai đoạn Engage là bạn đã chuyển đổi được một phần người dùng trên website và các kênh social khác thành các Lead(Khách hàng tiềm năng). Đồng thời trong giai đoạn này, bạn có thể phối hợp các cách trên để tạo ra hiệu quả nhất thay vì thực hiện riêng lẻ.

3.3. Giai đoạn Delight – Làm hài lòng

Từ những Lead đã để lại thông tin trong giai đoạn 2, bạn sẽ phân loại xem khách hàng của mình đang ở trong giai đoạn nào của quá trình mua hàng để thực hiện các hoạt động Inbound Marketing hợp lý nhất. Bằng cách kiểm tra xem khách hàng của mình đã thực hiện chuyển đổi ở đâu trong quá trình mua hàng, bạn sẽ có những chiến lược chốt sale và chăm sóc phù hợp.
Chiến lược chốt sale

Với những khách hàng đã để lại đầy đủ thông tin liên hệ như tên, số điện thoại, địa chỉ email,… tại form đăng ký tư vấn hoặc trên các kênh social, bạn có thể bắt đầu triển khai chiến lược chốt sale ngay tại giai đoạn này.
Liên hệ để tư vấn trực tiếp: Những thông tin thu thập được bạn sẽ chuyển về cho bộ phận Sale để họ liên hệ tư vấn trực tiếp về sản phẩm, dịch vụ, thuyết phục họ mua hàng. Tuy nhiên không phải 100% Lead trong nhóm này đều chuyển thành khách hàng, cho nên bạn cần có một hệ thống CRM để giúp các nhân viên theo dõi và quản lý được từng giai đoạn cần khai thác của khách hàng.

Sau khi đã tư vấn về dịch vụ bạn có thể phân nhóm Lead thành những loại sau:

+ Lead đã chuyển đổi thành khách hàng: Bạn chuyển sang giai đoạn chăm sóc khách hàng.

+ Lead có nhu cầu nhưng vẫn muốn “dạo quanh website”: Cung cấp thêm các ưu đãi, chương trình khuyến mãi.

+ Lead chưa thể chuyển đổi thành khách hàng: Chuyển sang giai đoạn nuôi dưỡng khách hàng.
Cung cấp một chương trình khuyến mãi: Tung ra chương trình khuyến mãi đủ hấp dẫn, đúng thời điểm giúp doanh nghiệp tăng cơ hội chốt đơn thành công, thúc đẩy các Lead ở gần cuối kênh bán hàng thực hiện chuyển đổi.

Chiến lược nuôi dưỡng khách hàng:

Nhóm khách hàng cần nuôi dưỡng lâu dài bao gồm: Khách hàng để lại thông tin ngoài mục đích mua hàng(Đăng ký nhận tài liệu miễn phí, đăng ký nhận thông tin, đăng ký tham gia hội thảo,…) và khách hàng chưa chuyển đổi ở giai đoạn chốt sale. Chiến lược nuôi dưỡng khách hàng được thực hiện qua các kênh như:

Tự động hóa Marketing: Thay vì phải gửi thủ công đến từng Lead đăng ký nhận tài liệu miễn phí, bạn có thể sử dụng các Phần mềm tự động hóa Email Marketing(Mailchimp, Get Response, Gwebmail…) để khi có khách hàng đăng ký sẽ tự động gửi tài liệu đến họ. Hay cài đặt Các phần mềm trả lời tự động như chatbot, tawk.to,… trên website.

Email Marketing: Lên kế hoạch gửi Email Marketing đến những khách hàng chưa chuyển đổi ở giai đoạn chốt sale, và những khách hàng đăng ký email nhận thông tin nhằm mục đích nuôi dưỡng và xây dựng lòng tin một cách từ từ. Bên cạnh đảm bảo nội dung bên trong email chất lượng, phù hợp, bạn cũng nên tạo tiêu đề, mô tả của email thật hấp dẫn để thu hút lượt click.

Social Media: Tiếp tục tận dụng các nền tảng truyền thông xã hội trong giai đoạn này để truyền tải thông điệp, nội dung đến khách hàng cũng là một cách nuôi dưỡng hiệu quả.
Chiến lược chăm sóc khách hàng:

Trong Inbound Marketing, chăm sóc khách hàng là một việc làm cần thiết và bắt buộc phải có. Bởi sau khi các Lead chuyển đổi thành khách hàng, họ vẫn chưa dừng lại ở việc chỉ sử dụng sản phẩm của bạn, mà còn đưa ra phản hồi và cảm nhận. Điều này tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng của những người dùng phía sau. Cho nên, quá trình chăm sóc khách hàng chính là việc nâng cao sự hài lòng của khách đối với các sản phẩm, dịch vụ của công ty:

Chính sách miễn phí vận chuyển, cam kết bảo hành.

Chính sách hoàn phí.

Ưu đãi cho khách hàng vào các dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ,…

Hỗ trợ khách hàng 24/7.
….Giai đoạn Delight trong mô hình Inbound Marketing.
Giai đoạn Delight trong mô hình Inbound Marketing.

4. Doanh nghiệp nên phối hợp giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing như thế nào?

Mặc dù Inbound Marketing mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn Outbound Marketing, nhưng bạn không nên loại bỏ hoàn toàn phương pháp Marketing này. Thay vào đó, bạn hãy kết hợp Inbound Marketing và Outbound Marketing lại với nhau. Bởi ở mỗi phương pháp sẽ có những thế mạnh riêng: Outbound Marketing giúp tiếp cận khách hàng trên diện rộng, tăng nhận thức cao hơn về thương hiệu; Inbound Marketing lại chọn lọc và tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng. Vì vậy khi phối hợp Inbound Marketing và Outbound Marketing với nhau sẽ tạo ra sự cộng hưởng tối đa.

4.1. Phân phối nội dung trên cả Inbound Marketing và Outbound Marketing

Nội dung bạn sáng tạo trên website cực kỳ hấp dẫn và thu hút, nhưng nếu không ai đọc được thì cũng chẳng có giá trị gì. Cho nên bạn cần có chiến lược phân phối nội dung phù hợp để quảng bá đến khách hàng tiềm năng.

SEO (một hình thức của Inbound Marketing) là cách giúp bạn truyền tải nội dung đến đúng khách hàng mình mong muốn nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp website bạn chưa đủ mạnh để giúp nội dung lên top, hay bài viết của bạn hấp dẫn nhưng lại không chứa từ khóa để làm SEO,… thì lúc này cần kết hợp với Outbound Marketing để nội dung được nhiều người biết đến hơn:
Nhờ đội ngũ nhân viên Sale giới thiệu các bài viết trên website.
Chạy quảng cáo một nội dung hữu ích trên Social Media để khơi gợi nhu cầu khách hàng.
Quảng cáo trên Google để tăng lượng truy cập vào website.

Bằng những hình thức Outbound Marketing trên, website của bạn ngày càng được nhiều người biết đến. Và khi lượng truy cập hay thương hiệu được nhiều người quan tâm hơn, là lúc bạn có thể triển khai các hoạt động Inbound Marketing một cách hiệu quả hơn.

4.2. Xây dựng website và cả đội ngũ Sale chuyên nghiệp

Xây dựng website giúp doanh nghiệp của bạn luôn có mặt khi khách hàng tìm kiếm thông tin. Một phần website giúp nuôi dưỡng khách hàng, nhưng cũng góp phần tạo ra các Lead tiềm năng một cách nhanh chóng. Bởi khi người dùng thật sự có nhu cầu về sản phẩm, họ sẽ dạo quanh website và để lại thông tin liên hệ ngay trên này. Tuy nhiên trong một số trường hợp cấp bách, hệ thống Inbound Marketing không thể tạo ra đơn hàng, không thu thập được Lead thì Telesales luôn sẵn sàng hỗ trợ kịp thời.

Do đó ngoài việc xây dựng và tối ưu website theo các tiêu chuẩn của Google, thì bạn cũng nên nâng cao khả năng chủ động tìm kiếm khách hàng của nhân viên Sale, để ứng phó kịp thời trong những trường hợp không có đơn hàng từ Inbound Marketing.

Xây dựng website và cả đội ngũ Sale chuyên nghiệp
Kết hợp sale online và sale offline.

4.3. Kết hợp quảng cáo và SEO website

Các hình thức quảng cáo như đặt banner ngoài trời, Google Display, Facebook Ads,… khó tiếp cận khách hàng đúng nhu cầu như Inbound Marketing, nhưng lại khá hiệu quả trong việc tăng nhận diện thương hiệu. Vì vậy, bạn cần kết hợp quảng cáo với SEO website – cách tiếp cận khách hàng tiềm năng chính xác và bền vững nhất, để thu thập các Lead tiềm năng.

Quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên tivi, hay các dạng quảng cáo trực tuyến khác giúp khách hàng ghi nhớ và nhận thức về thương hiệu. Tuy nhiên, quyết định mua hàng sẽ khó thực hiện ngay tại thời điểm này, nhưng khách hàng bắt đầu ghi nhớ về sản phẩm của bạn. Khi nhu cầu xuất hiện, rất khó để khách hàng tìm lại được những mẫu quảng cáo này, họ bắt đầu tìm kiếm thông tin trên Google. Bây giờ, chính là lúc SEO bắt đầu thực hiện nhiệm vụ của mình:

SEO đưa website của bạn xuất hiện ở những vị trí đầu tiên trên công cụ tìm kiếm Google.

Nhanh chóng tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu, kết hợp với việc khách hàng đã từng thấy thương hiệu của bạn sẽ dễ dàng thu hút họ click vào nội dung hơn.

Bằng nội dung hấp dẫn, lôi cuốn và có giá trị sẽ giữ chân khách hàng ở lại, thực hiện chuyển đổi trên website.

Việc phối hợp giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing giúp chiến dịch Marketing của doanh nghiệp trở nên hoàn chỉnh hơn. Vừa giúp xây dựng thương hiệu vững mạnh, vừa mang về nhiều khách hàng tiềm năng và chất lượng.

5. Kết luận

Inbound Marketing là phương pháp Marketing tiếp cận đúng tâm lý và nhu cầu, mang nhiều ưu điểm phù hợp với xu hướng và hành vi của người dùng. Trong từng giai đoạn của Inbound Marketing sẽ tương ứng với những chiến lược mà chúng tôi đã nêu ở trên. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả, bạn không nên loại bỏ Outbound Marketing, thay vào đó hãy phối hợp khéo léo Inbound Marketing với các hình thức Outbound Marketing khác.

Inbound Marketing là xu hướng của tiếp thị trực tuyến!


Nguồn: Gobranding

Tổng hợp các mô hình phổ biến nhất trong marketing dành cho doanh nghiệp

Trong kinh doanh, marketing là công việc quan trọng và chủ chốt mà doanh nghiệp cần quan tâm hàng đầu. Để có được doanh thu cao và phản ứng tích cực từ khách hàng thì việc lên một chiến lược marketing hoàn chỉnh là điều không hề dễ dàng. Theo kinh nghiệm từ những người đi trước chia sẻ, hiện nay có rất nhiều mô hình để hỗ trợ các bạn làm marketing hiệu quả nhất. Bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả các mô hình trong marketing dành cho các doanh nghiệp quan tâm.

Nội dung bài viết:

1. Mô hình phân tích SWOT
2. Mô hình chiến lược 4P
3. Mô hình chiến lược 7P
4. Mô hình marketing 4C
5. Mô hình SAVE – Mô hình marketing hiện đại
6. Mô hình chiến lược 9P
7. Mô hình 3C trong marketing
8. Mô hình 4S trong marketing chiến lược
9. Kết luận

1. Mô hình phân tích SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp.

Đây là mô hình được thiết lập để giúp những người làm marketing đánh giá lại sản phẩm và thị trường của mình. Hầu hết những người làm marketing đều phải nghiên cứu và đưa nó vào chiến lược marketing của doanh nghiệp mình. Các bạn phải nghiên cứu, tìm hiểu và trả lời các câu hỏi liên quan đến điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của sản phẩm bạn khi tung ra thị trường.

2. Mô hình chiến lược 4P

Cùng với Phân tích SWOT, 4P cũng được xem là một trong những mô hình marketing căn bản nhất và cũng quan trọng nhất mà người marketing phải làm. Mô hình Marketing 4P (Hay còn gọi là Marketing mix hoặc marketing hỗn hợp) được những người làm marketing dùng như một công cụ để thực hiện chiến lược marketing bao gồm: Product (sản phẩm), Price (Giá), Promotion (xúc tiến thương mại hay truyền thông), Place (Kênh phân phối).

Tương tự với Phân tích SWOT, để hiểu 4P thì cách tốt nhất là đặt ra những câu hỏi cần thiết để định nghĩa những yếu tố trong ấy.

3. Mô hình chiến lược 7P

Đây là chiến lược marketing mix 4P kết hợp thêm 3 yếu tố. Chiến lược marketing mix 7P bao gồm: Sản phẩm (Product), Giá (Price), phân phối (Place), quy trình (Process), con người (People), triết lý (Philosophy).

Mô hình 7P và 3 cấp độ của mô hình 7P
Mô hình 7P và 3 cấp độ của mô hình 7P

Marketing mix 7P cần kết hợp tất cả các yếu tố để chúng phối hợp với nhau theo cách nhịp nhàng nhất, tạo ra ảnh hưởng tích cực nhất đến quá trình bán và mua sản phẩm. Để lên kế hoạch chiến lược marketing mix 7P hiệu quả bạn phải tìm hiểu nhiều yếu tố từ những yêu cầu của thị trường và phục vụ cho các phân khúc khách hàng cụ thể.

4. Mô hình marketing 4C

Khi nói đến Marketing, người ta không thể không nhắc đến Marketing Mix (một số nơi thì để nguyên bản tiếng Anh, một số nơi quen gọi là Marketing Hỗn hợp). Và khi nói đến Marketing Mix, người ta hay nói đến 4P truyền thống. Tuy nhiên theo chuyên gia marketing hiện nay đã đưa ra khái niệm 4C và gắn các C này với các P theo từng cặp để lưu ý những người làm marketing đừng quên xem khách hàng là trọng tâm khi hoạch định các chiến lược tiếp thị. Các cặp P-C được “phối ngẫu” một cách có dụng ý này được thể hiện trong hình vẽ dưới đây:

Mô hình 4C
Mô hình 4C

Chữ C đầu tiên – Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng) được gắn với chữ P – Product (sản phẩm) thể hiện quan điểm mỗi sản phẩm đưa ra thị trường phải thực sự là một giải pháp cho khách hàng, nghĩa là nhằm giải quyết một nhu cầu thiết thực nào đó của khách hàng chứ không phải chỉ là “giải pháp kiếm lời” của doanh nghiệp. Chữ C thứ hai – Customer Cost (chi phí của khách hàng) được gắn với chữ P – Price (giá) thể hiện quan điểm cho rằng giá của sản phẩm cần được nhìn nhận như là chi phí mà người mua sẽ bỏ ra. Chữ C thứ ba – Convenience (thuận tiện) được gắn với chữ P – Place (phân phối) đòi hỏi cách thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp phải tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Chữ C cuối cùng – Communication (giao tiếp) được gắn với chữ P – Promotion (khuyến mãi, truyền thông) yêu cầu công tác truyền thông phải là sự tương tác, giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp với khách hàng.

5. Mô hình SAVE – Mô hình marketing hiện đại

Mô hình Marketing 4P’s đã tồn tại qua hàng thế kỷ, 4P’s bao gồm Price, Product, Place và Promotion. Hiện nay với sự trợ giúp của công nghệ, sự phát triển mạnh mẽ của kỷ nguyên số, dường như mô hình 4P’s không còn hoàn toàn đúng với thực tiễn.
Mô hình Marketing SAVE đã được đưa ra, ban đầu SAVE xác định viết lại định nghĩa 4Ps và hướng tới B2B, song khi phân tích kỹ, SAVE phù hợp với tất cả các mô hình doanh nghiệp và đặc biệt thích hợp cho các phương tiện truyền thông xã hội.

Bốn thành tố của mô hình SAVE: Solution (giải pháp), Access (thâm nhập), Value (Giá trị) và Education (giáo dục). Trong đó Access và Education đang bị ảnh hưởng nhiều nhất trong Kỷ nguyên số.

6. Mô hình chiến lược 9P

9P là mô hình nền tảng trong mọi tổ chức trên toàn thế giới, với sự ứng biến liên tục của 9P nó sẽ giúp cho doanh nghiệp thành công và tăng trưởng tốt hơn trong một thế giới kinh doanh phức tạp và cạnh tranh. Chúng tôi tin rằng những doanh nghiệp nào tận dụng được tốt những thách thức kinh doanh trong 9P thì họ cải thiện hiệu quả kinh doanh của họ rất tốt

Những yếu tố tồn tại trong 9P bao gồm:
* People (Con người)
* Process (Quy trình)
* Performance (Hiệu suất)
* Productivity (Năng suất)
* Product (Sản phẩm)
* Promotion (Xúc tiến)
* Pricing (Gía cả)
* Profitability (Lợi nhuận)
* Property (Tài sản sở hữu)

7. Mô hình 3C trong marketing

Người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn khi lựa chọn và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. Nói cách khác, bạn phải thực sự nổi bật giữa số đông các nhà cung cấp khác. Để làm được điều này, tinh chỉnh các thông điệp truyền thông, tiếp thị là rất quan trọng và bạn có thể tham khảo “nguyên tắc 3C”. Chuỗi 3C là những nguyên tắc giúp bạn tạo ra nội dung, thông điệp phù hợp với khách hàng nhất. 3 chữ C quan trọng trong mô hình này đó là Crisp: Ngắn gọn , Customer-Centric: Khách hàng làm trọng tâm, Consistent: Nhất quán

8. Mô hình 4S trong marketing chiến lược

Chúng ta có 4P trong Marketing (đôi khi là 7P) và 3C trong kinh doanh. Chúng ta có mô hình phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (hay gọi tắt là SWOT) và còn rất nhiều mô hình trục tọa độ lý thuyết hay học thuật bạn có thể sử dụng để phân tích các thách thức trong công việc kinh doanh và tìm ra giải pháp. Tuy nhiên có một mô hình khác rất phù hợp và hữu ích dành cho những doanh nghiệp mới khởi nghiệp mà những người làm marketing gọi là 4S: GIẢI PHÁP (SOLUTION) , HỆ THỐNG (SYSTEM), CHIẾN LƯỢC (STRATEGY), CHÔNG GAI (SPINE). Đây là mô hình được rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng và đánh giá là hữu ích.

Kết luận

Trên đây là tổng hợp các mô hình phổ biến nhất trong marketing dành cho doanh nghiệp, hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho tất cả những người làm marketing với mong muốn đưa doanh nghiệp mình lên một vị trí cao hơn. Chúng tôi mong nhận được những đóng góp và chia sẻ của các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn nữa.


Nguồn: Webico

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2021

75 Thuật ngữ Digital marketing quan trọng nhất cần biết

Đây là danh sách các thuật ngữ tiếp thị phải biết. Cho dù bạn là người mới tiếp thị hay chỉ cần tìm hiểu một số thuật ngữ, bài đăng này sẽ chia sẻ những thuật ngữ tiếp thị quan trọng nhất.

Nếu bạn chưa quen với ngành Digital marketing, bạn có thể thấy rằng thuật ngữ trong ngành mà một số nhà Digital marketing sử dụng có thể gây nhầm lẫn và đôi khi bạn có thể không biết họ đang nói về điều gì.

Đây là lý do tại sao chúng tôi đặt bài viết này lại với nhau. Có hàng trăm thuật ngữ Digital marketing phổ biến cần biết, nhưng đây là những thuật ngữ mà bạn nên bắt đầu hiểu.

75 Thuật ngữ Digital marketing quan trọng nhất cần biết

Bạn sẽ thấy bài viết này được chia thành 4 danh mục Digital marketing: thuật ngữ chung, inbound, social và email.

Vậy hãy bắt đầu…

14 Thuật ngữ Marketing chung cơ bản

Những thuật ngữ này được gọi là trụ cột tiếp thị. Bất kể lĩnh vực của bạn là gì, bạn sẽ muốn biết các thuật ngữ tiếp thị này và hiểu rõ về chúng. Có thể là cho các bài thuyết trình của khách hàng hoặc đơn giản là hiểu đồng nghiệp, những định nghĩa này sẽ giúp bạn xây dựng kho thuật ngữ tiếp thị để bạn có thể nói chuyện với cửa hàng một cách tốt nhất.

1. A/B Testing (hoặc Thử nghiệm phân tách)

Thử nghiệm A/ B được sử dụng trong: bản tin điện tử, dòng tiêu đề email, quảng cáo trên mạng xã hội, lời kêu gọi hành động và bản sao landing page. Thử nghiệm A / B, còn được gọi là thử nghiệm phân tách, là khi hai phiên bản của trang đích được hiển thị cho khách truy cập để xem phiên bản nào hoạt động tốt hơn.

Sự khác biệt giữa chúng có thể nhỏ như màu nút hoặc lớn như sự thay đổi trong bản sao. Lý do chính để tiến hành thử nghiệm A / B là để biết phiên bản nào — của trang đích, CTA, v.v. — có cơ hội cao hơn để cung cấp cho bạn kết quả mà bạn đang tìm kiếm.

2. Analytics: phân tích

Dữ liệu phân tích được sử dụng cho các trang web, cũng như trong các chiến dịch email và mạng xã hội. Khi xem xét hoặc theo dõi hiệu suất của bất kỳ chiến dịch marketing trực tuyến nào, phân tích cung cấp dữ liệu có ý nghĩa. Phân tích trang web cung cấp cho bạn dữ liệu như khách truy cập trang web, thời gian trên trang web, số trang đã xem, nhân khẩu học, v.v.

3. B2B (Business to Business)

Thuật ngữ B2B khá đơn giản và mô tả một hoạt động kinh doanh được tiến hành khi bán một sản phẩm hoặc dịch vụ giữa hai doanh nghiệp.

4. B2C (Business-to-Consumer)

Một doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng được mô tả là B2C. Họ kiểm soát sản phẩm của mình từ đầu đến cuối, từ phát triển đến bán hàng cuối cùng. Khi bạn bắt đầu mua một cặp khakis mới tại GAP, chúng là ví dụ hoàn hảo về kinh doanh B2C.

5. Churn Rate

Tỷ lệ churn của bạn là số lượng khách hàng bạn đã mất trong một khoảng thời gian cụ thể. Nếu bạn bắt đầu tháng 4 với 100 khách hàng và kết thúc với 95, tỷ lệ bỏ cuộc của bạn sẽ là 5%. Đây là một con số rất quan trọng đối với các doanh nghiệp dựa trên gia hạn (thành viên).

6. Closed Loop: Tiếp thị vòng kín

Tiếp thị vòng kín diễn ra khi nhóm bán hàng của bạn báo cáo với nhóm tiếp thị về những gì sẽ xảy ra với các khách hàng tiềm năng mà họ đã nhận được. Tiếp thị sau đó có thể xác định nguồn khách hàng tiềm năng nào của họ nên được tập trung vào dựa trên khả năng được nhóm bán hàng chuyển đổi.

7. Tỷ lệ nhấp (CTR)

Tỷ lệ nhấp là số người nhấp vào liên kết trong tổng số người đã xem email, quảng cáo trên mạng xã hội hoặc lời kêu gọi hành động (CTA) trên một trang web.

Ví dụ: Giả sử chúng ta có CTA trên một bài đăng blog và CTA đó đã được xem bởi 900 người duy nhất nhưng chỉ có 45 người nhấp vào CTA. Điều này có nghĩa là tỷ lệ nhấp chuột là 5%.

8. Conversion Path: Đường dẫn chuyển đổi

Đường dẫn chuyển đổi là một chuỗi các sự kiện được thiết lập để di chuyển khách truy cập trang web hoặc xã hội xuống một đường dẫn chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng.

Đường dẫn chuyển đổi trên một trang web bao gồm lời kêu gọi hành động > trang đích với biểu mẫu đăng ký > trang cảm ơn > email cảm ơn.

Trong một đường dẫn chuyển đổi, một điều gì đó được hứa với khách truy cập để đổi lại thông tin liên hệ của họ. Đây có thể là ebook, tư vấn, sách trắng, v.v. Lead magnet cần phải là thứ mà khách hàng tiềm năng thấy đủ giá trị để cung cấp cho bạn thông tin liên hệ của họ.

9. Conversion Rate: Tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi là phần trăm số người thực hiện hành động mong muốn trên trang web hoặc quảng cáo trên mạng xã hội của bạn.

Tỷ lệ chuyển đổi không chỉ có nghĩa là chuyển đổi những người không phải là khách hàng thành khách hàng. Nó cũng có thể bao gồm việc chuyển đổi khách truy cập trang web thành khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn tiếp thị (MQL) thành khách hàng tiềm năng đủ điều kiện bán hàng (SQL).

Ví dụ: Bạn có một quảng cáo Facebook đang chạy cho hội thảo trên web sắp tới và 10.000 người xem quảng cáo đó nhưng chỉ có 1.300 người đăng ký hội thảo trên web. Quảng cáo dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi là 13%.

10. Customer Acquisition Cost: Chi phí chuyển đổi khách hàng

Chi phí mua lại khách hàng là số tiền phải bỏ ra để chuyển đổi một người thành khách hàng. Con số này tập trung chủ yếu vào chi phí tiếp thị. Khi giá trị số này được xác định, các công ty có thể dự đoán họ sẽ cần chi bao nhiêu để tạo ra một lượng khách hàng mong muốn.

11. Customer Lifetime Value: Giá trị trọn đời của khách hàng (CLTV)

Giá trị lâu dài của khách hàng là dự đoán về mức doanh thu mà khách hàng sẽ mang lại trong suốt thời gian họ là khách hàng của bạn. Biện pháp này được sử dụng để xác định số tiền một công ty nên hoặc có thể chi tiêu để có được một khách hàng mới.

12. Tối ưu hóa Off-Page

Tối ưu hóa Offpage là mọi thứ bạn có thể làm để cải thiện thứ hạng tìm kiếm không phải trả tiền mà không liên quan đến trang web thực của bạn. Điều này bao gồm bất kỳ điều gì bạn có thể làm để tạo các backlink chất lượng cao và thúc đẩy sự xuất hiện của bạn hơn nữa.

13. Tối ưu hóa On-page

Onpage Optimization liên quan đến các hành động bạn thực hiện trên trang web của mình để cải thiện thứ hạng của công cụ tìm kiếm không phải trả tiền và có thể bao gồm cải thiện thẻ meta hoặc tối ưu hóa nội dung trang web của bạn.

14. Organic Traffic: Lưu lượng không phải trả tiền

Đây là lưu lượng truy cập mà trang web của bạn nhận được từ các kết quả tìm kiếm không phải trả tiền, do đó nó được coi là không phải trả tiền. Đây là một trong những mục tiêu chính của SEO và Content marketing vì nó cung cấp một nền tảng mạnh mẽ để phát triển lâu dài.

27 Thuật ngữ Inbound Marketing

Một phần lớn của Digital marketing ngày nay tập trung vào Inbound marketing. Các chiến lược Inboud marketing liên quan đến các kỹ thuật đưa người tiêu dùng đến với bạn, thay vì cử một nhóm bán hàng đi tìm họ.

Có vô số thuật ngữ và định nghĩa phải biết liên quan đến lĩnh vực đang mở rộng và phát triển nhanh chóng này. Bạn không chắc chắn tiếp thị là gì? Không biết bạn sẽ tìm thấy BOFU của mình ở đâu?

Hãy tiếp tục đọc để hiểu rõ hơn về từ thông dụng Inbound marketing.

15. Automation: Tự động hóa

Tự động hóa tiếp thị là phần mềm, chẳng hạn như Hubspot, được các bộ phận tiếp thị và doanh nghiệp sử dụng để tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại. Tự động hóa được sử dụng cùng với việc nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Tùy thuộc vào hành vi của người dùng mà họ tự động được gửi thông tin khác nhau dựa trên những gì họ quan tâm.

16. Backlink: Liên kết từ trang web khác

Đây là một liên kết hướng người dùng từ một trang web khác đến trang của bạn. Thu thập các liên kết ngược chất lượng là một trong những khía cạnh của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), vì chúng là một trong những yếu tố quyết định mức độ liên quan, mức độ phổ biến và / hoặc tầm quan trọng của một trang.

17. Blogging: Viết blog

Viết blog là viết hoặc chia sẻ nội dung trên một trang web một cách thường xuyên. Một cá nhân hoặc một doanh nghiệp có thể sở hữu một blog.

Viết blog bao gồm các từ, video, hình ảnh hoặc sự kết hợp của bất kỳ hoặc tất cả các hình thức truyền thông này.

Viết blog kinh doanh được thực hiện với mục đích thu hút khách hàng tiềm năng và cung cấp cho khách hàng hiện tại hoặc khách hàng nội dung có giá trị để giữ họ làm khách hàng.

18. BOFU

BOFU là viết tắt của đáy phễu và là giai đoạn cuối cùng trong hành trình của người mua, giai đoạn quyết định. Khi khách hàng tiềm năng đến giai đoạn quyết định, họ đã sẵn sàng cho nhóm bán hàng của bạn.

Ưu đãi bán hàng như bản demo hoặc phiên chiến lược là một ưu đãi tuyệt vời cho khách hàng tiềm năng tại thời điểm này.

19. Bounce Rate: Tỷ lệ thoát

Tỷ lệ thoát là khi khách truy cập đến trang web của bạn và nhấp ngay vào nút quay lại hoặc rời khỏi trang web của bạn. Họ đang “thoát” khỏi trang web của bạn.

20. Buyer’s Journey: Hành trình của người mua

Hành trình của người mua là quá trình mà khách hàng tiềm năng trải qua để đi từ nhận thức đến quyết định. Một khách hàng tiềm năng mới phải trải qua ba giai đoạn — Nhận thức, Cân nhắc và Quyết định — để sẵn sàng được bán.

21. Call To Action: Kêu gọi hành động (CTA)

Lời gọi hành động là một hướng dẫn để khách truy cập trang web thực hiện hành động đối với một thông báo. Hành động có thể là nhấp vào một liên kết, điền vào biểu mẫu, đăng ký bản tin điện tử hoặc gọi điện thoại. Lời kêu gọi hành động có thể chỉ được trình bày dưới dạng văn bản hoặc hình ảnh bắt mắt.

22. Content: Nội dung

Content là bất kỳ dạng tài liệu nào được xuất bản trên internet. Các nhà Inbound marketing thường khuyên bạn nên xuất bản nội dung chất lượng (hấp dẫn, nhiều thông tin, có liên quan) để giúp xây dựng nhận thức về thương hiệu, thiết lập kiến thức chuyên môn và quyền hạn, đồng thời hướng lưu lượng truy cập đến trang web của bạn.

23. Content Offer (hoặc Lead Magnet)

Content Offer là những gì bạn cung cấp để đổi lấy thông tin từ khách truy cập trang web của bạn để biến họ thành khách hàng tiềm năng. Content Offer có thể là ebook, hướng dẫn, sách trắng hoặc hội thảo trên web được cung cấp cho khách truy cập sau khi họ cung cấp cho bạn một số chi tiết, chẳng hạn như tên, email và tên doanh nghiệp.

24. Context: Bối cảnh

Bạn không chỉ phải cung cấp nội dung xuất sắc cho khán giả của mình mà còn cần nội dung đó phù hợp với ngữ cảnh. Bằng cách biết đối tượng mục tiêu của bạn, hành vi, sở thích và mục tiêu của họ, bạn có thể cung cấp nội dung đáp ứng nhu cầu của họ.

25. HubSpot

HubSpot là một nền tảng phần mềm inbound marketing giúp các công ty thu hút khách truy cập, chuyển đổi khách hàng tiềm năng và khách hàng thân thiết.

26. Keyword: Từ khóa

Từ khóa là một từ hoặc một số từ mà mọi người sử dụng khi tìm kiếm một chủ đề cụ thể trực tuyến. Từ khóa cũng là những từ được nhắm mục tiêu khi viết content trực tuyến. Các bài đăng trên blog và các trang trên một trang web có trọng tâm từ khóa nên nó được tối ưu hóa SEO.

27. Landing Page: Trang đích

Bất kỳ trang nào nhận được lưu lượng truy cập từ bất kỳ nơi nào khác ngoài các trang tương tự trên trang web của bạn – do đó, tên sẽ đích.

Trang đích thường bao gồm bản sao, hình ảnh và biểu mẫu. Trang đích được sử dụng để thuyết phục khách truy cập trang web đăng ký nhận ưu đãi nội dung hoặc mua sản phẩm.

Trang đích có thể dài hoặc ngắn và nội dung phụ thuộc vào hành động bạn muốn khách truy cập thực hiện.

28. Lead Generation: Tạo khách hàng tiềm năng

Tạo khách hàng tiềm năng là quá trình giành được khách hàng tiềm năng mới. Tạo khách hàng tiềm năng trực tuyến được thực hiện bằng cách cung cấp nội dung có giá trị cho khách truy cập trang web để đổi lấy thông tin liên hệ của họ.

29. Lead Nurturing: Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng

Khi khách truy cập trở thành khách hàng tiềm năng trên trang web của bạn, rất có thể họ chưa sẵn sàng mua hàng.

Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng là cung cấp cho những khách hàng tiềm năng ban đầu thông tin có giá trị về ngành hoặc sản phẩm của bạn cho đến khi họ sẵn sàng mua hàng.

Bằng cách quan tâm đến khách hàng tiềm năng, bạn phát triển mối quan hệ và thể hiện rằng bạn quan tâm.

30. Link Building: Xây dựng Liên kết

Xây dựng liên kết là hành động tăng số lượng các trang web bên ngoài liên kết lại với của bạn (backlink). Quá trình này thường liên quan đến việc tạo nội dung chất lượng cao (thú vị, hấp dẫn) mà người khác muốn chia sẻ.

31. Marketing Qualified Lead: Khách hàng tiềm năng đủ điều kiện tiếp thị (MQL)

Khách hàng tiềm năng đủ điều kiện tiếp thị thường là những khách hàng tiềm năng thể hiện sự quan tâm đến công ty của bạn bằng cách tương tác với nội dung của bạn và sau đó cung cấp các chi tiết nhận dạng cho phép bạn chuyển đổi họ thành một khách hàng tiềm năng đã biết.

32. MOFU

MOFU là viết tắt của giữa phễu và là giai đoạn cân nhắc trong hành trình của người mua. Khách hàng tiềm năng ở giữa kênh đã chuyển từ nhận thức sang cân nhắc và sẵn sàng nhận thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Một ưu đãi có thương hiệu được đưa ra để cung cấp cho khách hàng tiềm năng nhiều thông tin hơn và giải quyết bất kỳ phản hồi nào.

33. Page Performance: Hiệu suất trang

Hiệu suất trang tính đến SEO onpage, lưu lượng truy cập trang web, tỷ lệ chuyển đổi CTA và địa chỉ liên hệ có được.

34. Page Rank

Page Rank của bạn là mức độ đáng tin cậy mà trang web cụ thể của bạn được xác định bởi thuật toán của Google. Các trang web được xếp hạng theo thang điểm từ 0 đến 10, với 0 có nghĩa là bạn không xếp hạng trong công cụ tìm kiếm của họ (không tốt) và 10 được xếp hạng cho ít hơn 150 trang web (hầu hết trong số đó là Google-, Apple- hoặc Adobe- sở hữu).

35. Persona (hoặc Người mua lý tưởng)

Trong tiếp thị, một nhân vật là đại diện hoàn hảo cho người mà bạn muốn mua sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Một người mua hoặc người mua lý tưởng là một bản phân tích hoàn chỉnh về hành vi, điểm đau, mục tiêu, mong muốn, ước mơ, nhân khẩu học và nghề nghiệp chuyên nghiệp. Để tìm hiểu thêm về tính cách, hãy đọc: Xác định người mua lý tưởng của bạn .

36. Sales Qualified Lead: Khách hàng tiềm năng đủ điều kiện bán hàng (SQL)

Một khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn bán hàng là một khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn tiếp thị được nhóm bán hàng chấp nhận và đảm bảo cho một thành viên trong nhóm bán hàng tiếp cận. SQL đã sẵn sàng để bán và có nhiều khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.

37. SEO (hoặc Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm)

Công cụ tìm kiếm tối ưu hóa trang web có nghĩa là điều chỉnh các yếu tố SEO onpage và offpage để cải thiện thứ hạng của trang trong kết quả tìm kiếm.

38. Smarketing

Smarketing là việc sắp xếp các nhóm bán hàng và tiếp thị của bạn để làm việc hướng tới một mục tiêu chung là tăng doanh thu kinh doanh.

39. Thank-you Page: Trang cảm ơn

Trang cảm ơn là cách bạn cung cấp Content Offer sau khi ai đó điền vào biểu mẫu trên trang đích. Bạn đang cảm ơn khách truy cập đã điền vào biểu mẫu và cung cấp cho họ nội dung bạn đã hứa.

40. TOFU

TOFU là viết tắt của đầu phễu và là nơi bắt đầu hành trình của người mua. Thông tin mà trang web của bạn cung cấp cho khách hàng tiềm năng mới là câu trả lời cho các câu hỏi về dịch vụ hoặc sản phẩm, định vị thương hiệu và các câu hỏi bán hàng phổ biến.

41. Workflow: Quy trình làm việc (hoặc Chiến dịch nhỏ giọt)

Workflow là một chuỗi các sự kiện diễn ra một cách chậm rãi hoặc nhanh chóng dẫn đến quá trình nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng của một công ty.

Workflow có thể là một tập hợp các email tự động được gửi đến các khách hàng tiềm năng thực hiện các hành động khác nhau, chẳng hạn như xem trang định giá hoặc lên lịch tư vấn miễn phí.

15 Thuật ngữ Social Media Marketing quan trọng

Social Media là một trong những cách tốt nhất để tiếp thị doanh nghiệp của bạn, nhưng bạn có biết tất cả những từ viết tắt này là viết tắt của : CPI, CPM, CPC, PCP?
Tất cả các từ viết tắt có thể hơi khó hiểu, nhưng đừng lo lắng, tôi sẽ chia nhỏ các thuật ngữ này và các thuật ngữ Social media marketing có liên quan cho bạn.

42. Affinities: Sở thích

Affinities là sở thích được đo lường của khán giả. Với sự trợ giúp của các công cụ giám sát trên mạng xã hội, chúng mang lại cho các nhà tiếp thị cái nhìn sâu sắc về suy nghĩ, cảm xúc và sở thích của khách hàng.

43. Clickbait

Clickbait là loại nội dung thu hút mọi người bằng dòng tiêu đề đầy hứa hẹn cung cấp rất ít thông tin thực tế, khiến họ nhấp qua nội dung hoặc trang web của họ. Clickbait ngày càng được chú ý nhiều hơn trong thế giới Digital marketing và các trang web như Facebook đang thực hiện các thay đổi đối với thuật toán của họ để ngăn chặn loại đăng tải này.

44. Conversion Rate: Tỷ lệ chuyển đổi

Phần trăm số người đã hoàn thành hành động mong muốn (nhấp qua trang web, điền vào biểu mẫu, v.v.) chia cho tổng số người mà hành động được tiếp thị.

45. Cost-Per-Click (CPC hoặc Pay-Per-Click hoặc PPC)

Cost-Per-Click: Giá mỗi nhấp chuột là số tiền nhà quảng cáo trả mỗi khi ai đó nhấp vào quảng cáo xã hội của họ. Không quan trọng có bao nhiêu người nhìn thấy nó, nhà quảng cáo sẽ chỉ bị tính phí cho những lần nhấp qua thực tế.

46. Cost Per Impresison: Giá mỗi lần hiển thị (CPI hoặc Giá mỗi nghìn hoặc CPM)

Giá mỗi lần hiển thị là số tiền nhà quảng cáo trả cho 1.000 lần hiển thị trên quảng cáo xã hội của họ.

47. Crowdsourcing

Crowdsourcing là quá trình nhận công việc, tài trợ hoặc ý tưởng từ một nhóm người trực tuyến. Một ví dụ tuyệt vời về nguồn cung ứng cộng đồng là Wikipedia.

Trong digital media, nguồn cung ứng cộng đồng(Crowdsourcing) là một cách tuyệt vời để bắt nhịp những người theo dõi bạn.

Ví dụ: bạn có thể thăm dò ý kiến của họ trên Facebook và / hoặc Twitter để tìm hiểu loại nội dung họ muốn, cung cấp ý tưởng cho trang web của bạn.

48. Engagement Rate: Tỷ lệ tương tác

Đây là một trong những thuật ngữ Digital marketing liên quan đến truyền thông xã hội quan trọng nhất trong danh sách này.

Sự tương tác là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy mọi người quan tâm đến nội dung của bạn. Tương tác của bạn có thể dễ hiểu hơn là số lượt thích, nhận xét và chia sẻ (tương tác) mà nó nhận được so với số người đã xem (số lần hiển thị).

49. Impressions: Số lần hiển thị

Số lần hiển thị là số lần nội dung của bạn được hiển thị. Ví dụ: trong Facebook, số lần hiển thị là số lần ai đó nhìn thấy cập nhật xã hội của bạn trong nguồn cấp tin tức của họ.

Số lần hiển thị là số liệu quan trọng để đo lường mức độ thành công của chiến dịch trong các chiến dịch Digital marketing.

50. Influencer: Người ảnh hưởng

Thuật ngữ Digital marketing “người có ảnh hưởng” nghe như thế nào, một người có sức ảnh hưởng đến khán giả trên mạng xã hội của họ. Đây là những người bạn muốn chia sẻ nội dung và tương tác với thương hiệu của bạn.
51. Real-time Digital marketing
Social media cho phép các thương hiệu tiếp thị trong thời gian thực để phản ứng với những tin tức nóng hổi hoặc một sự kiện thế giới. Khả năng xuất bản nội dung khi các sự kiện này diễn ra (thời gian thực) mang đến cho các nhà tiếp thị cơ hội chưa từng thấy trong thế giới tiếp thị.

52. Remarketing: Tiếp thị lại

Tiếp thị lại là một chiến lược tiếp thị nhắm mục tiêu đến những người đã truy cập trang web của bạn. Bạn có thể tiếp cận và kết nối lại với những khách truy cập trước đó thông qua quảng cáo trên Facebook, khi họ duyệt web hoặc trên nền tảng di động.

53. Social Listening: Lắng nghe xã hội

Lắng nghe xã hội là một thuật ngữ Digital marketing giám sát thương hiệu giúp các doanh nghiệp hiểu những gì đang được nói về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ để đáp ứng các vấn đề của khách hàng.

Nhân viên bán hàng cũng có thể sử dụng phương pháp lắng nghe xã hội để xác định nhu cầu của khách hàng tiềm năng của họ và cung cấp trợ giúp để thiết lập mình như một nguồn lực đáng tin cậy (xem Bán hàng trên mạng xã hội).

54. Social Selling: Bán hàng trên mạng xã hội

Bán hàng trên mạng xã hội đề cập đến khả năng của một thương hiệu trong việc thu hút khách hàng tiềm năng trên phương tiện truyền thông xã hội bằng cách trả lời các câu hỏi, cung cấp nội dung thông tin và giải quyết các vấn đề khác, đồng thời giúp đưa họ đi theo kênh bán hàng.

Bán hàng trên mạng xã hội thường được thực hiện trên cơ sở một đối một, giữa nhân viên bán hàng với khách hàng tiềm năng.

55. Targeting: Nhắm mục tiêu

Nhắm mục tiêu là xác định đối tượng bạn đang tiếp thị, thường thông qua các nền tảng truyền thông xã hội được tích hợp sẵn các công cụ nhắm mục tiêu.

Cả Facebook và LinkedIn đều cung cấp các công cụ nhắm mục tiêu chi tiết cao cho phép bạn lọc thông qua người dùng của họ để tìm chính xác kiểu người bạn muốn cho mục đích tiếp thị. (Bạn có thể chọn hiển thị quảng cáo trên Facebook của mình cho những phụ nữ đã ly hôn trên 50 tuổi thích nhảy dù và phim hành động, nếu đó là người mua lý tưởng của bạn!)

56. Viral: Lan truyền

Trở nên lan truyền đề cập đến một phần Content được chia sẻ nhiều lần vì giá trị thông tin hoặc giải trí được nhận thức của nó. Nếu nội dung của bạn (hình ảnh, video, bài viết, v.v.) lan truyền, content đó sẽ được nhiều người xem hơn và có tác động lớn hơn đến nhận thức về thương hiệu, chuyển đổi, v.v.

Sắp xong! Bây giờ là phần cuối cùng của chúng tôi về các thuật ngữ Digital marketing…

19 thuật ngữ Email marketing

Tiếp thị qua email là một chiến lược Digital marketing đã được thử nghiệm và thực hiện mà nhiều thương hiệu sử dụng, vì vậy điều quan trọng là bạn phải hiểu biệt ngữ.

Với tất cả các tỷ lệ khác nhau và việc chọn tham gia và không tham gia, tiếp thị qua email có phần hợp lý về các thuật ngữ kỹ thuật.

57. Blacklist: Danh sách đen

Danh sách đen cũng đáng sợ như nó có âm thanh. Nếu một công ty gửi nhiều email không mong muốn (thư rác), IP mà công ty đó đang gửi sẽ bị đưa vào danh sách đen. Bị đưa vào danh sách đen có nghĩa là bạn không thể gửi email hàng loạt được nữa. Một tội lỗi trong Digital marketing mà bạn muốn tránh.

58. Click Per Dilivered: Số nhấp chuột mỗi lần được phân phối (CPD)

Khi báo cáo về thành công qua email của bạn, thuật ngữ Digital marketing này rất quan trọng cần hiểu rõ. Nó chỉ đơn giản là số lần nhấp (vào liên kết của bạn) chia cho số lượng email được gửi thành công đến đích dự kiến (hộp thư đến) của họ. Kết quả là CPD hoặc tỷ lệ nhấp chuột trên mỗi lần phân phối của bạn.

59. Click Per Open: Số nhấp chuột mỗi lần mở (CPO)

Số lần nhấp (trên liên kết email của bạn) chia cho số lượng email đã mở sẽ cung cấp cho bạn CPO hoặc tỷ lệ nhấp trên mỗi lần mở.

60. Double Opt-in

Double Opt-in: Chọn tham gia kép là khi người đăng ký phải xác nhận địa chỉ email của họ sau khi nhập thông tin của họ để đăng ký vào danh sách email. Thông thường, một khi khách truy cập trang web điền vào biểu mẫu để đăng ký vào danh sách email, họ sẽ ngay lập tức nhận được email để xác nhận thông tin của họ.

61. Email Filter

Lọc email là một kỹ thuật sắp xếp email dựa trên một từ hoặc cụm từ trong phần “từ”, “chủ đề” và nội dung của email. Hầu hết các chương trình email đều sử dụng các bộ lọc để cố gắng giữ cho hộp thư đến của người dùng không có thư rác.

62. Email Whitelist: Danh sách email trắng

Cũng giống như một địa chỉ IP / email đã bị đưa vào danh sách đen sẽ không được phép qua hầu hết các bộ lọc thư rác, một địa chỉ trong danh sách trắng đã được trao tấm vé vàng. Địa chỉ email/IP trong danh sách trắng thường được chấp nhận và cho phép vào hầu hết các hộp thư đến.

63. Hard Bounce

Các nhà tiếp thị qua email sẽ nhận thức rõ ràng về thuật ngữ tiếp thị này. Hard Bounce là khi một email ngay lập tức “bị trả lại” vì email đó không tồn tại, sai chính tả hoặc bị chặn. Những lần trả lại khó là vĩnh viễn và chúng sẽ không bao giờ được chuyển đến.

64. House List (Danh sách lưu giữ)

Danh sách chọn tham gia được tự xây dựng theo thời gian. Bạn thường cung cấp một phần nội dung có giá trị đổi lấy địa chỉ email của một người (và hơn thế nữa). Sau đó, bạn có thể tiếp thị, bán kèm, bán thêm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng theo thời gian. Danh sách của bạn là một tài sản rất có giá trị!

65. Email HTML

Đôi khi các thuật ngữ Digital marketing giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của chúng, đôi khi lại không. Nếu bạn biết HTML nghĩa là gì, điều này rất hữu ích, nhưng chúng ta hãy xem xét sâu hơn.

Email HTML có các phông chữ tùy chỉnh, đồ họa, hình ảnh, liên kết, màu nền và đôi khi có thể trông giống như một trang trên trang web. Chúng là những email được thiết kế hoàn chỉnh với mã và kiểu dáng riêng.

66. List Segmenting: Phân đoạn danh sách

Nếu bạn có nhiều loại khách hàng khác nhau và khách hàng ở các giai đoạn khác nhau của chu kỳ mua hàng của họ, bạn có gửi cùng một email cho họ không? Câu trả lời là không.

Với phân khúc danh sách, các công ty phân khúc khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại của họ thành các danh sách phù hợp với chu kỳ mua hàng hiện tại của họ hoặc loại khách hàng của họ. Các danh sách khác nhau này nhận thông tin / nội dung khác nhau mà họ quan tâm nhất.

67. Open Rate: Tỉ lệ mở

Tỷ lệ mở là tỷ lệ phần trăm email được mở trong tổng số email đã được gửi. Tương tự như CTR, tỷ lệ mở tính đến tất cả các email đã được gửi và chia tổng số đó cho số lượng email đã được mở.

Ví dụ: Nếu chúng tôi gửi một email đến 1.000 người đăng ký email nhưng chỉ có 250 người mở email đó, thì tỷ lệ mở sẽ là 25%.

68. Opt-in: Chọn tham gia (hoặc Đăng ký)

Chọn tham gia là khi một người cung cấp địa chỉ email của họ cho một công ty hoặc cá nhân vì họ đang chọn nhận email từ công ty hoặc cá nhân đó.

69. Opt-out: Chọn không tham gia (hoặc Hủy đăng ký)

Một trong những thuật ngữ Digital marketing mà các nhà tiếp thị email cần chú ý, Opt-out là khi một người đã đăng ký vào danh sách email không còn muốn nhận email liên lạc từ một công ty hoặc cá nhân cụ thể, vì vậy họ xóa địa chỉ email của họ khỏi danh sách.

70. Personalization: Cá nhân hóa

Khi bạn nhận được email từ một công ty có nội dung “Xin chào Rachel”, đó là cá nhân hóa. Cá nhân hóa có nghĩa là thêm một số thông tin vào email của bạn dành riêng cho người mà bạn đang gửi nó.

Liên lạc cá nhân này có thể được thêm vào dòng chủ đề hoặc trong phần nội dung của email. Cá nhân hóa được sử dụng để khiến người đăng ký chú ý đến email của công ty với hy vọng rằng họ có nhiều khả năng mở nó và hành động hơn.

71. Plain Text Email: văn bản thuần túy

Một số thuật ngữ Digital marketing cần giải thích ít. Email văn bản thuần túy đúng như âm thanh của nó, một email không chứa bất kỳ hình ảnh, định dạng phong phú hoặc liên kết nào.

Các cá nhân hoặc công ty có thể sử dụng email văn bản thuần túy khi họ muốn gửi một email chỉ tập trung vào bản sao của email.

Trong hầu hết các phần mềm email, email văn bản thuần túy được tạo tự động bất cứ khi nào một chiến dịch email HTML được tạo. Điều này dành cho những người đăng ký đã lưu ý rằng họ chỉ muốn nhận email văn bản thuần túy.

72. Single Opt-in: Chọn tham gia một lần

Một lần chọn tham gia là khi người đăng ký không phải xác nhận địa chỉ email hoặc thông tin của họ hai lần. Khi họ nhập thông tin liên hệ của mình vào biểu mẫu, họ sẽ ngay lập tức được đăng ký vào danh sách email với tư cách là người đăng ký.

73. Soft Bounce: Trả lại mềm

Thư bị trả lại nhẹ là khi email “bị trả lại” do sự cố với máy chủ hoặc sự cố tạm thời khác. Thư trả lại mềm có cơ hội đến được với người nhận dự định nếu được thử lại và không phải là vấn đề vĩnh viễn.

74. Spam: Thư rác

Một trong những thuật ngữ ít phổ biến nhất nhưng được biết đến nhiều hơn. Không ai thích nhận thư rác. Thư rác là email mà chúng ta không đăng ký để nhận.

Đó là email không mong muốn mà một công ty gửi cho bạn vì rất có thể, họ đã mua một danh sách email và bạn tình cờ có mặt trong danh sách đó.

75. Subject Line: Dòng tiêu đề email

Subject email là dòng văn bản được hiển thị trong hộp thư đến của người đăng ký trước khi họ mở email. Dòng tiêu đề được sử dụng để cung cấp cho người đăng ký lý do để mở email của bạn.

Chúng thường ngắn, mang tính mô tả và có thể chứa mã thông báo cá nhân hóa như tên của người đăng ký hoặc một cái gì đó cụ thể đối với họ.

Thuật ngữ Digital marketing Đã xong!

Xin chúc mừng, bạn đã vượt qua danh sách rất toàn diện này về các thuật ngữ Marketing có giá trị nhất và định nghĩa của chúng. Bạn đã củng cố vốn từ vựng về tiếp thị và có cho mình kiến thức để hiểu rõ hơn về bối cảnh Digital marketing.


Nguồn: Seothetop