Shopee hiện đang là một sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam với mức cạnh tranh gay gắt. Muốn bán hàng hiệu quả, bạn cần phải ghi nhớ 12 nguyên tắc sau:
Nội dung bài viết:
1. Khách hàng đánh giá tốt là được, những thứ khác có hay không không quan trọng
2. Dù khách hàng đánh giá tốt – xấu, hãy tương tác tích cực – ôn hòa
3. Lượt đánh giá, like và follow quyết định tới mức độ hiển thị sản phẩm trên Shopee
4. Tối ưu tìm kiếm cho từng sản phẩm
5. Điểm đánh giá lớn nhưng cần tự nhiên
6. Mô tả cho sản phẩm càng chi tiết càng tốt
7. Đầu tư cho hình ảnh sản phẩm
8. Đừng chỉ nghĩ bán hàng trên Shopee
9. Đừng chạy đua về giá
10. Kiểm soát kho hàng
11. Bán các sản phẩm độc đáo
12. Chú ý tới các chương trình Shopee dành cho người bán
1. Khách hàng đánh giá tốt là được, những thứ khác có hay không không quan trọng
Khách hàng khi mua hàng trên Shopee thường có thói quen tìm kiếm và vào các shop có lượt đánh giá cao để mua hàng.Khi bạn chưa có đủ tự tin trong việc lựa chọn sản phẩm, bạn nhờ đến tư vấn của người khác và khách hàng mua cũng vậy. Họ sẽ nhờ tới các bằng chứng xã hội: các bình luận, đánh giá của khách hàng mua trước đó để đi đến quết định cuối cùng.
Đây cũng là kinh nghiệm bán hàng trên Shopee hay cả các sàn thương mại điện tử khác mà bạn cần nhớ rõ.
2. Dù khách hàng đánh giá tốt – xấu, hãy tương tác tích cực – ôn hòa
Khách hàng khen sản phẩm thì vào cảm ơn. Khách hàng chê giao hàng chậm thì vào xin lôi. Nếu khách hàng phản ánh sản phẩm không được như mong đợi thì vào xin lỗi, phản hồi và hỏi xem khách hàng có muốn đổi trả hàng miễn phí không….Thái độ của bạn chính là thước đo quan trọng nhất để khách hàng đánh giá có nên mua hàng hay không.
3. Lượt đánh giá, like và follow quyết định tới mức độ hiển thị sản phẩm trên Shopee
Sau mỗi đơn hàng thành công, khách hàng có quyền để lại một đánh giá hay nhận xét về sản phẩm – dịch vụ của bạn. Vậy nên, bạn có thể chủ động hỏi thăm khách hàng, đem tới cho họ sự hài lòng cao nhất, nhờ khách hàng này vote 5 sao cho bạn và đưa ra các nhận xét tích cực cho gian hàng của bạn.Nếu tỷ lệ đánh giá tốt cao, bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi:
Tăng khả năng hiển thị sản phẩm trên trang chủ.
Tăng khả năng hiển thị sản phẩm trong tìm kiếm.
Nhận được nhiều ưu đãi khi tham gia vào các chương trình khuyến mãi của Shopee.
4. Tối ưu tìm kiếm cho từng sản phẩm
Khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm trên Shopee, các sản phẩm được hiện ra không phải là ngẫu nhiên mà được sắp xếp theo các quy ước của Shopee. Shopee sử dụng các thuật toán để đánh giá các Shop. Shop nào được đánh giá cao sẽ được ưu tiên hiển thị.Các tiêu chí đánh giá:
Tốc độ xử lý đơn hàng.
Tỉ lệ hủy đơn hàng do người bán.
Tỉ lệ giao hàng, giao thiếu.
Tỉ lệ vi phạm chất lượng sản phẩm.
Điểm đánh giá từ khách hàng.
5. Điểm đánh giá lớn nhưng cần tự nhiên
Nghi ngờ là một trong các đặc tính của con người. Khi vào gian hàng mà chỉ có những đánh giá tích cực nhưng cụt lủn, sẽ không đem lại niềm tin cho khách hàng. Thế nên, hãy cố gắng kích thích khách hàng đánh giá, càng chi tiết càng tốt. Các đánh giá nên thể hiện được sản phẩm – dịch vụ của bạn tốt, vận chuyển nhanh…6. Mô tả cho sản phẩm càng chi tiết càng tốt
Mô tả của sản phẩm cần chi tiết; cung cấp cho khách hàng các thông tin liên quan tới lợi ích, cách sử dụng sản phẩm, chính sách bảo hành, đổi trả… Khi khách hàng đã biết sản phẩm của bạn thỏa mãn được các nhu cầu của họ, họ sẽ sẵn sàng đặt hàng và tỷ lệ đơn hoàn sẽ giảm xuống.Nên viết mô tả sản phẩm dưới dạng chuẩn SEO. Khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm của bạn trên google, bạn sẽ dễ dàng lọt top hơn đối thủ cạnh tranh.
7. Đầu tư cho hình ảnh sản phẩm
Khi bạn bán hàng trên Shopee, khách hàng sẽ không thể cầm nắm hay sờ trực tiếp để cảm nhận. Vì vậy, hình ảnh chính là yếu tố kích thích khách hàng khi muốn mua hàng. Bạn cần đầu tư nhiều hơn cho hình ảnh, chụp đầy đủ các góc, từ chi tiết tới tổng quan.
Như vậy, khách hàng sẽ dễ dàng hình dung ra được sản phẩm của bạn. đây sẽ là một điểm nhấn giúp thu hút khách hàng của bạn hơn so với đối thủ cạnh tranh.
8. Đừng chỉ nghĩ bán hàng trên Shopee
Nếu khách hàng đã muốn mua một sản phẩm, họ đâu phải chỉ có thể tìm kiếm trên Shopee. Họ có thể mua qua nhiều kênh khác: website, cửa hàng, facebook hay các sàn thương mại điện tử khác…
Thế nên, bạn có thể mở rộng kênh bán của mình.
9. Đừng chạy đua về giá
Đừng bao giờ nghĩ về việc xây dựng nền tảng cạnh tranh dựa trên giá. Giá chỉ là một trong các yếu tố ảnh hưởng, bạn nên tập trung vào việc trả lời tất cả các tin nhắn của khách hàng, đầu tư cho nội dung và sản phẩm; xây dựng thương hiệu của bạn lớn mạnh và lâu dài.
10. Kiểm soát kho hàng
Đầu tiên, cần kiểm soát hàng tồn kho của bạn, tránh tình trạng hết hàng hay bị động về đơn hàng.
Khi hết hàng, bạn sẽ phải hủy đơn hàng với khách hàng của bạn. Nếu tỷ lệ hủy đơn này cao (>10%) sẽ bị sao quả tạ của Shopee chiếu và bị hạn chế nhiều lợi ích khi bán hàng trên đây.
Đó là chưa kể xuất hiện tình trạng phá giá, thay đổi nhu cầu và nhận thức của khách hàng, nhất là hiện nay, Shopee cũng có các chính sách quản lý tình trạng này.
11. Bán các sản phẩm độc đáo
Nếu bạn bán các sản phẩm đại trà, cần xây dựng các giá trị khác biệt cho chính sản phẩm của bạn: thêm giá trị giă tăng cho nó. Thực tế vẫn là một sản phẩm cũ nhưng được bạn thay đổi tên gọi hay bề ngoài, khiến nó khác biệt hơn.
12. Chú ý tới các chương trình Shopee dành cho người bán
Shopee luôn có rất nhiều các chương trình dành cho người bán – kênh marketing. Khi tham gia các chương trình này sẽ giúp bạn thu hút được lượng tương tác, lượng follow lớn cho tài khoản Shopee của mình.
Nguồn: Plus24h